Thị trường tài chính 24h: Dòng tiền mạnh không cho thị trường điều chỉnh

Thị trường tài chính 24h: Dòng tiền mạnh không cho thị trường điều chỉnh

(ĐTCK) VN-Index giữ sắc xanh trong phiên cuối tuần; Nghị định 67 và nỗi lo nợ xấu lớn dần; Trái phiếu doanh nghiệp bất động sản: Rủi ro đi đâu?; Thị trường hưng phấn bất ngờ - lần này sẽ khác?; Doanh nghiệp dầu khí có thể đảo ngược tình thế; Chứng khoán châu Á đồng loạt tăng; Ông Trump chỉ đạo Bộ Tài chính bảo vệ các nhà đầu tư Mỹ làm việc với Trung Quốc...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô 

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 5/6 tăng 50.000 đồng/lượng chiều mua vào và 40.000 đồng/lượng chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã giảm trở lại 20.000 đồng/lượng hiện niêm yết tại 48,48 – 48,84 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 12,1 USD lên 1.712,9 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hạ nhiệt dần và về quanh 1.705 USD/ounce vào cuối giờ chiều. Giá vàng tương lai giao tháng 6 trên sàn Comex New York giảm 16,9 USD xuống 1.702 USD/ounce.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,16% lên 96,83 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 5/6 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.245 đồng, tăng 1 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.160 - 23.340 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,82 USD (+2,19%), lên 38,23 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,15 USD (+2,88%), lên 41,14 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

Nhóm cổ phiếu nhỏ đua nhau khoe sắc tím

Trong phiên sáng, diễn biến thị trường khá phân hóa khiến VN-Index liên tục đổi sắc với ít nhất 5 nhịp đảo chiều.

Sang phiên chiều, sự hồi phục của một số bluechip cùng dòng tiền đầu cơ chảy mạnh và lan tỏa, đã giúp VN-Index đóng cửa tăng nhẹ.

Các bluechip hỗ trợ giúp thị trường như VNM +1,2%; TCB +1,2%; VPB +2,1%, HPG +1,7%...

Dóng lớn tiếp tục dâng cao với hàng loạt mã nhỏ, với cặp đôi ROS và HQC vẫn “nóng bỏng tay”. ROS khớp hơn 68 triệu đơn vị và dư mua trần hơn 16,57 triệu đơn vị; HQC khớp hơn 46,2 triệu đơn vị và dư mua trần hơn 8,2 triệu đơn vị.

Các mã khác như ITA, AMD, SCR, GTN, HSG, SJF, HCD, EVG cũng lần lượt khoác áo tím đi kèm thanh khoản cao.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 15,28 12,69 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 190,47 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 5/6: VN-Index tăng 2,32 điểm (+0,26%), lên 886,22 điểm; HNX-Index tăng 0,66 điểm (+0,56%), lên 118,08 điểm; UpCoM-Index tăng 0,11 điểm (+0,19%), lên 56,43 điểm

Chứng khoán Mỹ 

Sau 4 phiên tăng liên tiếp, các chỉ số chính của phố Wall đã chịu áp lực lớn trong phiên thứ Năm khi nhà đầu tư chốt lời trước báo cáo việc làm của Mỹ sẽ được công bố vào thứ Sáu.

Báo cáo việc làm được mong đợi vào thứ Sáu từ Bộ Lao động dự kiến sẽ cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ tăng vọt lên mức lịch sử 19,7%.

Trong khi đó, các cuộc biểu tình bạo lực dường như đã giảm bớt sau khi các công tố viên đưa ra các cáo buộc mới với các cảnh sát liên quan đến cái chết của George Floyd.

Kết thúc phiên 4/6, chỉ số Dow Jones tăng 11,93 điểm (+0,05%), lên 26.281,82 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 10,52 điểm (-0,34%), xuống 3.112,35 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 67,10 điểm (-0,69%), xuống 9.615,81 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản nới đà tăng, được thúc đẩy bởi nhóm cổ phiếu vận tải hàng không và tài chính.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,74% lên 22.863,73 điểm. Trong tuần, chỉ số này đã tăng 4,5%, mức tăng tuần thứ 3 liên tiếp.

Chỉ số Topix tăng 0,54% lên 1.612,48 điểm, và tăng 3,1% trong tuần, và cũng là tuần thứ 3 liên tiếp tăng điểm.

Hôm nay, nhóm cổ phiếu hàng không là ngành tăng tốt nhất với chỉ số phụ tăng 8,2%, sau khi nhiều nước trên thế giới đã công bố lịch trình mở cửa các cảng hàng không.

Theo đó, 2 hãng lớn là Japan Airlines đã tăng 9,7% và ANA Holdings tăng 7,1%.

Phản ánh niềm tin tiếp tục vào sự hồi sinh của nền kinh tế toàn cầu, đồng yên – đồng tiền trú ẩn đã tiếp tục giảm so với đồng USD và Euro.

Lợi tức trái phiếu dài hạn của Mỹ tăng vọt qua đêm cũng tạo điều kiện để nhóm cổ phiếu phiếu tài chính niêm yết ở Tokyo tăng với Dai-ichi Life Holdings tăng 6,8% và Mitsubishi UFJ (MUFG) tăng 2,6%.

Chứng khoán Trung Quốc tăng trở lại, khi giới nhà đầu tư đặt cược vào việc Bắc Kinh sẽ mang  nhiều gói hỗ trợ hơn nữa để thúc đẩy nền kinh tế hồi phục.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,4% lên 2.930,80 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,48% lên 4.001,25 điểm.

Trong tuần, CSI300 đã tăng 3,5%, còn Shanghai Composite tăng 2,8%.

Thị trường tăng điểm nhưng căng thẳng quan hệ với Mỹ cũng đang khiến giới đầu tư đau đầu. Mới nhất, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã cảnh báo giới đầu tư Mỹ về các công ty gian lận của Trung Quốc, đồng thời, nói rằng quyết định gần đây của Nasdaq về việc thắt chặt quy tắc niêm yết là hình mẫu cho mọi sàn giao dịch chứng khoán trên toàn thế giới.

Chứng khoán Hồng Kông tăng và ghi nhận tuần tăng mạnh nhất trong 5 năm qua, khi tâm lý giới đầu tư được cải thiện nhờ những cam kết hỗ trợ từ khắp các ngân hàng trung ương trên toàn cầu.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,66% lên 24.770,41 điểm và tăng 7,9% trong tuần, mức tăng cao nhất kể từ năm 2015.

Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,99% lên 10.066,25 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành tài chính tăng 9% trong tuần này, còn lĩnh vực bất động sản tăng 10%, cả 2 đều ghi nhận tuần tốt nhất kể từ năm 2011. 

Thị trường Hồng Kông được hưởng lợi từ tâm lý được cải thiện trên toàn cầu, nhất là gần đây với cam kết hỗ trợ từ Ngân hàng Trung ương Châu Âu, ÔNG Steven Leung, Giám đốc điều hành của UOB Kay Hian cho biết.

Chứng khoán Hàn Quốc đã tăng phiên thứ 6 liên tiếp khi có các dấu hiệu phục hồi kinh tế toàn cầu.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 1,43% lên 2.181,87 điểm. Trong tuần, KOSPI tăng 7,5%, đánh dấu mức tăng hàng tuần thứ 3 liên tiếp và mạnh nhất trong 8 tuần gần đây.

Kết thúc phiên 5/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 167,99 điểm (+0,74%), lên 22.863,73 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 11,55 điểm (+0,40%), lên 2.930,80 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 404,11 điểm (+1,66%), lên 24.770,41 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 30,69 điểm (+1,43%), lên 2.181,87 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

Nghị định 67 và nỗi lo nợ xấu lớn dần

Một chính sách đúng đắn từng được coi là “phao cứu sinh” cho ngư dân, nhưng đang mang lại nhiều nỗi lo cho các ngân hàng..>> Chi tiết

Trái phiếu doanh nghiệp bất động sản: Rủi ro đi đâu?

Diễn biến đáng chú ý trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp từ đầu năm đến nay là khối doanh nghiệp bất động sản tăng mạnh lượng huy động vốn qua kênh phát hành trái phiếu..>> Chi tiết

Thị trường hưng phấn bất ngờ - lần này sẽ khác?

Hiện tại, dòng tiền cuốn vào thị trường thực sự làm bất ngờ nhiều người. Tiền cuốn tiền và thị trường có nhiều phiên giao dịch khỏe đến khó tin..>> Chi tiết

Doanh nghiệp dầu khí có thể đảo ngược tình thế

Sự hồi phục của giá dầu kể từ cuối tháng 4 đến nay có thể giúp các doanh nghiệp dầu khí gặp khó khăn trong quý I đảo ngược tình thế trong quý II..>> Chi tiết

Ông Trump chỉ đạo Bộ Tài chính bảo vệ các nhà đầu tư Mỹ làm việc với Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ đạo Bộ Tài chính xây dựng các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư Mỹ làm việc với các doanh nghiệp Trung Quốc trong vòng 60 ngày, cơ quan báo chí của Nhà Trắng thông báo ngày 4/6 kèm theo một bản ghi nhớ..>> Chi tiết

Tin bài liên quan