Ảnh Internet

Ảnh Internet

Thị trường tài chính 24h: Game lớn cuối tuần

(ĐTCK) VN-Index tăng trở lại; Ngành ngân hàng năm nay sẽ có đột biến lợi nhuận; Cổ phiếu nóng một thời sắp trở lại; Chớp cơ hội với cổ phiếu cô đặc; Méo chỉ số cơ sở, phái sinh đắt hàng; Bộ trưởng Công Thương "Cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh “không phải để đạt con số gây ấn tượng"; Chứng khoán thế giới lao dốc; Grab tạo “cuộc chiến” khi trở thành ngân hàng kiểu mới... là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
VN-Index tăng

Thị trường đã tìm lại sắc xanh sau 3 phiên điều chỉnh trong phiên sáng.

Trong đó, nhiều mã lớn đã hồi phục tích cực là điểm tựa chính, đặc biệt là VJC.

Sang phiên chiều, mặc dù nhóm ngân hàng tác động thiếu tích cực lên thị trường, thì các mã vốn hóa lớn như SAB, GAS, MSN, PLX tiếp tục nới rộng đà tăng, cùng cặp đôi VJC và ROS, đã giúp VN-Index đóng cửa tại mức cao nhất trong phiên chiều.

Mặc dù trong gần hết phiên giao dịch, ROS vẫn duy trì trạng thái nhích nhẹ, nhưng bất ngờ đã diễn ra trong khoảng 30 phút cuối phiên.

Lực cầu ồ ạt gia tăng mạnh giúp ROS nhanh chóng leo lên mức giá trần và khớp 2,79 triệu đơn vị.

VJC cũng duy trì sắc tím, kết phiên tại mức giá 104.700 đồng, khối lượng khớp lệnh đạt hơn 1,5 triệu đơn vị .

Một trong những điểm đáng chú ý là BWE.

Bên cạnh giao dịch thỏa thuận đột biến với sự góp mặt của 15 triệu đơn vị, giá trị 382,5 tỷ đồng, cổ phiếu BWE cũng bất ngờ được kéo lên mức giá trần.

Nhóm cổ phiếu đầu cơ hạ nhiệt. Trong đó, FLC quay đầu giảm 2,1% và khớp lệnh gần 16 triệu đơn vị.

FIT giảm 3,89% và khớp 8,25 triệu đơn vị. Các mã khác như HQC, ITA, SCR, OGC, TSC, KBC, DLG… cũng đều giao dịch dưới mốc tham chiếu.

Bên cạnh đó, KLF kém sôi động hơn phiên sáng do vắng bóng lực cung trong khi nhà đầu tư đăng ký mua vào vẫn tấp nập.

Kết phiên, KLF tăng trần và khớp lệnh 26,54 triệu đơn vị.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng 28.840 đơn vị nhưng tổng giá trị vẫn là mua ròng 2,67 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 54.942 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 8,03 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 21.883 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 1,98 tỷ đồng/

Kết thúc phiên giao dịch 22/9: VN-Index tăng 3,2 điểm (+0,4%), lên 807,13 điểm; HNX-Index tăng 0,77 điểm (+0,72%), lên 106,52 điểm; UPCoM-Index tăng 0,06 điểm (+0,11%), lên 54,55 điểm . Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 5.271 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ

Các chỉ số chính của phố Wall đồng loạt giảm điểm do giới đầu tư phản ứng với khả năng Fed sẽ tăng lãi suất lần thứ 3 trong năm nay vào tháng 12 cắt giảm lượng trái phiếu, chứng khoán nắm giữ từ tháng 10 này với liều lượng 10 tỷ USD/tháng sau đó có thể tăng thêm.

Bà Janet Yellen, Chủ tịch Fed cho biết, lạm phát năm nay vẫn khó lường và Ngân hàng Trung ương sẵn sàng tăng lãi suất nếu cần.

Sau phát biều này, theo công cụ khảo sát, khả năng Fed tăng lãi suất lần thứ 3 trong năm nay đã tăng lên mức 70% so với mức 51% ngay sau thời điểm Fed ra thông báo.

Ngoài ra, phố Wall giảm điểm còn vì giới đầu tư lo lắng trước phát biểu mạnh mẽ của ông Trump về vấn đề Triều Tiên và Mỹ gia tăng các biện pháp trừng phạt kinh tế với Triều Tiên.

Mặt khác, sau chuỗi tăng điểm và thiết lập kỷ lục liên tiếp, định giá của S&P 500 cũng đã ở mức cao với mức P/E hiện đang là 17,6 lần, cao hơn mức trung bình 10 năm 14,3 lần.

Một nhân tố nữa khiến phố Wall giảm điểm là sự sụt giảm tiếp tục của cổ phiếu Apple (mất 1,7%) khi báo cáo doanh số bán điện thoại mới Iphone 8 chậm hơn so với các phiên bản trước, trong khi đồng hồ smarwatch mới ra mắt lại gặp vấn đề về kết nối.

Tuy nhiên, dù phố Wall giảm điểm, nhưng chỉ số VIX đo lường sự sợ hãi của phố Wall lại giảm, xuống mức 9,67 mức thấp nhất gần 2 tháng.

Như vậy, việc giảm điểm của phố Wall không phản ánh những rủi ro, mà chủ yếu là do định giá cao.

Kết thúc phiên 21/9, chỉ số Dow Jones giảm 53,36 điểm (-0,24%), xuống 22.359,23 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 7,64 điểm (-0,30%), xuống 2.500,60 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 33,35 điểm (-0,52%), xuống 6.422,69 điểm.

Trên thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản đã giảm sau khi Bắc Triều Tiên dọa sẽ thử nghiệm một quả bom Nhiệt Hạch, làm dấy lên căng thẳng với Hoa Kỳ và các đồng minh.

Tuy nhiên, thị trường đã ghi nhận tuần tăng điểm thứ hai liên tiếp, dẫn đầu bởi các cổ phiếu tài chính, sau cuộc họp chính sách của Fed.

Nikkei trượt 0,3%, Topix cũng giảm 0,3% xuống 1.664,61 điểm.

Ảnh hưởng tiêu cực trong phiên hôm nay do Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong Ho nói rằng nước này có thể xem xét thử một quả bom Nhiệt hạch ở Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, trong tuần, Nikkei tăng 1,9% đạt mức cao nhất trong 2 năm qua nhờ vào sự tăng điểm mạnh mẽ của phố Wall, đồng yên yếu và hy vọng sẽ có một cuộc bầu cử sớm của Chính phủ.

Trong tuần, cổ phiếu ngân hàng tăng 4,7%, mức tăng hàng tuần lớn nhất trong 9 tháng. Trong đó, Mitsubishi UFJ FG tăng 6,2% trong tuần.

Các nhà đầu tư cũng quay đầu mua cổ phiếu vốn hóa lớn, với chỉ số vốn hóa lớn Topix 30 tăng 2,1%.

Cổ phiếu ngành thép giảm 2,3%, sau khi Hiệp hội Sắt và Thép Nhật Bản cho biết sản lượng thép của nước này giảm 2% xuống 8,73 triệu tấn trong tháng 8 so với năm ngoái do vấn đề tại một số nhà máy.

JFE Holdings giảm 4,7%, Nippon Steel và Sumitomo Metal giảm 1,9%.

Matsuya mất 6,9% sau khi cắt giảm triển vọng lợi nhuận ròng còn 250 triệu yên so với dự báo trước đó là 400 triệu yên, trong giai đoạn từ tháng 3 dến tháng 8

Chứng khoán Trung Quốc giảm sau khi bị Standard & Poor's hạ một bậc xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Trung Quốc, xuống A+.

Chỉ số CSI300 của blue-chip vẫn giữ nguyên ở mức 3.837,73 điểm trong khi chỉ số Shanghai Composite Index giảm 0,2%.

Trong tuần, CSI300 tăng 0,2% trong khi SSEC gần như không đổi.

Sau khi đánh tụt xếp hạng tín dụng của Trung Quốc, Standard & Poor's còn cảnh báo “thời kỳ tăng trưởng tín dụng nhanh kéo dài đang làm tăng rủi ro tài chính và kinh tế của Trung Quốc".

Lo ngại về khối nợ khổng lồ tại nền kinh tế lớn nhì thế giới, đặc biệt là nợ của nhóm doanh nghiệp, không phải là điều mới mẻ.

Fan Wenjie, người đứng đầu bộ phận đầu tư ở nước ngoài của Tập đoàn Kaiyuan Thượng Hải, một tập đoàn, cho biết: "Sự tự tin của nhà đầu tư bị đánh một đòn khá đau bởi  bởi một loạt các tin xấu trong ngắn hạn.

Và kế hoạch thắt chặt tiền tệ của Fed có thể khiến một số nhà đầu tư điều chỉnh danh mục đầu tư và mua thêm tài sản bằng đồng USD."

Trong tuần, các nhà đầu tư đã bán tháo cổ phiếu vì lo ngại đồng USD mạnh lên có thể tăng giá hàng hóa, với chỉ số theo dõi các công ty vật liệu chính giảm 2%.

Các công ty bất động sản cũng bị kéo xuống với mức giảm hàng tuần 2,4% vì nhiều thành phố đã đi theo, ủng hộ Bắc Kinh trong việc tăng lãi suất thế chấp đối với người mua nhà.

Chứng khoán Hồng Kông đã có phiên giảm tồi tệ nhất trong một tháng, xóa đi phần lớn những gì đạt được trong tuần, sau Standard & Poor's (S&P) khi hạ bậc xếp hạng tín dụng của Trung Quốc và các mối đe dọa hạt nhân của Bắc Triều Tiên tăng lên.

Kế hoạch thu hẹp danh mục đầu tư của Fed cũng đã góp thêm phần nhấn chìm thị trường trong sắc đỏ.

Chỉ số Hang Seng giảm 0,8%, mức giảm mạnh nhất kể từ ngày 18/ 8. Chỉ số doanh nghiệp Trung Quốc Hồng Kông giảm 0,8% xuống còn 11.109 điểm.

Tuy nhiên, cả hai chỉ số vẫn tăng trong tuần, lần lượt 0,3% và 0,4%.

Trong phiên, ảnh hưởng đáng kể đến từ việc S&P hạ bậc xếp hạng tín dụng dài hạn của Trung Quốc từ AA- xuống A+.

Nhà đầu tư cũng quan ngại về căng thẳng gia tăng trước các khiêu khích quân sự mới của Triều Tiên.

Bộ trưởng Ngoại giao của Bắc Triều Tiên, ông Ri Yong Ho, cho biết Bắc Hàn có thể sẽ cân nhắc thử nghiệm hạt nhân trên một "quy mô chưa từng thấy" ở Thái Bình Dương, hãng tin Yonhap của Hàn Quốc đưa tin.

Kết thúc phiên 22/9: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 51,03 điểm (-0,25%), xuống 20.296,45 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 229,80 điểm (-0,82%), xuống 27.880,53 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 5,28 điểm (-0,16%), xuống 3.352,53 điểm.

Thị trường vàng, ngoại tệ

- Vàng SJC phục hồi nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.760 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 10.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,50 - 36,72 triệu đồng/lượng, tăng 30.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.450 đồng/USD, tăng 4 đồng ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.690 - 22.760 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Ngành ngân hàng năm nay sẽ có đột biến lợi nhuận

Với việc tín dụng được cải thiện, đặc biệt là nỗ lực xử lý nợ xấu sẽ giúp các ngân hàng đột biến lợi nhuận từ các khoản dự phòng rủi ro nợ xấu trước đây..>> Chi tiết

Cổ phiếu nóng một thời sắp trở lại

Một số doanh nghiệp đang công bố lộ trình trở lại sàn chứng khoán sau khi hủy niêm yết. Trong số đó, các mã MPC, MKP... là những hàng hóa được cả cổ đông đại chúng và nhà đầu tư chờ đợi..>> Chi tiết

Chớp cơ hội với cổ phiếu cô đặc

Những cổ phiếu có vẻ lặng lẽ như SC5, CDC, NTL… đều có thể bùng phát đà tăng bất cứ lúc nào khi cổ đông nội bộ ra tay..>> Chi tiết

Méo chỉ số cơ sở, phái sinh đắt hàng

Với cách chọn rổ và tính chỉ số như hiện tại, việc chỉ số chứng khoán bị “méo mó” bởi một vài mã chủ chốt là điều dễ thấy.

Tuy nhiên, sự “méo mó” này khiến nhà đầu tư dành sự quan tâm đến thị trường phái sinh, tìm cơ hội kiếm lời dựa theo những dự báo về thị trường cơ sở trong tương lai gần..>> Chi tiết

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh “không phải để đạt con số gây ấn tượng”

Mạnh tay cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh, Bộ Công Thương được Thủ tướng động viên, nhưng Tư lệnh ngành Công thương khẳng định, Bộ không cố gắng đạt được con số để gây ấn tượng..>> Chi tiết

Grab tạo “cuộc chiến” khi trở thành ngân hàng kiểu mới

Tại Đông Nam Á, “ngân hàng di động” đã phát triển theo một ý nghĩa hoàn toàn mới.

Trong tuần đầu tháng 9, Grab, một trong những công ty dịch vụ chia sẻ xe hàng đầu khu vực, đã thông báo người dùng có thể sử dụng ứng dụng này để gửi tiền cho nhau..>> Chi tiết

Tin bài liên quan