Ảnh Internet.

Ảnh Internet.

Thị trường tài chính 24h: Để 'không bị lãng quên'

(ĐTCK) VN-Index phục hồi nhẹ; Ngân hàng đẩy mạnh bán cổ phần, xóa dần sở hữu chéo; Để cổ phiếu trên sàn không bị lãng quên; Vietcombank thoái vốn tại MB: Kỳ vọng vào sức cầu nội; Thị trường 180 tỷ USD: Cơ hội nâng hạng không xa; Chứng khoán thế giới suy yếu sau khi Fed tăng lãi suất; Sẽ có sàn chứng khoán cho nhà đầu tư dài hạn?...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index tăng trở lại

Trong phiên sáng, việc FTSE Russell đưa Việt Nam vào danh sách nâng hạng thị trường mới nổi loại 2 giúp VN-Index khởi sắc ngay khi mở cửa.

Tuy nhiên, việc Fed chính thức nâng lãi suất USD đã kéo VN-Index trở lại mặt đất. Dẫu vậy, chỉ số kết phiên với mức tăng khá nhờ sự ổn định của nhóm bluechip.

Bước vào phiên chiều, VN-Index giao dịch tích cực trở lại, có thời điểm đã leo lên gần 1.018 điểm. Tại vùng giá cao, áp lực bán bắt đầu gia tăng, nhất là tại nhóm bluechip.

Dẫu vậy, đà tăng của VN-Index vẫn được duy trì khá vững khi dòng tiền được luân chuyển đều sang các nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ.

VNM và VHM là 2 mã đóng góp nhiều nhất. VNM +1,5% lên 138.500 đồng. VHM +2,1% lên 104.000 đồng. VRE cũng được "thơm lây" từ VHM khi tăng 0,6% lên 41.00 đồng.

Ngoài ra, VN-Index còn nhận được sự ủng hộ của nhiều mã lớn khác như TCB, SAB, CTD, MWG, DHG, NVL, HPG, SSI...

Tuy nhiên, VIC lại giảm 0,4% về 98.600 đồng, cùng với MSN và VCB, CTG, BID tạo sức ì khá lớn lên VN-Index.

Nhóm ngân hàng phiên này chỉ TCB và VPB là tăng điểm, còn lại đa phần là giảm.

Nhóm cổ phiếu thị trường hút mạnh dòng tiền, tiêu là các mã như ASM, IDI, FLC, OGC, SCR, GTN, HQC, AMD...

PVD tăng trần lên 20.900 đồng (+6,9%) và khớp 5,8 triệu đơn vị. Hiện PVD đang ở vùng giá cũng như thanh khoản cao nhất trong 6 tháng qua. Tương tự, TNT và HVG cũng tăng trần lên 2.410 đồng và 6.430 đồng.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng 4,27 triệu đơn vị. Tổng giá trị mua ròng tương ứng 101,37 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 14.600 đơn vị với tổng giá trị 1,03 tỷ đồng.

Trên UPCoM, khối ngoại bán ròng 231.650 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 12,39 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 27/9: VN-Index tăng 3,81 điểm (+0,38%), lên 1.013,42 điểm; HNX-Index tăng 0,5 điểm (+0,44%), lên 116,08 điểm; UPCoM-Index tăng 0,15 điểm (+0,27%), lên 54,19 điểm.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ

Trong phiên giao dịch hôm thứ Tư, các chỉ số chính của phố Wall đã đồng loạt hồi phục trở lại và di chuyển trong sắc xanh ở phần lớn thời gian giao dịch khi kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất lần này sẽ chấm dứt chu kỳ thắt chặt tiền tệ nhanh của cơ quan này.

Tuy nhiên, sau khi thông tin chính thức được đưa ra, phố Wall đã đồng loạt quay đầu mất điểm và là phiên giảm thứ 3 liên tiếp.

Cụ thể, sau cuộc họp kéo dài 2 ngày, Fed đã quyết định tăng lãi suất qua đêm thêm 25 điểm phần trằm, từ 1,75 - 2% lên 2 - 2,25%, đồng thời giữ nguyên kế hoạch thắt chặt chính sách tiền tệ như trước vì dự báo kinh tế Mỹ sẽ có ít nhất 3 năm tăng trưởng.

Điều này có nghĩa, Fed sẽ có 1 lần tăng lãi suất nữa trong năm nay vào tháng 12, thêm 3 lần trong năm tới và năm 2020.

Điều đó sẽ đưa lãi suất cho vay qua đêm ở mức 3,4%, cao hơn một nửa điểm phần trăm so với lãi suất trung lập ước tính của Fed - mức lãi suất không kích thích hay hạn chế nền kinh tế.

Với dự báo kinh tế mới đưa ra của Fed khiến giới đầu tư dự đoán, Fed sẽ giữ lập trường chính sách thắt chặt tiền tệ tới năm 2021.

Kết thúc phiên 26/9, chỉ số Dow Jones giảm 106,93 điểm (-0,40%), xuống 26.385,28 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 9,59 điểm (-0,33%), xuống 2.905,97 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 17,10 điểm (-0,21%), xuống 7.990,37 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản bị chốt lời sau khi đã tăng 8 phiên liên tiếp, nhưng một số nhà sản xuất ô tô bừng sáng, sau khi Mỹ cho biết sẽ không áp dụng thêm thuế đối với các sản phẩm ô tô của Nhật Bản.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm 1% xuống còn 23.796,74 điểm. Chỉ số Nikkei 255 đã tăng khoảng 5% trong 8 phiên vừa qua. Topix giảm 1,2% xuống 1.800,11 điểm.

Chihiro Ohta, Tổng giám đốc nghiên cứu đầu tư của SMBC Nikko Securities cho biết: “Có dấu hiệu tăng quá nóng nên rất tự nhiên khi thấy thị trường điều chỉnh”.

Nhóm cổ phiếu máy móc bị suy yếu, với Fanuc Corp giảm 3,7% và Tokyo Electron giảm 3,5%

Nitori Holdings giảm 5,6% mặc dù lợi nhuận hoạt động trong 6 tháng đầu năm tài chính (đầu tháng 3 đến cuối tháng 8) tăng 16,1% trong năm lên 55,8 tỷ yên, thậm chí còn vượt cả dự báo đề ra là 52,9 tỷ yên.

Ngành ô tô tăng trưởng tốt hơn, khi thêm 1,2% với Subaru Corp tăng 2,6% và Mazda Motor Co tăng 0,5%.

Jeremy Osborne, Giám đốc đầu tư, Fidelity International tại Nhật Bản cho biết: “Có thể có một đợt tăng ngắn hạn trong các cổ phiếu của các nhà sản xuất robot tự động , đặc biệt là những cổ phiếu như Subaru phụ thuộc nhiều vào thị trường Mỹ”.

Chứng khoán Trung Quốc giảm sau khi dữ liệu cho thấy tăng trưởng công nghiệp ở đại lục tiếp tục chậm lại trong tháng 8.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,5% xuống 2.791,77 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,4% xuống 3.403,59 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành tài chính giảm 0,43%, ngành tiêu dùng giảm 0,06%, bất động sản mất 0,66% và y tế tăng 0,69%.

Ngân hàng trung ương của Trung Quốc quyết định không thay đổi lãi suất ngắn hạn, bất chấp việc Fed quyết định tăng lãi suất đồng USD, điều này có nguy cơ gây áp lực mới lên đồng nhân dân tệ.

Tăng trưởng lợi nhuận tại các công ty công nghiệp của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong 5 tháng vào tháng 8 vừa qua, khiến các lo ngại gia tăng về sức cầu trong nước đang chậm lại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Nhóm cổ phiếu tăng tốt nhất phiên hôm nay là Xinjiang Bai Hua Cun Co Ltd, tăng 10,03%; Shanghai Hongda Mining Co Ltd, tăng 10,03% và Shandong Swan Cotton Industrial Machinery Co Ltd, tăng 10,03%.

Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất là BAIC BluePark New Energy Technology Co Ltd giảm 36,88%, HNA Technology Co Ltd giảm 10,08% và A-Zenith Home Furnishings Co Ltd giảm 10,02%.

Chứng khoán Hồng Kông yếu đi, sau khi các ngân hàng thương mại tăng lãi suất lần đầu tiên trong 12 năm.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,4% xuống 27.715,67 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,4% xuống 10.938,97 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm 0,1%, ngành CNTT giảm 1,24%, tài chính giảm 0,02% và bất động sản giảm 0,8%.

Các ngân hàng thương mại Hồng Kông đã tăng lãi suất cho vay chuẩn lần đầu tiên sau 12 năm, qua đó đe dọa tăng chi phí trả nợ thế chấp nhà ở tại một trong những thị trường bất động sản đắt đỏ nhất thế giới.

Investment bank China Renaissance plunged giảm gần 20% trên thị trường chứng khoán Hồng Kông trong phiên giao dịch đầu tiên, qua đó, góp mặt trong danh sách mới nhất các cổ phiếu Trung Quốc niêm yết tại Hồng Kông giao dịch dưới mức giá IPO.

Cổ phiếu tăng giá cao nhất phiên hôm nay là Hang Seng Bank Ltd, tăng 2,11%, trong khi thua lỗ lớn nhất là Galaxy Entertainment Group Ltd, giảm 4,46%.

Nhóm cổ phiếu H tăng tốt nhất gồm China Railway Group Ltd, tăng 2,95%, Xi măng An Huy Conch, tăng 2,03% và CITIC Ltd, tăng 1,61%.

Nhóm cổ phiếu H giảm sâu nhất có GF Securities Co Ltd, giảm 3,98%, China Huarong Asset Management Co Ltd, giảm 3,9% và China Resources Land Ltd, giảm 3,9%.

Kết thúc phiên 27/9: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 237,05 điểm (-0,99%), xuống 23.796,74 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 15,04  điểm (-0,54%), xuống 2.791,78 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 101,20 điểm (-0,36%), xuống 27.715,67 điểm

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC giảm 50.000 đồng/lượng. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.385 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 10.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,35 - 36,52 triệu đồng/lượng, giảm 50.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.715 đồng/USD, giảm 2 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.305 - 23.385 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Ngân hàng đẩy mạnh bán cổ phần, xóa dần sở hữu chéo

Tranh thủ thị trường chứng khoán khởi sắc, nhiều ngân hàng đang đẩy mạnh bán cổ phần nắm giữ tại các ngân hàng khác. Theo giới chuyên gia, động thái này giúp các ngân hàng "bắn 1 mũi tên, trúng 2 đích": Vừa thu về lợi nhuận lớn nhờ cổ phiếu ngân hàng tăng giá, vừa xóa dần sở hữu chéo...>> Chi tiết

Vietcombank thoái vốn tại MB: Kỳ vọng vào sức cầu nội

Theo kế hoạch, trong tháng 10 tới, Vietcombank sẽ tiến hành bán đấu giá 53,4 triệu cổ phiếu MBB với giá bán khởi điểm là 19.641 đồng/cổ phiếu..>> Chi tiết

Để cổ phiếu trên sàn không bị lãng quên

Với cả nghìn mã cổ phiếu đang có mặt trên bảng điện, việc nhớ tên hết các mã chứng khoán, tên công ty cùng ngành nghề kinh doanh và đặc thù tài chính là điều không dễ dàng..>> Chi tiết

Thị trường 180 tỷ USD: Cơ hội nâng hạng không xa

Thị trường chứng khoán trong nước có quy mô ngày càng tăng trưởng, chất lượng hàng hóa được củng cố, mặt bằng định giá tương đối hấp dẫn. Cùng với những giải pháp căn bản hướng tới sự phát triển ổn định và bền vững của thị trường, mục tiêu được nâng hạng lên nhóm thị trường mới nổi sẽ không còn xa..>> Chi tiết

Dệt may Việt Nam đứng trước cơ hội lớn

Sản phẩm vải sợi có xuất xứ từ Trung Quốc vào Mỹ sẽ bị áp thuế tới 25% từ đầu năm 2019, hàng may mặc cũng đang bị đề xuất tăng thuế vào thị trường này..>> Chi tiết

Sẽ có sàn chứng khoán cho nhà đầu tư dài hạn?

Eric Ries, doanh nhân người San Francisco, tác giả cuốn sách “The Lean Startup”, một tên tuổi được nhiều người biết tới tại thung lũng Silicon cho biết, ông cùng đội ngũ của mình đang thiết lập Sàn Giao dịch chứng khoán dài hạn (LTSE) và đang chờ đợi sự chấp thuận từ Uỷ ban Chứng khoán và giao dịch tương lai (Mỹ)..>> Chi tiết

Tin bài liên quan