Ảnh Internet

Ảnh Internet

Thị trường tài chính 24h: Cơ hội với người... bản lĩnh

(ĐTCK) VN-Index không giữ được đà tăng; Tín dụng tiêu dùng cuối năm “rộng cửa” với người mua nhà; Bluechips hụt hơi: Cơ hội với người... bản lĩnh; Sắc thái mới trong bức tranh margin; Vốn Nhật “để mắt” tới các thương vụ thoái vốn qua sàn; Chứng khoán Mỹ lên mức cao kỷ lục mới; Cổ phiếu xây dựng lên ngôi tại Đông Nam Á 2018...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index giảm nhẹ

Sau phiên hồi phục đầy kịch tính ngày hôm qua, thị trường đã nhanh chóng điều chỉnh trở lại trong phiên sáng nay, dù sắc xanh vẫn xuất hiện trong nửa đầu phiên.

Bước sang phiên chiều, VNM bất ngờ đảo chiều thành công (kết phiên tăng 0,2%), đã lan tỏa sang một số mã bluechip khác, kéo VN-Index có sắc xanh trở lại sau khoảng 20 phút giao dịch.

Tuy nhiên, "niềm vui ngắn chẳng tày gang", lực bán mạnh tại nhóm ngân hàng và một số mã lớn khiến VN-Index nhanh chóng đi xuống và đóng cửa trong sắc đỏ.

Nhóm cổ phiếu vua vẫn đóng vai trò là lực hãm chính và tiếp tục nới rộng biên độ giảm, trong đó VCB giảm 1,6%, CTG giảm 2,6%, BID giảm 0,8%, MBB giảm 3,1%, STB giảm 3,6%, VPB giảm 2,07%.

Bên cạnh đó, GAS cũng quay đầu đi xuống dù đà tăng được duy trì trong gần hết phiên với mức giảm 0,5%; PLX giảm khá sâu 2,8%.

Nhiều mã bluechip khác cũng chưa thể khởi sắc và tiếp tục giao dịch trong sắc đỏ như MSN, VRE, MWG…

Thông tin đấu giá cổ phần tiếp tục khiến SAB biến động mạnh trong phiên hôm qua. Mặc dù ngay từ đầu phiên chiều, SAB được kéo lên khá cao nhưng sau đó đã hạ nhiệt và chỉ còn nhích nhẹ bởi thông tin ThaiBev khẳng định Vietnam Beverage chưa chính thức đăng ký đấu giá Sabeco. Đóng cửa, SAB chỉ tăng 0,3%.

Ở nhóm cổ phiếu thị trường. Trong khi AMD, CIG, CMG, BCG tiếp tục tăng mạnh và khoác áo tím thì các mã như KBC, DXG, SCR, FIT, ITA, DLG… giảm điểm.

FLC tiếp tục là mã thanh khoản tốt nhất sàn HOSE với khối lượng khớp 7,35 triệu đơn vị và tăng nhẹ 0,4%.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng 34.850 đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 13,34 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 443.030 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 3,71 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 444.690 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 15,95 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 13/12: VN-Index giảm 2,85 điểm (-0,31%), xuống 924,4 điểm; HNX-Index giảm 0,46 điểm (-0,42%), xuống 110,45 điểm; UPCoM-Index tăng 0,09 điểm (+0,16%), lên mức 54,15 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 5.353 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ

Tuần này, giới đầu tư hướng tới cuộc họp của Fed bắt đầu tư ngày tứ Ba và kết thúc vào chiều ngày thứ Tư theo giờ Mỹ.

Trong cuộc họp này, giới phân tích dự báo Fed sẽ tăng lãi suất từ 1,25% lên 1,50%, đặc biệt là dữ liệu vừa công bố mới nhất cho thấy, giá của các nhà sản xuất trong tháng 11 tăng theo đà tăng của giá xăng, gây áp lực lên lạm phát.

Cụ thể, theo Bộ Lao động Mỹ, chỉ số giá sản xuất (PPI) tăng 0,4% trong tháng 11 so với tháng trước, tháng tăng thứ 3 liên tiếp và tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước.

Đây là mức tăng lớn nhất kể từ tháng 1 năm 2012. Mức tăng của chỉ số PPI trong tháng 11 cao hơn mức dự báo của các nhà phân tích (các nhà phân tích dự báo mức tăng lần lượt là 0,3% và 2,9%).

Với dự báo này, nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng khá mạnh, giúp Dow Jones và S&P 500 tiếp tục duy trì đà tăng, lên mức cao kỷ lục mới, trong khi nhóm cổ phiếu công nghệ đảo chiều khiến chỉ số Nasdaq đảo chiều theo.

Kết thúc phiên 12/12, chỉ số Dow Jones tăng 118,77 điểm (+0,49%), lên 24.504,80 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 4,12 điểm (+0,15%), lên 2.664,11 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 12,76 điểm (-0,19%), xuống 6.862,32 điểm.

Trên thị trường châu Á

Chỉ số Nikkei của Nhật Bản giảm sau bị ảnh hưởng lớn bởi bởi nhóm cổ phiếu công nghiệp và linh kiện điện tử, chủ yếu là đối tác của Apple và điểm nhấn xấu đến từ Shikoku Electric.

Chỉ số Nikkei 225 giảm 0,5% xuống còn 22.758,07 điểm.

Các nhà cung cấp linh kiện cho Apple như Murata Manufacturing giảm 0,9% và Taiyo Yuden giảm 2,7% sau khi cổ phiếu công nghệ khổng lồ của Mỹ giảm 0,6% trong đêm qua.

Các nhà sản xuất chip cũng vấp ngã, với Tokyo Electron giảm 2,8% và Advantest Corp giảm 1,4% trong khi nhà sản xuất silicon Sumco Corp giảm 5,2%.

Công ty Điện lực Shikoku đã mất tới 8,3% sau khi tòa án Nhật tuyên bố không khởi động lại một trong số các lò phản ứng hạt nhân, đảo ngược quyết định của tòa án cấp dưới nhằm phục hồi ngành năng lượng hạt nhân sau sự cố Fukushima.

Điểm sáng trong phiên chỉ đến từ một số cổ phiếu tài chính và chứng khoán, với Mitsubishi UFJ tăng 2,1% và Daiwa Securities tăng 2%

Chứng khoán Trung Quốc bật tăng trở lại, nhờ đà đi lên của nhóm cổ phiếu tiêu dùng và vận tải.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,7% lên 3.303,66 điểm. Chỉ số blue-chip CSI300 tăng 0,86% lên 4.050,09 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành tài chính tăng 0,49%, ngành tiêu dùng tăng 2,75%, bất động sản tăng 0,33% và chăm sóc sức khỏe tăng 0,67%

3 cổ phiếu tăng mạnh nhất là Air China Ltd tăng 9,73%, Grinm Advanced Materials Co Ltd tăng 8,78% và Tsingtao Brewery Co Ltd tăng 7,44%.

3 cổ phiếu suy giảm nhiều nhất là Jinzhou New China Dragon Molybdenum Co Ltd giảm 3,7%, Dr.Peng Telecom & Media Group Co Ltd giảm 3,58% và Zhejiang Huayou Cobalt Co Ltd giảm 3,41%.

Khoảng 11,2 tỷ cổ phiếu được giao dịch trên sàn, khoảng 65,2% trung bình 30 ngày gần nhất của thị trường.

Tính từ đầu năm đến nay, Shanghai Composite đã tăng 5,71%, CSI300 tăng 22,4%

Chứng khoán Hồng Kông tăng mạnh bởi mức tăng mạnh của nhóm cổ phiếu ngành dịch vụ và tài chính.

Hang Seng-Index tăng 1,49% ở mức 29.222,10 điểm. Chỉ số Doanh nghiệp Trung Quốc tăng 1,83% lên 11.519,79 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng tăng 1,6%, ngành công nghệ thông tin tăng 0,53%, tài chính tăng 2,1% và bất động sản tăng 0,4%.

Cổ phiếu tăng điểm mạnh nhất trong chỉ số chuẩn là Galaxy Entertainment Group Ltd tăng 5,46%, trong khi Sunny Optical Technology Co Ltd giảm 2,72%.

3 cổ phiếu nhóm H tăng mạnh nhất là Air China Ltd tăng 9,43%, China Construction Bank Corp tăng 4,52% và PetroChina Co Ltd tăng 4,03%.

Ngược lại, 3 cổ phiếu nhóm này mất điểm nhiều nhất là Tập đoàn Bảo hiểm Trung Quốc Thái Bình Dương giảm 2,21%, New China Life Insurance Co Ltd giảm 1,2% và Dongfeng Motor Group Co Ltd giảm 0,6%.

Khoảng 2,65 tỷ cổ phiếu được sang tay trong phiên, bằng 133,6% trung bình 30 ngày của thị trường.

Cho đến nay, chỉ số Hang Seng tăng 30,88%, trong khi chỉ số H-index của Trung Quốc tăng 20,4%.

Kết thúc phiên 13/12: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 108,10 điểm (-0,47%), xuống 22.758,07 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 428,22 điểm (+1,49%), lên 29.222,10 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 22,22 điểm (+0,68%), lên 3.303,04 điểm.

Thị trường vàng, ngoại tệ

- Vàng SJC tiếp tục giảm. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.750 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 10.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,26 - 36,48 triệu đồng/lượng, giảm 30.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.450 đồng/USD, không đổi so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.680 - 22.750 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Tín dụng tiêu dùng cuối năm “rộng cửa” với người mua nhà

Việc ngân hàng và các tổ chức tài chính đẩy mạnh phát triển tín dụng sang lĩnh vực bất động sản-xây dựng đang giúp người dân có thêm nhiều cơ hội tiếp cận vốn vay để mua nhà..>> Chi tiết

Bluechips hụt hơi: Cơ hội với người... bản lĩnh

Chỉ số chứng khoán trong nước trải qua những phiên giảm mạnh và nhiều bluechips bắt đầu có dấu hiệu “hụt hơi” sau một thời gian dài tăng giá. Cơ hội nào đối với thị trường từ nay đến cuối năm là câu hỏi mà nhiều nhà đầu tư quan tâm..>> Chi tiết

Sắc thái mới trong bức tranh margin

Dù không có con số thống kê chính thức về số dư nợ margin, nhưng theo ước tính của giám đốc một CTCK, lượng tiền margin đã tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguồn cung margin của CTCK đến từ vốn chủ sở hữu và huy động qua kênh trái phiếu..>> Chi tiết

VCBS dự báo lạc quan về triển vọng thị trường chứng khoán 2018

Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) dự báo, có nhiều yếu tố hỗ trợ cho sự tăng trưởng của thị trường trong năm 2018. VCBS cũng đánh giá cao điều hành của Chính phủ về tỷ giá, lạm phát và lãi suất nhằm hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng..>> Chi tiết

Vốn Nhật “để mắt” tới các thương vụ thoái vốn qua sàn

“Quá trình cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước khỏi các doanh nghiệp, điển hình như Sabeco đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư Nhật Bản…”, ông Toyoharu Tsutsui, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Capital Partners chia sẻ..>> Chi tiết

Cổ phiếu xây dựng lên ngôi tại Đông Nam Á 2018

Với ít nhất 323 tỷ USD các khoản chi dành cho lĩnh vực xây dựng tại Đông Nam Á, cùng dự báo nguồn tiền đổ vào lĩnh vực này sẽ tiếp tục gia tăng trong vài năm tới..>> Chi tiết

Tin bài liên quan