Thị trường tài chính 24h: Dự báo ngành thép 2020

Thị trường tài chính 24h: Dự báo ngành thép 2020

(ĐTCK) VN-Index tăng nhẹ; Thị trường vốn 2020: Cần cải thiện sức hấp dẫn;  Ngành thép được dự báo tăng trưởng chậm trong năm 2020; Thêm giải pháp gỡ khó cho thoái vốn nhà nước; Chứng khoán châu Á nhìn chung tích cực trước lễ ký kết thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung;  Mỹ chính thức gỡ bỏ cáo buộc thao túng tiền tệ đối với Trung Quốc...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Thị trường vàng, ngoại tệ và dầu thô

Thị trường vàng thế giới, giá vàng thế giới giao đêm qua 13/1 tại Mỹ giàm 14,7 USD xuống 1.547,4 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay 14/1 đã hồi phục nhẹ và lên gần 1.545 USD/ounce vào cuối giờ chiều.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 200.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 42,85 – 43,27 triệu đồng/lượng, tăng trở lại 150.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,07% lên 97,41 điểm vào cuối phiên châu Á.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 14/1 được công bố ở mức 23.157 đồng, giảm 5 đồng với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.115 - 23.235 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,28 USD (+0,48%), lên 58,36 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,41 USD (+0,64%), lên 64,61 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index nhích nhẹ

Rổ VN30 ngày một phân hóa, chỉ số VN-Index theo đó bị tác động và dần về quanh 967 điểm khi đóng cửa. Mặc dù vậy, thanh khoản được cải thiện đáng kể có lẽ là điểm tích cực ghi nhận.

Các bluechip tăng dẫn đầu như HPG +3,1%; VPB +2,7%; CTG +1,3% . Đặc biệt là, khi giữ sắc tím +6,6%, khớp hơn 12,77 triệu đơn vị và dư mua giá trần 24,2 triệu đơn vị.

Trái lại, giảm điểm mạnh chỉ còn BVH, khi -1,1%; STB -1%. BID gặp áp lực chốt lời, và lùi về tham chiếu tại 50.100 đồng.

Nhóm mã họ là FLC tiến bước, với FLC +4%; AMD +5,8%; GAB tăng trần. Duy nhất HAI -2% xuống 2.450 đồng.

DLG giảm sàn xuống 1.960 đồng, khớp hơn 9,9 triệu đơn vị.

 

Kết thúc phiên giao dịch 14/1: VN-Index tăng 1,16 điểm (+0,12%), lên 967 điểm; HNX-Index tăng 1,06 điểm (+1,03%), lên 103,36 điểm; UpCoM-Index tăng 0,05 điểm (+0,09%), lên 55,7 điểm.

Chứng khoán Mỹ

phố Wall đã nhanh chóng hồi phục trở lại trong phiên đầu tuần 13/1 nhờ kỳ vọng vào thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung sắp được ký kết, nhất là sau khi Mỹ bỏ Trung Quốc khỏi danh sách các nước “thao túng tiền tệ”.

Trong đó, nhóm cổ phiếu nhạy cảm với thương chiến là công nghệ khởi sắc, giúp S&P 500 và Nasdaq tăng vọt và thiết lập đỉnh lịch sử mới.

Kết thúc phiên 13/1, chỉ số Dow Jones tăng 83,28 điểm (+0,29%), lên 28.907,05 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 22,78 điểm (+0,70%), lên 3.288,13 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 95,07 điểm (+1,04%), lên 9.273,93 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản đã tăng lên mức cao nhất trong 4 tuần, với các dấu hiệu thiện chí giữa Bắc Kinh và Washington trước khi ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 Mỹ-Trung.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,73% lên 24.025,17 điểm. mức cao nhất kể từ ngày 17/12. Topix tăng 0,31% lên 1.740,53 điểm, cũng là mức cao nhất trong 4 tuần.

Thông tin tích cực đến thị trường là việc Bộ Tài chính Mỹ chính thức bãi bỏ quyết định "gắn mác" thao túng tiền tệ đối với Trung Quốc.

Bên cạnh đó, đồng yên đã giảm xuống mức thấp gần 8 tháng so với đồng USD tại 110,22 yên/USD cũng góp thêm động lực cho nhóm cổ phiếu xuất khẩu tăng giá với Sony Corp tăng 2,5%, Panasonic Corp tăng 1,7% và Tokyo Electron tăng 1,9%.

Ngoài ra, 2 ông lớn SoftBank Group Corp và Fast Retailing cũng tích cực khi lần lượt tăng 3,5% và 2,2%

Đáng chú ý, Ryohin Keikaku đã giảm 19%, sau khi nhà điều hành các cửa hàng mỹ phẩm Muji dự báo lợi nhuận ròng trong năm tài chính kết thúc vào cuối tháng 2 sẽ giảm 25,8%.

Chứng khoán Trung Quốc giảm nhẹ, khi giới đầu tư chốt lời, sau đợt tăng gần đây bởi sự lạc quan trước lễ ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa Washington và Bắc Kinh.

Đóng, cửa, Shanghai Composite giảm 028% xuống 3.106,82. Điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,34% xuống 4.189,89 điểm, mặc dù vậy, chỉ số CSI300 đã tăng 7% trong tháng 12 và đã tăng 2,3% từ đầu năm.

Chứng khoán Hồng Kông cũng theo chân Đại lục giảm nhẹ và không ngoài lý do bị chốt lời sau đợt tăng gần đây.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,24% xuống 28.885,14 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 0,36% xuống 11.355,37 điểm.

Thật dễ hiểu giới đầu tư bán chốt lời sau những đợt mạnh mẽ gần đây, Linus Yip, nhà phân tích của First Shanghai Securities cho biết, nhưng bày tỏ sự lạc quan về thị trường Hồng Kông vào năm 2020 do căng thẳng thương mại Trung-Mỹ giảm nhiệt và có dấu hiệu ổn định hơn trong nền kinh tế Trung Quốc. 

Kết thúc phiên 14/1: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 174,60 điểm (+0,73%), lên 24.025,17 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 8,75 điểm (-0,28%), xuống 3.106,82 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 69,80 điểm (-0,24%), xuống 28.885,14 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 9,62 điểm (+0,43%), lên 2.238,88 điểm

Các thông tin đáng chú ý khác

Thị trường vốn 2020: Cần cải thiện sức hấp dẫn

Nhiều tổ chức kinh tế lớn dự báo, thị trường vốn năm 2020 sẽ có những thay đổi tích cực khi dòng tiền từ khối ngoại chảy mạnh hơn vào thị trường, hoạt động cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp được đẩy mạnh..>> Chi tiết

Ngành thép được dự báo tăng trưởng chậm trong năm 2020

Theo phân tích của SSI, sản lượng tiêu thụ thép khó có thể phục hồi mạnh mẽ, với ước tính tăng trưởng sản lượng tiêu thụ của ngành tiếp tục ở mức thấp từ 5-7% trong năm 2020..>> Chi tiết

Thêm giải pháp gỡ khó cho thoái vốn nhà nước

Tiến độ thoái vốn nhà nước ở các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp đang đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán nói riêng hiện diễn ra rất chậm..>> Chi tiết

Mỹ chính thức gỡ bỏ cáo buộc thao túng tiền tệ đối với Trung Quốc

Trong một động thái hạ nhiệt căng thẳng trong cuộc chiến thương mại, chính quyền Mỹ đã chính thức bãi bỏ quyết định "gắn mác" thao túng tiền tệ đối với Trung Quốc..>> Chi tiết

Tin bài liên quan