Ảnh Internet

Ảnh Internet

Thị trường tài chính 24h: Đỉnh mới

(ĐTCK) VN-Index vượt 800 điểm; OTC tạm lặng sóng, chờ “hàng nóng” lên sàn; SKG: Cổ phiếu lao dốc không chỉ vì phạt thuế; Bay 50% giá, nhà đầu tư GIL thành cổ đông... thực sự; “Săn đất vàng” qua thoái vốn nhà nước; Chứng khoán thế giới vẫn nghi ngại Triều Tiên; Trái phiếu Ấn Độ, Indonesia tạo sức hút với nhà đầu tư tổ chức...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
VN-Index tái lập mốc 800 điểm

Trong phiên sáng, dù có thời điểm VN-Index được kéo lên mốc 800 điểm nhưng do lực cầu khá yếu trong khi áp lực bán có phần gia tăng khiến độ rộng thị trường thu hẹp và chỉ số trở về ngưỡng 799,5 điểm.

Mặc dù đà tăng khá mong manh do phụ thuộc chủ yếu vào một số mã lớn như SAB, MSN, GAS, BVH, nhưng đây là lần đầu tiên thị trường tái lập mốc 800 điểm trong khoảng 10 năm qua, từ giữa tháng 2/2008.

Sang phiên chiều, dòng tiền vẫn khá thận trọng và chủ yếu đổ vào nhóm cổ phiếu bluechip, là điểm tựa chính kéo VN-Index nhanh chóng vượt qua vùng đỉnh trong 10 năm qua và đứng vững trên mốc 800 điểm đến hết phiên.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục rớt giá, trong đó BID giảm 2,4%, CTG giảm 0,8%, MBB giảm 1,9%, STB và VPB cùng giảm 0,9%.

SAB tiếp tục tăng 3,87%; MSN tăng 6,4% và giao dịch sôi động với 1,26 triệu đơn vị được khớp lệnh.

Bên cạnh đó, các mã lớn khác cũng giao dịch tích cực như GAS tăng 1,36%, HPG tăng 1,27%, ROS tăng 0,8, VIC tăng 1,3%, BVH tăng 1,1%, PLX tăng nhẹ 0,15%...

Tuy nhiên, nhiều mã thị trường trong nhóm bất động sản, xây dựng đều giảm điểm như HQC, DXG, HBC, OGC, KBC, IJC, NLG, TDH..

FLC vẫn tăng nhẹ 1,2%, với khối lượng khớp lệnh lớn nhất thị trường đạt 13,54 triệu đơn vị.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng 822.030 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 5,12 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 189.328 đơn vị nhưng bán ròng nhẹ về giá trị với 0,7 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 31.475 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 1,55 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 8/9: VN-Index tăng 4,48 điểm (+0,56%), lên 801,2 điểm; HNX-Index giảm 0,69 điểm (-0,66%), xuống 103,92 điểm: UPCoM-Index tăng 0,06 điểm (+0,11%), lên 54,4 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 3.743 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ

Sau phiên hồi phục tốt hôm thứ Tư, phố Wall giằng co trở lại trong phiên thứ Năm và đóng cửa không mấy thay đổi khi chịu tác động trái ngược từ các nhóm cổ phiếu.

Trong khi nhóm truyền thông sụt giảm mạnh do ảnh hưởng từ kết quả kinh doanh kém khả quan của Walt Disney và Comcast, thì nhóm cổ phiếu chăm sóc sức khỏe lại tăng tốt, hỗ trợ cho thị trường. Trong khi đó, đà tăng của Microsoft và Amazon giúp Nasdaq duy trì được đà tăng.

Kết thúc phiên 7/9, chỉ số Dow Jones giảm 22,86 điểm (-0,10%), xuống 21.784,78 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 0,44 điểm (-0,02%), xuống 2.465,10 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 4,55 điểm (+0,07%), lên 6.397,87 điểm.

Trên thị trường châu Á

Chỉ số Nikkei của Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 4 tháng do các nhà đầu tư đã ngừng mua vào cổ phiếu khi Bắc Triều Tiên có thể thử một quả tên lửa khác vào thứ 7 để đánh dấu ngày thành lập.

Chỉ số Nikkei giảm 0,6%, đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 28/4. Trong tuần, Nikkei mất 2,1%.

Bắc Triều Tiên cho biết sẽ áp dụng các biện pháp mạnh mẽ chống lại áp lực của Hoa Kỳ hoặc bất kỳ hình thức trừng phạt mới nào bắt nguồn từ chương trình hạt nhân, buộc tội Washington muốn chiến tranh.

"Vì chúng ta đều biết rằng Triều Tiên có thể sẽ bắn thêm một quả tên lửa vào ngày mai, nên thật khó để mua cổ phiếu vào bây giờ.

Đặc biệt đúng với những người như chúng tôi, những người quản lý quỹ cho khách hàng , một nhà quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tại một công ty bảo hiểm nhân thọ Nhật Bản cho biết.

Chứng khoán Trung Quốc gần như không đổi.

Chỉ số CSI300 của blue-chip giảm 0,1%, trong khi chỉ số Shanghai Composite Index vẫn ở mức 3.365,24 điểm.

Trong tuần, cả CSI300 và SSEC đều giảm 0,1%.

Chỉ số vẫn giữ vững trên mức 3.300 điểm trong phiên 11, một mốc kháng cự tâm lý đáng kể cho chỉ số chuẩn kể từ đầu năm 2016.

Các cổ phiếu hàng tiêu dùng mất 2,9% trong tuần, trở thành lực kéo lớn nhất trên thị trường, trong khi các mã BĐS tăng 6% khi các nhà đầu tư quay sang các ngành được hưởng lợi bởi kỳ vọng rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ vẫn tăng trưởng trong thời gian còn lại của năm.

Dữ liệu thương mại tháng 8 cho thấy xuất khẩu của Trung Quốc tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước, đúng như kỳ vọng, nhưng lại chậm hơn tháng 7, trong khi nhập khẩu tăng 13,3%, khác xa các dự báo.

Các nhà đầu tư đang nắm bắt triển vọng lạc quan và cũng sẵn sàng chịu rủi ro lớn hơn với Margin tiếp tục tăng, đạt mức 960 tỷ nhân dân tệ (148,95 tỷ USD), mức cao nhất trong năm nay.

Trong khi đó, dữ liệu cho thấy các cá nhân Trung Quốc đang mở tài khoản giao dịch chứng khoán với tốc độ nhanh, trong khi dòng tiền từ nước ngoài cũng tăng.

Chứng khoán Hồng Kông tăng, được hỗ trợ bởi kỳ vọng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ vẫn đứng vững, nhưng trong tuần chỉ số vẫn giảm do các nhà đầu tư lo ngại về Bắc Triều Tiên đã khiến giới đầu tư tỏ ra thận trọng.

Chỉ số Hang Seng tăng 0,5% Chỉ số doanh nghiệp Trung Quốc (HSCE) cũng tăng 0,5%, lên 11.149,64 điểm.

Trong tuần, Hang Seng mất 1%, còn HSCE giảm 1,2%.

Các công ty tài chính mất 1,9% trong tuần, là lực kéo lớn nhất trên thị trường.

Trong số những nhóm tăng lớn nhất, cổ phiếu vật liệu tăng lớn nhất với 3,8% trong tuần nhờ vào đồng USD yếu và dữ liệu kinh tế vững chắc của Trung Quốc.

Chỉ số theo dõi các công ty bất động sản lớn cũng tăng 1,9% trong tuần này, lên mức cao nhất kể từ đầu năm 2008.

Công ty BĐS hàng đầu Trung Quốc Vanke đã tăng 11,7% trong tuần, sau khi công ty này công bố doanh số bán hàng tăng trưởng vững chắc vào tháng 8.

Kết thúc phiên 8/9: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 121,70 điểm (-0,63%), xuống 19.274,82 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 145,55 điểm (+0,53%), lên 27.668,47 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 0,25 điểm (-0,01%), xuống 3.365,24 điểm.

Thị trường vàng, ngoại tệ

- Vàng SJC tăng. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.760 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 400.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 37,06 - 37,30 triệu đồng/lượng, tăng 20.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.432 đồng/USD, giảm 7 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.690 - 22.760 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Nâng lãi suất tiết kiệm ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước chọn mức nào?

Cân bằng giữa yêu cầu chống đô la hóa và huy động nguồn lực cho nền kinh tế là bài toán khó đối với NHNN..>> Chi tiết

OTC tạm lặng sóng, chờ “hàng nóng” lên sàn

Sau khi VPBank niêm yết, thị trường giao dịch cổ phiếu tự do (OTC) trầm lắng khi thiếu vắng những doanh nghiệp hấp dẫn chuẩn bị chào sàn..>> Chi tiết

SKG: Cổ phiếu lao dốc không chỉ vì phạt thuế

Cổ phiếu SKG của CTCP Tàu cao tốc Superdong Kiên Giang đã mất hơn 30% thị giá trong vòng 3 tháng khiến không ít nhà đầu tư ngậm ngùi tiếc nuối..>> Chi tiết

Bay 50% giá, nhà đầu tư GIL thành cổ đông... thực sự

Những nhà đầu tư mua cổ phiếu GIL của Công ty cổ phần Sản xuất Kinh doanh và Xuất nhập khẩu Bình Thạnh đầu quý II/2016 đến cuối quý III/2016 đạt mức lãi gấp đôi.

Ngược lại, nhà đầu tư mua cổ phiếu này những ngày cuối tháng 9/2016 đến nay mất một nửa tài sản..>> Chi tiết

“Săn đất vàng” qua thoái vốn nhà nước

Phần vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà (Sudico) và Tổng công ty Licogi đang được nhà đầu tư tư nhân săn đón.

Thậm chí, cả trong trường hợp doanh nghiệp lỗ lớn, đây vẫn là thương vụ khiến nhà đầu tư “lao tâm”..>> Chi tiết

Trái phiếu Ấn Độ, Indonesia tạo sức hút với nhà đầu tư tổ chức

Trái phiếu Ấn Độ, Indonesia, hiện đang giữ mức lãi suất cao nhất trong nhóm các quốc gia châu Á, đang tạo ra lực lượng “người hâm mộ” lớn, khi những nhà đầu tư tổ chức hàng đầu cho biết, họ sẽ tiếp tục mua vào các khoản nợ của 2 quốc gia này..>> Chi tiết

Tin bài liên quan