Ảnh Internet

Ảnh Internet

Thị trường tài chính 24h: Cuộc đua của cổ phiếu nóng

(ĐTCK) VN-Index giảm nhẹ; Khẩu vị” mới của nhà đầu tư Singapore; Tự tin gọi vốn, doanh nghiệp UPCoM “lột xác” về quy mô; Rủi ro thị trường có thể xuất hiện vào quý IV; Vướng mắc xác định giá trị tài sản khi cổ phần hóa doanh nghiệp Bộ Xây dựng; Chưa đến tháng ngâu thị trường ô tô đã ảm đạm;  Ảnh thực tế Smartphone Bphone 2017; Chứng khoán Mỹ tiếp tục thăng hoa; Thư gửi cổ đông từ Bill Gates :“Siêu năng lực” sử dụng ngôn từ... là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
VN-Index giảm nhẹ

Trong suốt phiên sáng nay, hầu hết thời gian VN-Index đều giao dịch trong sắc xanh, nhưng áp lực bán đã xuất hiện và tập trung vào nhóm cổ phiếu bluechip khiến thị trường có những nhịp rung lắc và chỉ số này bị đẩy lùi về sát mốc tham chiếu khi chốt phiên.

Sang phiên chiều, áp lực bán tiếp tục gia tăng mạnh khiến VN-Index thủng mốc 790 điểm sau khoảng 30 phút giao dịch. Tuy nhiên, dường như đây là ngưỡng hỗ trợ khá tốt, ngay lập tức lực cầu nhập cuộc tích cực, giúp thị trường thu hẹp đà giảm điểm và nhanh chóng lấy lại mốc 790 điểm.

Trong nhóm VN30 có tới 19 mã giảm/10 mã tăng, trong đó có SBT giảm sàn, VN30-Index giảm 4,66 điểm (-0,61%) xuống 758,42 điểm.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng phân hóa nhẹ, trong khi BID tăng nhẹ 0,44%, VCB tăng 0,92%, còn lại CTG, MBB, STB giảm từ 1,5-2,79%. Trên sàn HNX, ACB lấy lại mốc tham chiếu, trong khi SHB quay đầu giảm 1,2%.

SAB đã ổn định hơn trong phiên chiều với biên độ tăng 1,6%, nhưng cũng giống những phiên trước, giao dịch của cổ phiếu này vẫn khá hạn chế.

Ngoài ra, các mã lớn khác như GAS, PLX, VIC, HPG, ROS… vẫn duy trì đà tăng nhẹ.

Trái lại, VNM tiếp tục duy trì đà giảm 1,1% với khối lượng khớp 1,2 triệu đơn vị, đóng vai trò là lực hãm chính của thị trường.

Thêm vào đó, nhiều mã khác như BVH, MWG, FPT, DPM, NVL… đều đảo chiều giảm hoặc nới rộng biên độ giảm.

Bên cạnh SBT tiếp tục có phiên giảm sàn thứ 2 liên tiếp, trượt 6,9% xuống 33.850 đồng/CP với khối lượng khớp 545.630 đơn vị và dư bán sàn 942.690 đơn vị; còn BHS cũng giảm 6,9% xuống mức 20.300 đồng/CP với khối lượng khớp 4,96 triệu đơn vị.

Tâm điểm đáng chú ý trong phiên hôm nay là nhóm cổ phiếu đầu cơ.

Bên cạnh cặp đôi nóng HAI và HAR, nhiều mã cũng đua trần như OGC, FIT, AMD, TSC, HID, ITC, MCG, UDC… và các cổ phiếu trong nhóm chứng khoán như AGR, TVS, BSI.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng 1,82 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 106,52 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 766.453 đơn vị với tổng giá trị 9,66 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 87.450 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 7,3 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 8/8: VN-Index giảm 1,41 điểm (-0,18%), xuống 791,57 điểm; HNX-Index giảm 0,12 điểm (-0,12%), xuống 102,28 điểm; UPCoM-Index giảm 0,48 điểm (-0,86%), xuống 55,19 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 5.012 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ 

Phố Wall tiếp tục duy trì đà tăng trong phiên giao dịch đầu tuần mới nhờ nhóm cổ phiếu công nghiệp, tiêu dùng và công nghệ, giúp Dow Jones có ngày thứ 9 liên tiếp thiết lập kỷ lục mới. S&P 500 cũng tiếp tục duy trì đà tăng nhẹ, trong khi với đà hồi phục của nhóm công nghệ, Nasdaq đã có phiên tăng khá mạnh.

Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn tỏ ra thận trọng khi do không muốn đặt cược lớn vào các chính sách của Quốc hội Mỹ và Tổng thống Donalnd Trump, cũng như mùa báo cáo kết quả kinh doanh khả quan quý II sắp kết thúc.

Kết thúc phiên 7/8, chỉ số Dow Jones tăng 25,61 điểm (+0,12%), lên 22.118,42 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 4,08 điểm (+0,16%), lên 2.480,91 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 32,21 điểm (+0,51%), lên 6.383,77 điểm.

Trên thị trường châu Á

Chứng khoán của Nhật Bản trượt điểm, do đồng Yên mạnh lên so với đồng USD, nhưng đà giảm của thị trường đã được hãm bớt nhờ triển vọng lợi nhuận vững chắc của ngành thép

Công ty Thép Nhật Bản đã tăng 20% sau khi công ty nâng mức lợi nhuận lên 14 tỷ yên từ mức 12,5 tỷ yên trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2018.

Ngành thép tăng 0,7% lên mức cao nhất trong 5 tháng.

Ngành công nghiệp này đang có những bước phát triển mạnh nhờ triển vọng cả năm của các nhà sản xuất thép Nhật Bản. Các công ty  đặt cược vào nhu cầu vững chắc trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, đồng USD lại giảm 0,1% xuống 110,64 yen/USD. Qua đó, ảnh hướng thiếu tích cực đến các Công ty xuất khẩu lớn, với Panasonic Corp. giảm 1,2%, Mazda Motor Corp giảm 1,3% và Olympus Corp trượt 2,0%.

Trong khi đó, GS Yuasa Corp tăng 8,7% sau khi tờ Nikkei cho biết đầu năm 2020, công ty này sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt một loại pin lithium-ion mới, có thể tăng gấp đôi phạm vi di chuyển cho xe điện trong khi vẫn duy trì mức giá ổn định.

Chứng khoán của Trung Quốc tăng nhẹ, thanh khoản yếu do các dữ liệu về kinh tế Trung Quốc tháng 7 vẫn tiếp tục được công bố, đã làm chùn chân giới đầu tư.

Chỉ số CSI300 của blue-chip tăng 0,2%, đạt 3.732,69 điểm trong khi Shanghai Composite Index tăng 0,1%.

Các nhóm phi cổ phiếu chu kỳ như hàng tiêu dùng đã dẫn dắt thị trường đi lên, trong khi các công ty năng lượng nằm trong số những cổ phiếu kéo thị trường đi xuống.

Huaneng Power International kết thúc ngày giảm 0,8%. Các công ty than cũng giảm sau khi số liệu cho thấy nhập khẩu than tại mức thấp trong 5 tháng vào tháng 7. Cổ phiếu Công ty Than Thiểm Tây giảm 3,1%.

Các công ty vật liệu cũng sụt giảm, với Tongling Nonferrous Metals Group chốt phiên giảm 0,6%.

Các số liệu tháng 7 cho thấy tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm tới 7,2% so với năm ngoái, mức thấp nhất kể từ tháng 2.

Nhập khẩu tăng 11%, mức tăng trưởng chậm nhất kể từ tháng 12 và giảm so với mức tăng 17,2% của tháng trước.

Rajiv Biswas, kinh tế gia trưởng của IHS Markit cho biết: "Mặc dù có một số chỉ tiêu đã chậm lại trong tháng 7, tuy nhiên, tính chung cả năm thì một số vẫn tăng. Và với việc nhập khẩu bằng đồng NDT vẫn tăng 14,7% trong tháng 7, điều này cho thấy nhu cầu trong nước vẫn còn mạnh mẽ."

Chứng khoán Hồng Kông tăng do động lực đến từ lợi nhuận của các công ty tăng mạnh, cùng với đó giá thép và vật liệu xây dựng tăng cao đã thuyết phục các nhà đầu tư rằng nền kinh tế Trung Quốc vẫn vững vàng mặc dù dữ liệu thương mại yếu hơn dự kiến.

Chỉ số Hang Seng đóng cửa tăng 0,6%, trong khi Chỉ số Doanh nghiệp Trung Quốc tăng 0,2% lên 11.079,79 điểm.

Geely Automobile Holdings Ltd là nhà vô địch, đóng cửa tăng 6,0% sau khi sản lượng bán hàng tăng 88% trong tháng 7.

Tencent Holdings Co Ltd đóng cửa tăng 2,5%. Công ty này có kế hoạch báo cáo kết quả kinh doanh quý II vào ngày 16/8 tới.

Ông Linus Yip, nhà chiến lược của First Shanghai Securities tại Hồng Kông cho hay: "Thị trường đang tập trung vào những công ty chưa đưa ra báo cáo kết quả kinh doanh quý II, như Tencent và một số ngân hàng, và Bảo hiểm Trung Quốc”.

Dữ liệu thương mại đáng thất vọng của Trung Quốc cho thấy tốc độ tăng trưởng nhập khẩu và xuất khẩu của Trung Quốc chậm lại so với dự kiến vào tháng 7, nhưng điều này dường như ít ảnh hưởng đến thị trường Hồng Kông”.

Yip nói: "Nhìn chung, thị trường vẫn có viễn cảnh kinh tế vĩ mô ở Trung Quốc vẫn được duy trì tốt.

Kết thúc phiên 8/8: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 59,88 điểm (-0,30%), xuống 19.996,01 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 164,55 điểm (+0,59%), lên 27.854,91 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 2,42 điểm (+0,07%), lên 3.281,87 điểm.

Thị trường vàng, ngoại tệ

- Vàng SJC giảm. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.765 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 40.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,10 - 36,32 triệu đồng/lượng, giảm thêm 20.000 đông/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.440 đồng/USD, không đổi so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.695 - 22.765 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Khẩu vị” mới của nhà đầu tư Singapore

Những dự án mới đây của nhà đầu tư Singapore đã cho thấy nét mới trong “khẩu vị” đầu tư của các doanh nghiệp đảo quốc sư tử tại Việt Nam.. >> Chi tiết

Rủi ro thị trường có thể xuất hiện vào quý IV

Ông Trần Minh Hoàng, Kinh tế trưởng, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng, những tháng cuối năm, thị trường chứng khoán nhiều khả năng vẫn có diễn biến khả quan, nhưng cơ hội và rủi ro luôn đan xen.. >> Chi tiết

Tự tin gọi vốn, doanh nghiệp UPCoM “lột xác” về quy mô

Sự quan tâm của giới đầu tư với thị trường UPCoM vốn tập trung vào các tập đoàn, tổng công ty lớn, các doanh nghiệp đầu ngành xuất hiện trong 1, 2 năm trở lại đây.. >> Chi tiết

Cổ phần hóa doanh nghiệp Bộ Xây dựng: Vướng mắc xác định giá trị tài sản

Trong 16 doanh nghiệp Bộ Xây dựng được giao làm đại diện chủ sở hữu, 12 tổng công ty đến nay đã hoàn thành cổ phần hóa, 4 đơn vị tiếp tục thực hiện chủ tương thoái vốn theo lộ trình hợp lý trong năm 2017.

Tuy nhiên, tiến độ thực hiện cổ phần hóa vẫn còn nhiều vướng mắc, nhất là vấn đề xác định giá trị tài sản.. >> Chi tiết

Ảnh thực tế Bphone 2017

Bphone 2 sử dụng khung viền nhôm cho cảm giác cầm chắc và vẫn giữ mặt lưng kính bóng.. >> Chi tiết

Chưa đến tháng ngâu thị trường ô tô đã ảm đạm, doanh số Toyota giảm gần 40%

Theo báo cáo của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số bán hàng của toàn thị trường trong tháng 7/2017 giảm mạnh. Theo đó cả thị thường bán ra 20.662 xe, giảm 27% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 15% so với tháng 6..>> Chi tiết

Thư gửi cổ đông từ Bill Gates:“Siêu năng lực” sử dụng ngôn từ

Thư gửi cổ đông của tỷ phú Bill Gates cùng vợ năm 2016 được đánh giá là ví dụ điển hình của một thông điệp từ CEO trong báo cáo thường niên.

Bức thư đã hoàn thành mục tiêu kể câu chuyện đầy cảm hứng, nhấn mạnh những điều đã làm được và kêu gọi hành động cho mục tiêu sắp tới..>> Chi tiết

Tin bài liên quan