Ảnh Internet

Ảnh Internet

Thị trường tài chính 24h: Dòng tiền chảy mạnh

(ĐTCK) VN-Index tăng phiên đầu tuần; Nguồn vốn của công ty tài chính tiêu dùng từ đâu?; Dự báo thay đổi danh mục đầu tư của 2 quỹ ETF ngoại; Sẽ sớm sửa quy chế margin liên quan đến thuế; Những “ông vua” tiền mặt và bài toán tiêu tiền hiệu quả; Gian nan cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp;  Phố Wall cảnh báo xu hướng đi xuống bắt đầu; Warren Buffett không còn là “Ông hoàng M&A”?...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
VN-Index tăng

Trong phiên giao dịch sáng, sau nửa đẩu phiên giằng co nhẹ quanh tham chiếu, VN-Index đã bứt mạnh vào cuối phiên nhờ dòng tiền chảy mạnh.

Trong nửa đầu phiên giao dịch chiều, thị trường vẫn diễn ra lình xình do sự phân hóa của các mã lớn. Sau khoảng 40 phút, áp lực bán gia tăng đã đẩy VN-Index thoái lùi về gần mức tham chiếu.

Dù vậy, kịch bản của phiên sáng một lần nữa lặp lại khi lực cẩu chảy mạnh vào cuối phiên, kéo VN-Index tăng vọt theo đà thẳng đứng.

Trong nhóm cổ phiếu thị trường, FLC, FIT, HAI, TSC, AMD chịu áp lực chốt lời khá mạnh đầu phiên sáng sau phiên khởi sắc cuối tuần trước.

Tuy nhiên, vào cuối phiên, lực cầu đỡ giá chảy mạnh, giúp FLC và TSC giữ được mức tăng mạnh, trong khi HAI giảm về mức sàn.

Thông tin hỗ trợ cho FLC đến từ việc ông Trịnh Văn Quyết đăng ký mua tiếp 11 triệu cổ phiếu FLC.

ROS bất ngờ khởi sắc trong phiên chiều này, lên mức giá trần 104.800 đồng với 4,77 triệu đơn vị được khớp.

Trong khi đó, HAI và AMD lại cùng đóng cửa ở mức sàn 12.600 đồng và 12.00 đồng.

OGC cũng khởi sắc trong phiên hôm nay với 13,4 triệu đơn vị được khớp và đóng cửa ở mức giá trần 2.760 đồng.

HQC tăng 3,3%, với 16,79 triệu đơn vị được khớp. TSC, SCR, KBC, ITA, DLG cũng có sắc xanh, trong khi FIT, QCG, HNG, HAG giảm giá.

Trong các mã lớn, chỉ còn VNM, SAB, BID, DPM, PVD, NVL giảm giá, còn lại đều có sắc xanh, một số mã tăng tốt như GAS tăng 2,61%, VIC tăng 2,13%.

Chứng khoán phái sinh hôm nay có 5.889 hợp đồng được giao dịch, giá trị 439,69 tỷ đồng, tương đương với phiên trước đó.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng 1,59 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 76,34 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 423.155 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 4,54 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 188.500 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 7,17 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 28/8: VN-Index tăng 5,63 điểm (+0,73%), lên 777,26 điểm; HNX-Index tăng 1,27 điểm (+1,23%), lên 103,9 điểm; UPCoM-Index giảm 0,06 điểm (-0,11%), xuống 54,29 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 5.398 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ 

Trong ngày thứ Sáu tuần trước, giới đầu tư hướng sự tập trung vào bài phát biểu của bà Yellen, Chủ tịch Fed để xem định hướng chính sách sắp tới của Fed. Tuy nhiên, mà Yellen đã không đề cập đến chính sách tiền tệ, mà tập trung vào chủ đề ổn định tài chính và quy định của ngân hàng.

Điều này khiến một số nhà đầu tư dự đoán, Fed có thể sẽ không tăng lãi suất thêm một lần nữa trong năm nay, kéo chứng khoán hồi phục nhẹ trở lại.

Dù cũng có những phiên rung lắc, nhưng phố Wall đã có tuần tăng tốt, chấm dứt chuỗi 2 tuần giảm liên tiếp trước đó. Cụ thể, trong tuần qua, Dow Jones tăng 0,64%, chỉ số S&P 500 tăng 0,72% và chỉ số Nasdaq tăng 0,79%.

Kết thúc phiên 25/8, chỉ số Dow Jones tăng 30,27 điểm (+0,14%), lên 21.813,67 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 4,08 điểm (+0,17%), lên 2.443,05 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 5,68 điểm (-0,09%), xuống 6.265,64 điểm.

Trên thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giao dịch trầm lắng.

Hiện các nhà đầu tư đang đánh giá tác động của đồng USD yếu sau hội nghị các thống đốc ngân hàng trung ương tại Mỹ vừa qua, và các công ty bảo hiểm thiệt hại do lo ngại về hậu quả của cơn bão Harvey.

Chỉ số theo dõi các doanh nghiệp có vốn hóa lớn Topix tăng 0,2% lên 1.600,12 điểm, nhưng thanh khoản chỉ đạt 1,74 nghìn tỷ yên. Mức thấp hơn mức trung bình hàng ngày là 2 nghìn tỷ yên

Đồng USD đang chịu áp lực giảm sau khi Chủ tịch Fed không đưa ra chính sách tiền tệ, mà chỉ tập trung vào ổn định tài chính.

Trong khi đồng euro tăng lên sau khi Chủ tịch ECB Mario Draghi cũng tảng lờ đề cập đến việc mạnh lên gần đây của đồng euro.

Những phát biểu này đã khiến cổ phiếu các nhà xuất khẩu bị bán mạnh trong phiên. Trong đó, nhà sản xuất ô tô Toyota Motor Corp giảm 0,5% và Honda Motor Co giảm 0,3%.

Ngoài ra, cổ phiếu của các công ty bảo hiểm tài sản và thiệt hại của Nhật Bản đã giảm, do các nhà đầu tư lo lắng về hậu quả của cơn bão Harvey có thể khiến các công ty bảo hiểm thua lỗ do thỏa thuận tái bảo hiểm với các công ty khác.

Tokio Marine Holdings giảm 0,9% và MS&AD Insurance Group Holdings giảm 0,5%.

Chứng khoán Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong 20 tháng.

Chỉ số CSI300 blue-chip tăng 1,2% lên 3.842,71 điểm.

Các chỉ số chứng khoán chuẩn của Trung Quốc đã phải vật lộn để đạt được tiến bộ kể từ khi chính phủ đưa ra chương trình cứu trợ khổng lồ vào cuối năm 2015 sau khi giá giảm không phanh.

Tuy nhiên, giới đầu tư cho biết triển vọng tăng trưởng bền vững hiện nay có thể thu hút được nhiều nhà đầu tư trở lại.

Trong phiên, các công ty môi giới chứng khoán tăng khoảng 6% với kỳ vọng họ sẽ là người thụ hưởng nhiều nhất sự phục hồi của thị trường.

Số liệu thu được cho các công ty công nghiệp của Trung Quốc tăng 16,5% trong tháng 7 so với một năm trước đó.

Thêm vào sự lạc quan là những dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh có ý định tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước để hoạt động hiệu quả hơn, điều này có thể thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại và giảm dư thừa trong một số ngành công nghiệp, đang được đánh giá cao.

Chứng khoán Hồng Kông vấp phải ngưỡng kháng cự mạnh 28.000 điểm.

Lần đầu tiên chỉ số đạt được mức này là vào  tháng 5/2015.

Chỉ số Hang Seng tăng 0,1%, trong khi chỉ số theo dõi doanh nghiệp Trung Quốc tăng 0,5% lên 11.342,07 điểm.

Nhà khai thác than lớn nhất của Trung Quốc là Công ty TNHH Năng lượng Shenhua đã đưa ra kết quả kinh doanh tốt nhất trong 4 năm qua, trong khi Sinopec công bố lợi nhuận 6 tháng cao nhất kể từ nửa cuối năm 2014.

Cổ phiếu ngành tài chính cũng tăng điểm mạnh.

Linus Yip, chuyên gia chiến lược của First Shanghai Securities, nói rằng ngành tài chính được củng cố bởi kỳ vọng về các báo cáo lợi nhuận từ các ngân hàng lớn của Trung Quốc vào cuối tuần này.

Kết thúc phiên 28/8: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 2,71 điểm (-0,01%), xuống 19.449,90 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 15,13 điểm (+0,05%), lên 27.863,29 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 31,13 điểm (+0,93%), lên 3.362,65 điểm.

Thị trường vàng, ngoại tệ

- Vàng SJC đứng giá. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.765 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 20.000 đồng/lượng so với chiều ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,30 - 36,52 triệu đồng/lượng, không đổi so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.443 đồng/USD, giảm 3 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.695 - 22.765 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Nguồn vốn của công ty tài chính tiêu dùng từ đâu?

So với các quốc gia trên thế giới, thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam còn rất non trẻ. Chính bởi vậy, các công ty tài chính tiêu dùng (CTTC) vẫn có dư địa rất lớn để phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội..>> Chi tiết

Dự báo thay đổi danh mục đầu tư của 2 quỹ ETF ngoại

2 quỹ ETF nước ngoài lớn nhất đang hoạt động tại Việt Nam là FTSE Vietnam ETF và VanEck Vectors Vietnam ETF (V.N.M ETF) sẽ công bố danh mục đầu tư quý III/2017 vào đầu tháng 9 tới.

Các công ty chứng khoán đang có sự tương đồng trong dự báo về các mã cổ phiếu được 2 quỹ thêm/bớt kỳ này..>> Chi tiết

Sẽ sớm sửa quy chế margin liên quan đến thuế

Trao đổi với Đầu tư Chứng khoán, ông Phạm Hồng Sơn, Phó chủ tịch UBCK cho biết, hiện tại, Uỷ ban đang nghiên cứu các quy định và làm việc với Tổng cục Thuế để nắm bắt rõ hơn các trường hợp, mức độ vi phạm trong xử lý vi phạm về thuế của doanh nghiệp..>> Chi tiết

Những “ông vua” tiền mặt và bài toán tiêu tiền hiệu quả

Trong khi nhiều doanh nghiệp niêm yết đau đầu vì thiếu tiền, phải chật vật đi vay hoặc tìm cách phát hành tăng vốn, thì không ít doanh nghiệp có số dư tiền mặt lên đến hàng nghìn tỷ đồng.. >> Chi tiết

Gian nan cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp

Hàng chục loại chi phí cả chính thức và phi chính thức từ hàng loạt nghĩa vụ đóng góp, thủ tục hành chính, kiểm tra chuyên ngành và đặc biệt là chi phí cho vận tải, logistic… khiến lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng xói mòn..>> Chi tiết

Phố Wall cảnh báo xu hướng đi xuống bắt đầu

HSBC Holdings Plc, Citigroup Inc và Morgan Stanley cho rằng, có những tín hiệu cho thấy thị trường tài chính toàn cầu đang ở giai đoạn cuối của đà tăng trước khi đi xuống theo chu trình..>> Chi tiết

Warren Buffett không còn là “Ông hoàng M&A”?

Berkshire Hathaway, Tập đoàn do tỷ phú huyền thoại Warren Buffett đứng đầu, hiện có gần 100 tỷ USD tiền mặt trong bảng cân đối kế toán.

Các cổ đông đã kiên nhẫn chờ đợi công ty dùng số tiền này để sinh lợi. Song, thật không may khi hai kế hoạch thâu tóm doanh nghiệp trong 6 tháng gần đây của Berkshire lại liên tiếp đổ bể..>> Chi tiết

Tin bài liên quan