Thị trường tài chính 24h: Giữ tiền mặt không hẳn là phương án tốt nhất

Thị trường tài chính 24h: Giữ tiền mặt không hẳn là phương án tốt nhất

(ĐTCK) VN-Index thêm một phiên tăng khá tốt; Người gửi tiền xoay phương án do lãi suất huy động giảm; Gọi dòng tiền vào thị trường chứng khoán, giải pháp phải vì nhà đầu tư; Quý I lãi tốt, chưa hẳn đáng mừng; Cổ đông nội bộ đăng ký mua cổ phiếu rồi... để đó; Chứng khoán châu Á chững lại;  Đối phó với khủng hoảng vì Covid-19, nắm giữ tiền mặt không phải là phương án tốt nhất...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô 

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay 7/5 giảm 100.000 đồng/lượng chiều mua vào và 250.000 đồng/lượng chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã tăng nhẹ trở lại 50.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 47,80 – 48,27 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 22 USD xuống 1.684,1 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng đã hồi phục và lên 1.695 USD/ounce vào cuối giờ chiều. Giá vàng tương lai giao tháng 6 trên sàn Comex New York tăng 9,5 USD lên 1.698 USD/ounce.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,01% lên 100,11 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 7/5 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.265 đồng, tăng 11 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.310 - 23.490 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 2,28 USD (+9,5%), lên 26,27 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 2 USD (+8,45%), lên 31,72 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index tăng gần 14 điểm

Sau phiên sáng khởi sắc nhờ HPG và SAB, thị trường bước vào phiên chiều với tâm lý thận trọng hơn. Nhưng sau khoảng 1 giờ giao dịch, dòng tiền bất ngờ chảy mạnh hướng vào nhóm bluechip, qua đó, kéo VN-Index lên trên 795 điểm khi đóng cửa.

Trong các bluehcip, SAB khởi sắc nhất khi đóng cửa ở mức giá trần. HPG +6,3%, cùng nhóm ngân hàng VCB +3,1%; BID +4,3%; VPB +2,6%; MBB +2,2%; STB +2,2%, cùng VJC +2,8%; GVR +5,5%; POW +2,5%; VNM +1,9%.

Nhóm cổ phiếu thị trường một số tăng kịch trần đáng kể như PC1, DRH, VHC, VNE, C47, CMX, SVC, HTN, TNC.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 9,73 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 137,24 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 7/5: VN-Index tăng 13,95 điểm (+1,78%), lên 796,54 điểm;HNX-Index tăng 1,65 điểm (+1,55%), lên 108,31 điểm; UpCoM-Index tăng 0,02 điểm (+0,04%), lên 52,37 điểm.

Chứng khoán Mỹ 

Việc nhiều nền kinh tế mở cửa trở lại đã giúp giới đầu tư kỳ vọng vào sự phục hồi nhanh của kinh tế toàn cầu, qua đó giúp thị trường chứng khoán tăng liên tiếp 2 phiên đầu tuần và duy trì đà tăng tốt trong phần lớn thời gian của phiên thứ Tư.

Tuy nhiên, phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trump về khả năng hủy thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Trung Quốc vừa được ký hồi tháng 1, cùng với việc kinh tế châu Âu được dự đoán suy thoái mạnh và giá dầu thô điều chỉnh giảm khiến nhà đầu tư bất an, đồng loạt bán ra, đẩy các chỉ số chính của phố Wall quay đầu trong những phút cuối phiên.

Kết thúc phiên 6/5, chỉ số Dow Jones giảm 218,45 điểm (-0,91%), xuống 23.664,64 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 20,02 điểm (-0,70%), xuống 2.848,42 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 45,27 điểm (+0,51%), lên 8.854,39 điểm.

Chứng khoán châu Á 

Chứng khoán Nhật Bản phân hóa trong phiên giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ dài ngày.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,28% lên 19.674,77 điểm. Nhưng chỉ số Topix giảm 0,32% xuống 1.426,73 điểm, với ngành hàng không và vận tải đường bộ nằm trong số các nhóm giảm sâu nhất khi mất lần lượt 6,8% và 2,9%.

Cổ phiếu Japan Airlines đã giảm 6,9% và ANA Holdings mất 6,7% khi các công ty cùng ngành ở Mỹ giảm mạnh vào đầu tuần này, do chịu ảnh hưởng liên đới từ việc Warren Buffett đã bán toàn bộ số cổ phiếu của 4 hãng hàng không lớn nhất Mỹ mà tỷ phú này nắm giữ.

Tâm lý thị trường cũng bị đè nặng bởi căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung Quốc, sau khi ông Donald Trump đe dọa Bắc Kinh bằng việc áp thuế quan mới.

Cứu giúp thị trường không giảm sâu là nhóm cổ phiếu bán dẫn với Tokyo Electron Ltd, tăng 3,2% và Eclest Corp đã tăng 3,3%.

Đáng chú ý, chỉ số khởi nghiệp đã tăng 6,5% lên mức cao nhất kể từ ngày 14/2, với Biopharma AnGes Inc tăng vọt 24,7% với kỳ vọng vào việc phát triển vvắc-xin chống COVID-19.

Chứng khoán Trung Quốc giảm nhẹ, khi giới nhà đầu tư vẫn thận trọng về triển vọng thương mại toàn cầu có thể làm chậm lại phục hồi nền kinh tế.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,23% xuống 2.871,52 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,29% xuống 3.924,89 điểm.

Thông tin đáng chú ý là Tổng cục hải quan Trung Quốc công bố, xuất khẩu tháng 4 của nước này bất ngờ tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi đáng lưu ý là nhập khẩu giảm tới 14,2%. Thặng dư thương mại tháng 4 ở mức 45,3 tỷ USD.

Trước đó các chuyên gia kinh tế dự báo xuất khẩu của Trung Quốc sẽ giảm 11% trong khi nhập khẩu giảm 10%.

Chứng khoán Hồng Kông giảm, khi tâm lý giới đầu tư bị đè nặng bởi triển vọng thương mại toàn cầu, sau khi Trung Quốc báo cáo nhập khẩu giảm 2 con số vào tháng Tư và gia tăng căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,65% xuống 23.980,63 điểm Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,44% xuống 9.764,26 điểm.

Chứng khoán Hàn Quốc gần như không đổi, khi giới đầu tư dừng lại quan sát diễn biến tiếp theo của mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc, vốn đang gia tăng căng thẳng gần đây.

Kết thúc phiên 7/5: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 55,42 điểm (+0,28%), lên 19.674,77 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 6,62 điểm (-0,23%), xuống 2.871,52 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 156,85 điểm (-0,65%), xuống 23.980,63 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 0,15 điểm (-0,00%), xuống 1.928,61 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

Người gửi tiền xoay phương án do lãi suất huy động giảm

Lãi suất huy động của các ngân hàng liên tục giảm từ giữa tháng 3 đến nay..>> Chi tiết

Gọi dòng tiền vào thị trường chứng khoán, giải pháp phải vì nhà đầu tư

Bối cảnh kinh tế toàn cầu năm 2020 vốn ban đầu được kỳ vọng sẽ tiếp nối đà tăng trưởng từ chu kỳ 2009-2019, nhưng đã đảo lộn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19..>> Chi tiết

Quý I lãi tốt, chưa hẳn đáng mừng

Nhiều doanh nghiệp niêm yết báo lãi tăng bằng lần trong quý đầu năm, tuy nhiên, mức lợi nhuận tốt này khó có thể duy trì trong những quý sau..>> Chi tiết

Cổ đông nội bộ đăng ký mua cổ phiếu rồi... để đó

Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã tác động mạnh đến thị trường chứng khoán trong nước, khiến nhiều cổ phiếu cắm đầu lao dốc trong tháng 3. Trong bối cảnh đó, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đã đăng ký mua vào khối lượng cổ phiếu lớn..>> Chi tiết

Đối phó với khủng hoảng vì Covid-19, nắm giữ tiền mặt không phải là phương án tốt nhất

Hành động nắm giữ tiền mặt đã tăng mạnh ở Mỹ  với mức tăng hơn 1.000 tỷ USD trong vòng 8 tuần qua. Tuy nhiên, theo UBS Global Wealth Management, các nhà đầu tư có thể đầu tư vào thị trường nợ như đầu tư vào trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi…>> Chi tiết

Tin bài liên quan