Ảnh: Shutterstock.

Ảnh: Shutterstock.

Thị trường tài chính 24h: Cơ hội tiềm ẩn

(ĐTCK) VN-Index xuống ngưỡng 905 điểm; Thị phần bị chia cắt, lợi nhuận tài chính tiêu dùng sụt giảm; Doanh nghiệp mỏ đá: Cơ hội tiềm ẩn; Nên hay không lập quỹ bảo vệ nhà đầu tư?; Thị trường khó bó cơ hội thoái vốn nhà nước; Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều; Mỹ - Trung khôi phục đàm phán thương mại...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index giảm trở lại

Đà giảm của TTCK thế giới, khiến VN-Index lao dốc ngay từ khi mở cửa phiên sáng và chịu áp lực lớn nhất vẫn là nhóm bluechips.

Sự tích cực không được duy trì trong suốt phiên giao dịch, cộng thêm tâm lý nhà đầu tư khá dè dặt. Bởi vậy, thêm một nhịp đẩy bán trong thời điểm cuối phiên đã dễ dàng khiến đà giảm của VN-Index nới rộng thêm.

Dù SAB tăng 2% lên 237.600 đồng, GMD tăng 3,7% lên 29.200 đồng, song chưa đủ để giúp VN-Index hạn chế đà giảm do hầu hết các cổ phiếu bluechips khác đều giảm sâu.

MSN giảm 5,5% về 79.000 đồng; BID giảm 3,7% về 31.000 đồng; GAS giảm 2,8% về 93.900 đồng; VIC giảm 2,1% về 93.300 đồng...

Nhờ hiệu ứng CPTPP, nhóm thủy sản (VHC, CMX, FMC, ACL, CAT…), dệt may (TCM, TNG, TDT, GIL, …) là điểm nhấn của thị trường khi đồng loạt tăng điểm. Trong đó, các mã CMX, CAT, TNG... tăng trần hay gần kịch trần;

Tân binh HTN chính thức có phiên trần thứ 2 liên tiếp kể từ khi chào sàn, đạt 29.900 đồng.

Dòng tiền có phần chảy mạnh hơn tại nhóm cổ phiếu thị trường, song diễn biến nhóm này vẫn phân hóa rõ nét. Một số mã tăng điểm như FLC, IDI, HBC, LDG, DXG, DLG...,

Trong khi đó, ASM, QCG, HAG, HAI, ITA, HQC, OGC, TCH, SRC... đồng loạt giảm..

Trên sàn HOSE, khối ngoại bán ròng 550.510 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 82,73 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 309.522 đơn vị. Tuy nhiên, tổng giá trị vẫn là mua ròng 3,4 tỷ đồng.

Trên UPCoM, khối ngoại bán ròng 54.070 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 0,55 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 14/11: VN-Index giảm 12,74 điểm (-1,39%) xuống 905,38 điểm; HNX-Index giảm 0,9 điểm (-0,87%), xuống 102,47 điểm; UPCoM-Index giảm 0,2 điểm (-0,45%), xuống 51,46 điểm.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ

Sau khi có tuần tăng khá tốt nhờ phản ứng tích cực với kết quả cuộc bầu cử giữa kỳ Quốc hội Mỹ, phố Wall mở cửa phiên giao dịch đầu tuần mới chịu ngay áp lực từ các đại gia, khiến các chỉ số đồng loạt chìm trong sắc đỏ.

Trong đó, nhóm cổ phiếu công nghệ và tài chính giảm mạnh nhất do ảnh hưởng tiêu cực từ Apple và Goldman Sachs lây lan ra cả nhóm.

Cụ thể, cổ phiếu của Apple giảm 5% khi một số nhà cung cấp cho đại gia công nghệ này, trong đó Lumentum Holdings Inc – đơn vị cung cấp công nghệ Face ID cho iPhone cắt giảm dự báo.

Cổ phiếu của Lumentum thậm chí giảm tới 33%, còn cổ phiếu của các nhà sản xuất chip khác bán cho Apple như Cirrus Logic Inc, Qorvo Inc và Skyworks Solutions Inc cũng giảm mạnh.

Trong khi đó, cổ phiếu Goldman Sachs giảm 7,5% sau khi một báo cáo cho rằng, Bộ trưởng Tài chính Malaysia Lim Guan Eng cho biết, nước này đang tìm cách thu lại toàn bộ các khoản lệ phí tài chính liên quan đến Quỹ 1MDB.

Ngoài ra, việc giá dầu thô tiếp tục lao dốc cũng ảnh hưởng tiêu cực tới nhóm cổ phiếu năng lượng, qua đó cũng ảnh hưởng tới đà giảm mạnh của phố Wall trong phiên giao dịch đầu tuần mới.

Kết thúc phiên 12/11, chỉ số Dow Jones giảm 602,12 điểm (-2,32%), xuống 25.387,18 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 54,79 điểm (-1,97%), xuống 2.726,22 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 206,03 điểm (-2,78%), xuống 7.200,87 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm, và có thời điểm chạm mức thấp nhất trong 2 tuần qua, do các công ty công nghệ chịu sức ép lớn do cổ phiếu Apple trên phố Wall đêm qua lao dốc.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm hơn 2% xuống 21.810,52 điểm, sau khi có thời điểm chạm 21.484,65 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 10. Topix giảm 2% xuống 1.638,45 điểm.

Nhóm cổ phiếu công nghệ có liên quan đến Apple giảm mạnh nhất với Japan Display Inc giảm 9,5%, Murata Manufacturing Co giảm 4,7%, Minebea Mitsumi giảm 3,1% và TDK Corp giảm 6,2%.

Các cổ phiếu công nghệ khác cũng theo đó bị nhấn chìm với Tokyo Electron giảm 1,8%, Screen Holdings giảm 5,5% và Advantest Corp mất 3,2%. Sony Corp giảm 2,6%.

"Có hai yếu tố khiến thị trường giảm hôm nay, đầu tiên là sự sụt giảm của Apple trên phố Wall và thứ hai là đơn đặt hàng máy móc trong nước yếu đi". Takashi Hiroki, chiến lược gia của Monex Securities cho biết.

Đơn đặt hàng cho các sản phẩm máy móc của Nhật đã giảm trong tháng 10 lần đầu tiên kể từ tháng 11/2016, theo dữ liệu được công bố bởi Hiệp hội các nhà chế tạo máy công cụ Nhật Bản cho thấy.

Qua đó khiến hãng sản xuất robot Fanuc Corp mất 4,2% và các nhà sản xuất dụng cụ điện Makita Corp và Jtekt Corp lần lượt giảm 5,7% và 3,7%.

Các nhà sản xuất ô tô cũng đã bị bán sau thông tin rằng Bộ Thương mại Mỹ đã đệ trình các đề xuất dự thảo len Nhà Trắng về việc liệu có áp đặt mức thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu và linh kiện hay không.

Toyota Motor Corp mất 2,4%, Nissan Motor Co giảm gần 2% và Honda Motor giảm 2,1%.

Toshiba Corp đi ngược thị trường, tăng 4,1% sau khi thông báo sẽ mua lại tới 192,6 triệu cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ, tương đương 30% cổ phiếu đang lưu hành.

Chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông cùng tăng điểm nhẹ, nhưng nhìn chung giao dịch vẫn khá ảm đạm với thanh khoản thấp.

Điểm đáng chú ý hôm nay là Tongcheng-Elong, công ty thuộc sở hữu của Tencent Holdings đã IPO tại Hồng với trị giá  lên tới 233 triệu USD.

Kết thúc phiên 14/11: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 459,36 điểm (-2,06%), xuống 21.810,52 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 24,36 điểm (+0,93%), lên 2.654,88 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 159,69 điểm (+0,62%), lên 25.792,87 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC tăng nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.350 đồng/USD

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm nhẹ 10.000 đồng/lượng so với chiều hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,32 - 36,50 triệu đồng/lượng, tăng trở lại đúng 10.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.727 đồng/USD, tăng 2 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.260 - 23.350 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Thị phần bị chia cắt, lợi nhuận tài chính tiêu dùng sụt giảm

Tuy được đánh giá còn nhiều tiềm năng, nhưng việc thị phần bị chia cắt bởi ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường "béo bở" này đang khiến lợi nhuận của nhiều công ty tài chính tiêu dùng sụt giảm, từ đó ảnh hưởng tới lợi nhuận chung của ngân hàng mẹ..>> Chi tiết

Doanh nghiệp mỏ đá: Cơ hội tiềm ẩn

Nhu cầu đá xây dựng tại khu vực phía Nam dự báo tăng mạnh khi các đại dự án hạ tầng được triển khai. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp khai thác đá tăng trưởng mạnh doanh thu, lợi nhuận..>> Chi tiết

Nên hay không lập quỹ bảo vệ nhà đầu tư?

Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi, bổ sung đã đưa vào quy định về thành lập Quỹ bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán. Nội dung này đáp ứng được mong đợi của nhà đầu tư từ nhiều năm nay, nhưng lại chưa được sự đồng thuận của đối tượng chịu ảnh hưởng là công ty chứng khoán..>> Chi tiết

Thị trường khó bó cơ hội thoái vốn nhà nước

Những phiên đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) cũng như thoái vốn nhà nước thành công nhất gần đây đều nằm trong đà tăng trưởng của thị trường chứng khoán..>> Chi tiết

Nhìn thẳng vấn đề chuyển giá

Chuyển giá được thực hiện phổ biến tại các giao dịch liên kết. Tại Việt Nam, khái niệm chuyển giá được đánh đồng với hành vi trốn thuế, lách thuế. Điều này khiến các doanh nghiệp quan ngại..>> Chi tiết

Mỹ - Trung khôi phục đàm phán thương mại

Bộ trưởng Tài chính Mỹ - Steven Mnuchin đã nói chuyện với Phó thủ tướng Trung Quốc - Lưu Hạc về một thỏa thuận nhằm xoa dịu căng thẳng..>> Chi tiết

Tin bài liên quan