Thị trường tài chính 24h: Kỳ vọng chứng khoán không đảo chiều

Thị trường tài chính 24h: Kỳ vọng chứng khoán không đảo chiều

(ĐTCK) VN-Index leo nhẹ lên trên 765 điểm; Ngân hàng đẩy mạnh tái cơ cấu nợ cho khách hàng; “Vàng đen” biến dạng: Ai được hưởng từ giá dầu?; Vốn ngoại về mốc 30 tỷ USD, cần hướng tư duy mới; Hậu cách ly, kỳ vọng thị trường chứng khoán không đảo ngược; Chứng khoán châu Á giao dịch thận trọng; Ngành năng lượng sống trong cơn ác mộng...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô 

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay 24/4 không đổi so với ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã tăng 50.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 47,85 – 48,52 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 18,5 USD lên 1.732,6 USD/ounce. Sang đến phiên châu Á sáng nay, giá vàng nới đà tăng và vọt lên trên 1.735 USD/ounce vào cuối giờ chiều. Giá vàng tương lai giao tháng 5 trên sàn Comex New York tăng gần 9 USD lên 1.742 USD/ounce.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,17% lên 100,61 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 24/4 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.272 đồng, tăng 9 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.400 - 23.580 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,19 USD (+1,15%), lên 16,69 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,36 USD (+1,69%), lên 21,69 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index giữ được sắc xanh

Trong phiên sáng sau khi mở cửa với sắc xanh nhạt, thị trường đã nhanh chóng quay đầu trước áp lực bán dâng cao. Tuy nhiên, lực cầu cũng tỏ ra khá tích cực sau đó đã giúp thị trường không giảm quá sâu.

Bước sang phiên chiều, sau khoảng gần 1 giờ giao dịch lình xình dưới mốc tham chiếu, sự bứt phá của ông lớn VNM đã tiếp sức giúp thị trường đóng cửa trong sắc xanh.

VNM là cổ phiếu nổi bật nhất, khi tăng kịch trần sau thông chi hàng nghìn tỷ đồng để mua 17,5 triệu cổ phiếu quỹ,.

Bên cạnh đó, sự hậu thuẫn còn đến từ CTD +6,9%; HPG +2,3, MSN +2,2%, VPB +3, REE +3,73%.

Dòng tiền đầu cơ vẫn chạy mạnh vào HSG, khi tăng hết biên độ, khớp hơn hơn 21 triệu đơn vị.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 16,52 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 385,26 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 24/4: VN-Index tăng 2,75 điểm (+0,36%), lên 776,66 điểm; HNX-Index tăng 0,01 điểm (+0,01%), lên 106,97 điểm; UUpCoM-Index giảm 0,08 điểm (-0,15%), xuống 51,66 điểm.

Chứng khoán Mỹ 

Phố Wall tiếp tục mở cửa trong sắc xanh trong phiên thứ Năm (23/4) và nới rộng dần đà tăng nhờ giá dầu thô tiếp tục hồi phục mạnh, cùng với việc Hạ viện Mỹ thông qua gói cứu trợ kinh tế mới trị giá 500 tỷ USD sau ít ngày được Thượng viện thông qua.

Tuy nhiên, về cuối phiên chỉ số đã hạ nhanh động cao, sau khi thông tin từ tờ FT cho biết, một thử nghiệm của Trung Quốc cho thấy remdesivir của Gilead Science không cải thiện tình trạng của bệnh nhân hoặc làm giảm sự hiện diện của mầm bệnh trong máu khiến giới đầu tư hụt hẫng.

Gilead cho rằng, kết quả thử nghiệm của Trung Quốc là không thuyết phục vì nó kết thúc sớm.

Kết thúc phiên 23/4, chỉ số Dow Jones tăng 39,44 điểm (+0,17%), lên 23.515,26 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 1,51 điểm (-0,05%), xuống 2.797,80 điểm. Chỉ số Nasdaq Com

Chứng khoán châu Á 

Chứng khoán Nhật Bản giảm, do các nhà đầu tư vẫn lo ngại và đặt câu hỏi khi nào và nền kinh tế có thể phục hồi như thế nào sau đại dịch Covid-19.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,86% xuống 19.262,00 điểm. Trong tuần, chỉ số này giảm 3,2%. Chỉ số Topix mất 0,33% xuống 1.421,29 điểm, với 27 trên 33 chỉ số phụ đóng cửa trong sắc đỏ.

Trong phiên, nhóm cổ phiếu chất bán dẫn đã bị bán mạnh sau khi cổ phiếu của Intel giảm 6% trên phố Wall, bởi dự báo thu nhập quý II thấp hơn dự báo. Theo đó, Cyclical giảm 4,9% và Tokyo Electron mất 3,1%.

Chứng khoán Trung Quốc đã giảm, trong bối cảnh lo ngại về dịch Covid-19 kéo dài, nhưng tổn thất bị hạn chế khi Bắc Kinh cam kết hỗ trợ nhiều hơn để nâng đỡ nền kinh tế.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 1,06% xuống 2.809,53 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,86% xuống 3.796,97 điểm. Trong tuần, cả SSEC và CSI300 đều giảm 1,1%.

Sự suy giảm của chứng khoán Trung Quốc phù hợp với đà đi xuống các thị trường châu Á khác, xuất phát từ những nghi ngờ về tiến trình phát triển thuốc để điều trị COVID-19 và bằng chứng mới về thiệt hại kinh tế của Mỹ do đại dịch gây ra với số đơn xin trợ cấp thất nghiệp liên tục tăng.

Trong nỗ lực mới nhất để tăng cường tiêu thụ nội địa, Trung Quốc đã tiếp tục ra hạn các gói hỗ trợ và miễn thuế trong 2 năm cho các phương tiện sử dụng năng lượng mới (NEV), trong đó có xe chạy điện trong năm nay.

Trung Quốc đã đặt mục tiêu đưa NEV, bao gồm xe hybrid, xe chạy bằng pin nhiên liệu hydr, trở thành phương tiện giao thông phổ biến và chiếm 1/5 doanh số bán xe của nước này vào năm 2025 – tăng 5% so với định mức hiện nay.

Chứng khoán Hồng Kông giảm theo chân các thị trường châu Á khác, do những nghi ngờ về tiến trình phát triển thuốc để điều trị Covid-19.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,61% xuống 23.831,33 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 0,49% xuống 9.656,19 điểm điểm.

Báo cáo kết quả kinh doanh của của các công ty niêm yết ở Hồng Kông nhìn chung kém hơn so với dự kiến, điều này có thể làm giảm khả năng phục hồi định giá các cổ phiếu, Công ty môi giới Cinda International nhận định trong một trong báo cáo.

Chứng khoán Hàn Quốc có phiên giảm mạnh nhất trong hơn một tuần, do dữ liệu việc làm ảm đạm từ Mỹ và châu Âu làm tăng mối lo ngại về sự sụp đổ kinh tế do Covid-19 gây ra.

Mặc dù vậy, thị trường chứng khoán Hàn Quốc đã hồi phục mạnh mẽ hơn hơn bất kỳ sàn giao dịch lớn nào khác trên thế giới kể từ khi Covid-19 bùng phát, và dòng chảy trái phiếu dẫn đầu châu Á, khi các nhà đầu tư đặt cược vào việc Seoul sẽ vượt qua đại dịch Covid-19 nhanh hơn các nước khác.

Kết thúc phiên 24/4: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 167,44 điểm (-0,86%), xuống 19.262,00 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 29,97 điểm (-1,06%), xuống 2.808,53 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 145,99 điểm (-0,61%), xuống 23.831,33 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 25,72 điểm (-1,34%), xuống 1.889,01 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

Ngân hàng đẩy mạnh tái cơ cấu nợ cho khách hàng

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các ngân hàng đang tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu nợ cho khách hàng..>> Chi tiết

“Vàng đen” biến dạng: Ai được hưởng từ giá dầu?

Gần đây, dưới áp lực nhu cầu tiêu thụ suy giảm do dịch Covid-19, lần đầu tiên trong lịch sử, giá dầu thô có hiện tượng âm. Sau đó, giá dầu hồi phục, nhưng vẫn ở mức thấp kỷ lục nhiều năm..>> Chi tiết

Vốn ngoại về mốc 30 tỷ USD, cần hướng tư duy mới

Bất chấp thị trường chứng khoán phục hồi trong những ngày giao dịch gần đây, khối ngoại tiếp tục xu hướng bán ròng đã diễn ra mạnh mẽ trong quý I/2020..>> Chi tiết

Hậu cách ly, kỳ vọng thị trường chứng khoán không đảo ngược

Kể từ thời điểm Việt Nam thực hiện việc cách ly xã hội vì dịch Covid-19 đến nay, thị trường chứng khoán (TTCK) có diễn biến phục hồi, lấy lại gần một nửa điểm số đã mất..>> Chi tiết

Ngành năng lượng sống trong cơn ác mộng

Ngành công nghiệp dầu mỏ đã trải qua nhiều thăng trầm, nhưng chưa bao giờ chứng kiến giá dầu sụp đổ như những gì vừa diễn ra..>> Chi tiết

Tin bài liên quan