Ảnh Internet.

Ảnh Internet.

Thị trường tài chính 24h: Cổ phiếu Việt đang hấp dẫn để mua vào?

(ĐTCK) VN-Index gần như không đổi; Ngân hàng sẽ khó nới room tín dụng, dù còn dư địa tăng trưởng; TTCK Việt Nam đang hấp dẫn để mua vào; Thoái vốn, cổ phần hóa DNNN: Ứng xử khôn ngoan với thị trường; Quỹ châu Á theo bước dòng vốn M&A vào Việt Nam; Chứng khoán Nhật phục hồi mạnh mẽ; Kinh tế Trung Quốc 'hạ nhiệt'..là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index giằng co khá mạnh

VN-Index tiếp tục tăng điểm khi mở cửa phiên hôm nay với lực đỡ chính là ngân hàng. Tuy nhiên, đà tăng này liên tục gặp thử thách khi nhóm ngân hàng chịu áp lực bán mạnh ngay sau đó.

Bên cạnh nhóm cổ phiếu trụ suy yếu, việc VN-Index giảm điểm còn do dòng tiền vào thị trường chững hẳn lại.

Trong bối cảnh áp lực bán tại nhóm ngân hàng tiếp tục tăng trong phiên chiều, thì sự tích cực ở nhóm bluechips đã tạo lực đỡ cho VN-Index, giúp chỉ số bật mạnh đồng thời giữ được sắc xanh cho đến hết phiên.

Nhóm VN30 giao dịch tích cực với số mã tăng là 20 mã với nhiều mã tăng mạnh như PNJ +4,6% lên 102.000 đồng, MWG +3,1% lên 117.700 đồng, ROS +2,3% lên 43.950 đồng, REE +2,8% lên 35.000 đồng, FPT +2% lên 44.300 đồng, CTD +1,3% lên 102.000 đồng 158.000 đồng...

Nhóm cổ phiếu Vingroup (VIC +0,5% lên 102.000 đồng, VHM +0,3% lên 107.800 đồng, VRE +0,5% lên 40.400 đồng) và VNM (+1,3% lên 158.100 đồng), MSN (+2,9% lên 93.500 đồng)... cũng đều tăng để hỗ trợ chỉ số.

Nhóm ngân hàng chịu áp lực chốt lời mạnh và đồng loạt giảm điểm, CTG -1,7% về 25.300 đồng; CTG -1,6% về 30.000 đồng, VCB -1,6% về 62.800 đồng; STB -1,7% về 11.600 đồng; TCB -0,9% về 27.200 đồng, MBB -2,1% về 23.850 đồng.

Chỉ EIB và VPB là tăng điểm, song mức tăng nhẹ. VPB tăng 0,2% lên 27.200 đồng. Còn HDB và TPB đứng giá.

Về phía các cổ phiếu thị trường, thanh khoản đã không còn mạnh do dòng tiền chững lại, và đa phần giảm điểm do gặp áp lực chốt lời như FLC, HAG, HNG, DXG, LDG, QCG, HAI, VHG...

BCG bất ngờ tăng trần lên 5.720 đồng (+6,9%) và khớp 2,17 triệu đơn vị. Phiên tăng này đã ngắt chuỗi không tăng của BCG ở con số 5.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại  bán ròng 908.980 đơn vị, nhưng giá trị là mua ròng 6,67 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 2.520 đơn vị, nhưng giá trị là mua ròng 3,17 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 258.350 đơn vị, giá trị mua ròng 16,67 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 14/8: VN-Index tăng 0,86 điểm (+0,02%), lên 978,27 điểm; HNX-Index giảm 0,68 điểm (-0,61%), xuống 109,79 điểm; UPCoM-Index giảm 0,24 điểm (-0,22%), xuống 110,22 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 5.059 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ

Trong phiên giao dịch cuối tuần trước, căng thẳng gia tăng giữa 2 đồng minh trong NATO là Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ do mâu thuẫn liên quan đến vụ Ankara bắt giữ mục sư Mỹ Andrew Brunson năm 2016 với cáo buộc khủng bố.

Để trả đũa, Tổng thống Mỹ hôm qua cho biết sẽ đánh thuế gấp đôi lên các sản phẩm nhôm và thép nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ. Tranh cãi giữa hai bên khiến đồng nội tệ của Thổ Nhĩ Kỳ mất 16% giá trị, giảm xuống mức kỷ lục.

Trong phiên đầu tuần mới, bất chấp những nỗ lực của Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, đồng Lira tiếp tục mất giá 10%, khiến nỗi lo cuộc khủng hoảng lây lan sang các thị trường khác.

Phố Wall dù mở cửa trong sắc xanh, nhưng nỗi sợ nhanh chóng lấn át, đặc biệt những diễn biến tiêu cực trên thị trường tiền tệ khiến nhóm cổ phiếu ngân hàng lao dốc, kéo các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ quay đầu giảm điểm. Trong đó, chỉ số Dow Jones và S&P 500 có phiên giảm thứ tư liên tiếp.

Kết thúc phiên 13/8, chỉ số Dow Jones giảm 125,44 điểm (-0,50%), xuống 25.187,70 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 11,35 điểm (-0,40%), xuống 2.821,93 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 19,40 điểm (-0,25%), xuống 7.819,71 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản phục hồi mạnh mẽ sau phiên bán tháo hôm qua, nhờ các cổ phiếu xuất khẩu được mua trở lại, sau khi đồng yên tạm dừng việc tăng giá.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 tăng 2,3% lên 22.356,08 điểm, mức tăng hàng ngày cao nhất kể từ 27/3. Topix tăng 1,6% lên 1.710,95 điểm, với tất cả 33 chỉ số ngành đều tăng điểm.

Nhưng với việc Nhật Bản có kỳ nghỉ lễ trong tuần này, nên thanh khoản đã giảm đáng kể, khi chỉ có 1,2 tỷ cổ phiếu được giao dịch.

Nhóm cổ phiếu lớn như SoftBank và Fast Retailing lần lượt tăng mạnh trở lại 3,7% và 4%.

Norihiro Fujito, nhà chiến lược đầu tư của Mitsubishi UFJ Morgan Stanley Securities cho biết: "Thị trường Nhật Bản đã giảm mạnh vào ngày hôm trước, nhưng khi giới đầu tư nhận thấy phố Wall đêm qua và chứng khoán châu Âu không bị bán tháo quá mạnh đã khiến họ bình tĩnh trở lại”.

Đồng USD hôm nay đã tăng 0,2% lên 110,92 yên/USD, qua đó góp phần tích cực giúp các cổ phiếu xuất khẩu trở lại với Tokyo Electron tăng 2,2%, TDK Corp tăng 3% và KDDI Corp tăng 3%.

Phiên hôm nay, Watami Co giảm 10% sau khi công bố lỗ 223 triệu yên quý vừa qua, tăng gấp đôi so với mức lỗ 112 triệu yên cùng kỳ năm trước.

Chứng khoán Trung Quốc giảm nhẹ sau khi dữ liệu cho thấy thêm dấu hiệu chững lại của nền kinh tế, trong bối cảnh lo ngại chiến tranh thương mại với Mỹ vẫn hiện hữu.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,2% xuống 2.780,96 điểm Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,5% xuống 3.372,91 điểm.

Nền kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu giảm tốc khi Mỹ chuẩn bị áp các mức thuế thương mại cao hơn, với tăng trưởng đầu tư chậm lại xuống mức thấp kỷ lục và người tiêu dùng trở nên thận trọng hơn khi chi tiêu.

Theo đó, hoạt động đầu tư vào các tài sản cố định của Trung Quốc đã giảm xuống còn 5,5% từ đầu năm cho đến hết tháng 7 vừa qua, con số này không đổi so với 6 tháng đầu năm và thấp hơn dự báo là 6%.

Doanh số bán lẻ trong tháng 7/2018 chỉ tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2017, thấp hơn mức tăng dự đoán 9,1% và giảm so với mức 9% trong tháng 6/2018.

Sản lượng công nghiệp của nước này cũng không tăng mạnh như dự kiến, với mức tăng chỉ đạt 6% trong tháng 7/2018, thấp hơn dự đoán (6,3%) của các nhà phân tích và bằng với con số tăng 6% trong tháng 6/2018. 

Phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu tăng giá lớn nhất là Hunan Corun New Energy Co Ltd tăng 10,04%; Nancal Technology Co Ltd tăng 10,02% và Công ty TNHH Công nghệ IReader tăng 10,01%.

Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất là HNA Infrastructure Investment Group Co Ltd giảm 9,96%; Zhejiang Xinneng Photovoltaic Technology Co Ltd giảm 8,84% và Shanghai Xintonglian Packaging Co Ltd giảm 5,21%.

Chứng khoán Hồng Kông giảm phiên thứ 3 liên tiếp, sau khi dữ liệu cho thấy nền kinh tế của Trung Quốc giảm tốc.

Đóng cửa, chỉ số Hang Seng giảm 0,7% xuống 27.752,93 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,2% xuống 10.744,31 điểm.

Phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu công nghệ giảm sâu bởi cổ phiếu của gã khổng lồ Tencent mất gần 3,5% do lo ngại về doanh thu suy giảm, sau khi các nhà chức trách Trung Quốc đã ra lệnh cho Tencent gỡ bỏ trò chơi rất thành công tại các thị trường khác Monster Hunter World khỏi cửa hàng trực tuyến WeGame.

Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng tăng 0,4%, ngành CNTT giảm 3,49%, tài chính giảm 0,19% và bất động sản giảm 0,16%.

Cổ phiếu tăng điểm cao nhất là CLP Holdings Ltd, tăng 3,27%, trong khi thua lỗ lớn nhất là Sunny Optical Technology Group Co Ltd giảm 24,65%.

Nhóm cổ phiếu H (cổ phiếu Trung Quốc niêm yết tại Hồng Kông) tăng lớn nhất gồm Guangdong Investment Ltd, tăng 3,83%; China Huarong Asset Management Co Ltd tăng 2,14% và China Railway Group Ltd, tăng 2,08%.

Nhóm cổ phiếu H giảm sâu nhất có CSPC Pharmaceutical Group Ltd giảm 3,90%, Tencent Holdings Ltd giảm 3,8%, và Shenzhou International Group Holdings Ltd giảm 3,7%.

Kết thúc phiên 14/8: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 498,65 điểm (+2,28%), lên 22.356,08 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 183,64 điểm (-0,66%), xuống 27.752,93 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 4,91 điểm (-0,18%), xuống 2.780,96 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC tăng nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.350 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 50.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,56 - 36,76 triệu đồng/lượng, tăng 20.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.686 đồng/USD, không đổi so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.270 - 23.350 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Ngân hàng sẽ khó nới room tín dụng, dù còn dư địa tăng trưởng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, bên cạnh việc tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng và chất lượng tín dụng, cơ quan này sẽ không xem xét, điều chỉnh tăng chỉ tiêu tăng trưởng (room) tín dụng, trừ trường hợp đặc biệt..>> Chi tiết

Chuyên gia KIS: Thị trường chứng khoán Việt Nam đang hấp dẫn để mua vào

Ông Hoàng Huy, Trưởng phòng phân tích Công ty chứng khoán KIS Việt Nam cho rằng, với mức P/E khoảng 17,1 lần, VN-Index đang giao dịch ở mức định giá hấp dẫn trong bối cảnh dự báo tăng trưởng lợi nhuận của khối doanh nghiệp niêm yết dự kiến sẽ tăng 20% trong năm nay..>> Chi tiết

Thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Ứng xử khôn ngoan với thị trường

Ứng xử khôn ngoan với thị trường bằng các chiến thuật rõ ràng sẽ quyết định hiệu quả thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước..>> Chi tiết

Quỹ châu Á theo bước dòng vốn M&A vào Việt Nam

Những năm gần đây, có thể thấy dòng vốn đầu tư gián tiếp từ châu Á đang chảy mạnh vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo đại diện các quỹ, đây là xu thế tất yếu sau hàng loạt thương vụ M&A gần đây của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam..>> Chi tiết

Kinh tế Trung Quốc 'hạ nhiệt,' đầu tư giảm xuống mức thấp kỷ lục

Nền kinh tế Trung Quốc đang có thêm các dấu hiệu “hạ nhiệt” giữa bối cảnh Mỹ chuẩn bị áp đặt các mức thuế thương mại thậm chí siết chặt hơn đối với hàng hóa Trung Quốc..>> Chi tiết

Tin bài liên quan