Ảnh Shutterstock.

Ảnh Shutterstock.

Thị trường tài chính 24h: Cổ phiếu thủy sản sẽ được thắp sáng?

(ĐTCK) VN-Index mất mốc 900 điểm; Ngân hàng ồ ạt chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn; Sửa Luật Chứng khoán: Sẽ làm mới nền tảng về room; Cổ phiếu cảng biển: Của để dành; Nóng chuyện “mua cổ phiếu quỹ phải giảm vốn điều lệ”; Chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông phục hồi khá sau thông tin tích cực từ thương mại Mỹ-Trung có dấu hiệu cải thiện...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index tiếp tục mất điểm

Trong phiên sáng, sự hỗ trợ của nhóm dầu khí và ngân hàng đã giúp VN-Index đảo chiều tăng điểm trong ít phút.

Bước vào phiên chiều, quán tính của phiên sáng giúp VN-Index nhích thêm bước nhẹ ngay khi giao dịch trở lại.

Tuy nhiên, lực bán nhanh chóng gia tăng, nhiều mã  ngân hàng, dầu khí trở lại sắc đỏ, cùng đà giảm mạnh của VIC đẩy VN-Index lao thẳng xuống sát mốc 890 điểm, nhưng sau đó sự trở lại kịp thời của một số mã ngân hàng lớn.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng, BID là mã khởi sắc nhất khi tăng 3,33% lên 31.000 đồng, còn VCB, CTG, STB, MBB, TPB chỉ có sắc xanh nhạt.

Trong khi đó, VPB giảm 4,28% xuống 19.000 đồng, HDB giảm 2,78% xuống 28.000 đồng, TCB và EIB đứng tham chiếu.

Top 10 mã vốn hóa lớn nhất sàn HOSE, cả 3 mã đứng đầu đều giảm giá, trong đó VIC giảm 3,17% xuống 91.700 đồng, VHM giảm 0,4% xuống 75.500 đồng và VNM giảm 0,43% xuống 117.000 đồng. Các mã khác như GAS, SAB, MSN chỉ tăng nhẹ.

Các bluechip khác, chịu áp lực bán mạnh của khối ngoại, HPG giảm 2,23% xuống 35.000 đồng. Nhưng giảm mạnh hơn là BVH khi mất 4,08% xuống 94.000 đồng. Cũng có sắc đỏ còn có MWG, FPT, ROS, BHN, PNJ, SSI, KDH… Trong khi VRE, VJC, NVL lại có được sắc xanh.

Nổi bật trong phiên hôm nay là OGC, từ dưới tham chiếu lên thẳng mức trần 3.280 đồng với thanh khoản tăng vọt.

Trên sàn HOSE, khối ngoại  bán ròng gần 5 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 369,82 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 7,26 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 122,42 tỷ đồng.

Trên UPCoM, khối ngoại bán ròng 336.800 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 9,27 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 15/11: VN-Index giảm 3,78 điểm (-0,42%), xuống 897,15 điểm; HNX-Index giảm 0,18 điểm (-0,18%), xuống 101,02 điểm; UPCoM-Index tăng nhẹ 0,01 điểm (+0,02%), lên 51,25 điểm.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ

Sau khi giảm mạnh phiên đầu tuần do tác động của nhóm cổ phiếu ngân hàng và công nghệ với 2 tác nhân chính là Goldman Sachs với thông tin liên quan đến vụ bê bối tham nhũng tại Quỹ 1MDB của Malaysia và Apple với dự báo doanh số iPhone giảm, phố Wall đã lấy lạ sự cân bằng trong phiên thứ Ba.

Trong phiên thứ Ba, nhóm công nghệ hồi phục, cùng kỳ vọng về việc cuộc chiến thương mại sẽ được giải quyết khi Mỹ - Trung nối lại đàm phán, đã giúp phố Wall lấy lại được sự cân bằng trước sức ép của nhóm cổ phiếu công nghệ và Boeing.

Tưởng chừng phiên giao dịch này sẽ là điểm tựa để phố Wall đi lên trong phiên thứ Tư, nhưng niêm vui chưa kịp đến thì nỗi lo mới xuất hiện.

Trong phiên thứ Tư, các chỉ số chính của phố Wall đồng loạt giảm khá mạnh trở lại khi nhà đầu tư lo lắng các quy định về lĩnh vực ngân hàng sẽ bị thắt chặt lại khi Đảng Dân chủ nắm Hạ viện.

Nhóm cổ phiếu tài chính giảm sau khi Nghị sĩ Đảng Dân chủ Maxine Waters, người dự kiến sẽ trở thành chủ tịch Ủy ban Dịch vụ tài chính của Hạ viên Mỹ cho rằng, bà có ý định đẩy mạnh các quy định chặt chẽ hơn với lĩnh vực ngân hàng.

Đà giảm của nhóm cổ phiếu tài chính khiến phố Wall giảm khá mạnh, nhưng nhờ thông tin Thủ tướng Anh Theresa May giành được sự ủng hộ về một thỏa thuận Brexit (Anh và Liên minh châu Âu đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về Brexit), giúp đà giảm của phố Wall được hãm bớt. Dù vậy, S&P 500 cũng đánh dấu chuỗi giảm 5 phiên liên tiếp.

Thông tin kinh tế mới công bố cho biết, lạm phát trong tháng 10 của Mỹ tăng 0,3%, phù hợp với dự báo, không có tác động nhiều tới thị trường.

Kết thúc phiên 14/11, chỉ số Dow Jones giảm 205,99 điểm (-0,81%), xuống 25.080,50 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 20,60 điểm (-0,76%), xuống 2.701,58 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 64,48 điểm (-0,90%), xuống 7.136,39 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm nhẹ do ảnh hưởng từ nhóm cổ phiếu tài chính, ngân hàng đi xuống trong phiên ngày Thứ năm.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm 0,2% xuống 21.803,62 điểm. Chỉ số Topix mất 0,1% xuống 1.638,97 điểm.

Các nhà đầu tư đã khá thất vọng bởi thực tế là các ngân hàng lớn nhất ở Nhật Bản, khi công bố báo cáo hàng quý vào đêm trước đã không tăng dự báo lợi nhuận trong năm, khiến chỉ số theo dõi ngành giảm 2,1%.

Theo đó, cổ phiếu của Tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui và Mizuho Financial Group lần lượt giảm 3,1% và 1,7%.

Nhóm cổ phiếu lớn như SoftBank Group Corp giảm 2,7%, và Fanuc Ltd giảm 1,9%.

Cổ phiếu của các nhà cung cấp linh kiện cho Apple giảm trở lại với Taiyo Yuden và TDK Corp lần lượt mất 4,8% và 3,1%.

Chứng khoán Trung Quốc tăng nhẹ sau khi Bắc Kinh đã vạch ra một số điều khoản có thể nhượng bộ, nhằm tìm cách giải quyết căng thẳng thương mại với Mỹ.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 1,4% lên 2.668,17 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 1,2% lên 3.242,37 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành tài chính tăng 1,5%, ngành tiêu dùng tăng 0,67%, bất động sản tăng 1,13% và y tế tăng 0,3%.

Chỉ số phụ ngành bất động sản tăng hơn 1,1% nêu trên sau khi số liệu co thấy giá nhà mới trung bình ở 70 thành phố tăng 1% trong tháng 10 vừ qua mặc dù đầu tư chậm lại.

Cổ phiếu của các công ty có trụ sở tại Hải Nam tăng sau khi Bắc Kinh phê duyệt các đề xuất ưu đãi nhằm thúc đẩy sự phát triển các tỉnh phía Nam, đây được xem như một phần nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế.

Mặc dù có tin tức về thương mại đáng khích lệ, nhưng phân tích của Reuters về thu nhập của 1.950 công ty niêm yết ở Thượng Hải và Thâm Quyến cho thấy rằng mức tăng lợi nhuận ròng của các công ty này chỉ tăng chỉ 3,9% trong quý III, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng 20-55% mỗi quý trong hai năm qua, một dấu hiệu cảnh báo cho việc tăng trưởng kinh tế bị chậm lại.

Nhóm cổ phiếu tăng tốt nhất phiên hôm nay là China Hi-Tech Group Co Ltd, tăng 10,08%; Ginwa Enterprise Group Inc, tăng 10,04% và Shanghai Shibei Hi-Tech Co Ltd, tăng 10,04%.

Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất gồm Shanghai Sunglow Packaging Technology Co Ltd Co Ltd  giảm 8,66; Nanjing Chixia Development Co Ltd, giảm 5,21% và arbin Gong Da High-Tech Enterprise Development Co Ltd, giảm 5,11%.

Chứng khoán Hồng Kông phục hồi, với hy vọng rằng các cuộc thảo luận giữa Trung Quốc và Mỹ có thể giảm bớt căng thẳng thương mại.

Đóng cửa, chỉ số Hang Seng-Index tăng 1,8% lên 26.103,34 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 1,44% lên 10.405,16 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng tăng 1,1%, ngành tài chính tăng 1,11% và bất động sản tăng 2,05%.

Thị trường được thúc đẩy bởi tin tức, Trung Quốc và Mỹ cho biết đã nối lại các cuộc đàm phán cấp cao về thương mại, phát ngôn viên Bộ Thương mại Trung Quốc Gao Feng cho biết hôm thứ Năm.

Cổ phiếu của gã khổng lồ Tencent tăng 5,8% sau khi công bố lợi nhuận quý III cao hơn dự kiến. Qua đó, kéo chỉ số phụ theo dõi ngành CNTT tăng 4,26%.

Nhóm cổ phiếu H tăng giá cao nhất hôm nay là Tencent Holdings Ltd, tăng 5,8%; CITIC Securities Co Ltd, tăng 5,07% và China Telecom Corp Ltd, tăng 3,75%.

Nhóm cổ phiếu H giảm sâu nhất gồm CSPC Pharmaceutical Group Ltd, giảm 1,47%, Air China Ltd, giảm 1,2% và China Gas Holdings Ltd, giảm 1%.

Kết thúc phiên 15/11: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 42,86 điểm (-0,20%), xuống 21.803,62 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 35,93 điểm (+1,36%), lên 2.668,17 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 448,91 điểm (+1,75%), lên 26.103,34 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC tiếp tục tăng. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.355 đồng/USD

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 30.000 đồng/lượng so với chiều hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,42 - 36,60 triệu đồng/lượng, tăng 30.000 đồng/lượng chiều mua và 50.000 đồng/lượng chiều bán ra so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.723 đồng/USD, giảm 2 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.265 - 23.355 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Ngân hàng ồ ạt chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn

Các nhà băng rầm rộ chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn, nhằm đáp ứng chuẩn Basel II. Tuy nhiên, nguồn cung tăng mạnh sẽ tác động tiêu cực đến giá cổ phiếu..>> Chi tiết

Sửa Luật Chứng khoán: Sẽ làm mới nền tảng về room

Nếu dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi được thông qua, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể sẽ có một bước ngoặt rất lớn, nhất là về thu hút dòng vốn ngoại..>> Chi tiết

Cổ phiếu cảng biển: Của để dành

Nhóm cổ phiếu cảng biển với cổ tức cao và đều đặn, tiềm năng tăng trưởng tích cực có thể xem là nhóm phòng thủ hấp dẫn trong bối cảnh thị trường chứng khoán tiếp tục xu hướng điều chỉnh..>> Chi tiết

Dự thảo Luật Chứng khoán: Nóng chuyện “mua cổ phiếu quỹ phải giảm vốn điều lệ”

Theo Tờ trình Dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi), lý do của việc sửa đổi theo hướng giảm vốn điều lệ đối với cổ phần được công ty mua lại là để thống nhất với Điều 131 Luật doanh nghiệp. Tuy nhiên, Khoản 2 Điều 131 Luật doanh nghiệp 2014 cho phép pháp luật về chứng khoán được quy định khác, có nghĩa là có thể không phải giảm vốn điều lệ..>> Chi tiết

CPTPP có “thắp sáng” hơn triển vọng ngành thủy sản?

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được đánh giá sẽ mang tới nhiều cơ hội tích cực cho Việt Nam trong các lĩnh vực dệt may, da giày và thủy sản. Vậy thực tế, doanh nghiệp thủy sản sẽ đón nhận những cơ hội nào từ vận hội này?..>> Chi tiết

Bloomberg: Trung Quốc lên điều khoản nhượng bộ Mỹ về thương mại

Giới chức Trung Quốc đã vạch ra một số điều khoản có thể nhượng bộ chính quyền Mỹ, lần đầu tiên kể từ hè năm nay, nhằm tìm cách giải quyết căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, Bloomberg trích lời một nguồn tin thân cận cho biết..>> Chi tiết

Tin bài liên quan