Ảnh: Shutterstock.

Ảnh: Shutterstock.

Thị trường tài chính 24h: Cơ hội sắp xuất hiện

(ĐTCK) VN-Index có thêm 1 phiên tăng khá; Tăng trưởng tín dụng khó đạt mục tiêu; Thị trường vẫn cẩn trọng với bull trap; Cơ hội đầu tư sắp xuất hiện; VN-Index rơi, quỹ đầu tư chơi vơi hiệu quả; Chứng khoán Mỹ và châu Á bừng tỉnh; Fed mới là trở ngại của ông Trump, không phải Trung Quốc...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua. 

VN-Index tiếp đà đi lên

Trong phiên sáng, hưởng ứng cùng sự khởi sắc của chứng khoán Âu, Mỹ phiên 16/10, cùng chứng khoán châu Á sáng, chứng khoán Việt Nam cũng vọt tăng mạnh lên trên 975 điểm. Tuy nhiên, lực cầu thận trọng khiến VN-Index không đủ sức để đi tiếp.

Trong phiên chiều, không có nhiều đột biến khi bên mua vẫn giữ sự thận trọng, chứ không đủ lòng tham để xuống tiền bởi tâm lý lo sợ lượng hàng khủng của phiên thứ Năm tuần trước có thể ập vào bất kỳ lúc nào.

Do đó, giao dịch chiều trầm lắng, VN-Index chỉ lình xình quanh mức điểm đóng cửa của phiên sáng.

Top 10 mã vốn hóa lớn nhất trên HOSE, ngoại trừ VCB đứng tham chiếu, còn lại đều tăng. Trong đó, BID tăng 3,28%, lên 34.600 đồng, MSN tăng 3,05%, lên 81.000 đồng.  

VHM tăng 2,41%, lên 76.400 đồng, TCB tăng 1,39%, lên 29.100 đồng, VNM tăng 0,71%, lên 126.900 đồng, CTG tăng 0,6%, lên 25.300 đồng, SAB tăng 0,45%, lên 223.000 đồng, VIC tăng 0,41%, lên 99.000 đồng và GAS tăng 0,26%, lên 117.100 đồng.

BHN tăng mạnh 3,06%, lên 87.500 đồng, VJC tăng tốt 1,61%, lên 139.200 đồng, VRE tăng 1,08%, lên 37.600 đồng, EIB tăng 1,45%, lên 14.000 đồng, TPB tăng 1,45%, lên 24.500 đồng, SSI tăng 1,48%, lên 30.800 đồng…

Trong các mã giảm mạnh, đáng chú ý có ROS khi  -3,75%, xuống 38.500 đồng. STB

Trong khi đó, TTF có phiên tăng trần thứ 4 liên tiếp lên 5.510 đồng với 1,16 triệu đơn vị được khớp. Cũng có sắc tím là HAR, TNT, HTT, YEG…

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng 1,2 triệu đơn vị. Tổng giá trị là bán ròng 79,71 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 320.418 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 4,92 tỷ đồng.

Trên UPCoM, khối ngoại bán ròng 613.800 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 14,92 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 17/10: VN-Index tăng 8,23 điểm (+0,85%), lên 971,6 điểm; HNX-Index tăng 0,79 điểm (+0,73%), lên 109,39 điểm; UPCoM-Index tăng 0,21 điểm (+0,4%), lên 52,98 điểm.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall trong những phiên gần đây thường có những biến động khá mạnh do tác động từ các thông tin liên quan tới lãi suất, chiến tranh thương mại và kết quả kinh doanh.

Trong phiên đầu tuần, phố Wall đã quay đầu giảm điểm do tác động của nhóm cổ phiếu công nghệ sau phiên hồi phục tốt cuối tuần trước.

Tuy nhiên, trong phiên giao dịch thứ Ba, các chỉ số chính của phố Wall đã đồng loạt khởi sắc tăng từ hơn 2% đến gần 3% nhờ sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu tài chính ngân hàng sau kết quả kinh doanh khả quan của một số ngân hàng vừa công bố.

Cụ thể, theo kết quả kinh doanh vừa công bố của Morgan Stanley, thu nhập mỗi cổ phiếu của ngân hàng này trong quý III/2018 đạt 1,17 USD, cao hơn mức kỳ vọng 1,01 USD của giới phân tích.

Lợi nhuận trong quý III của Ngân hàng đạt 2,11 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước, giúp giá cổ phiếu tăng 5,8% trong phiên thứ Ba.

Ngoài Morgan Stanley, Goldman Sachs cũng có kết quả kinh doanh khả quan trong quý III khi đạt 6,28 USD/cổ phiếu, đánh bại dự báo của giới phân tích là 5,38 USD/cổ phiếu, lợi nhuận ròng đạt 2,52 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ.

Kết quả kinh doanh khả quan này cũng giúp cổ phiếu Goldman Sachs tăng 3% trong phiên thứ Ba.

Ngoài ra, kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp khác vừa công bố cũng khả quan hơn dự báo như UnitedHealth Group Inc., Johnson & Johnson.

Trong khi đó, dù giảm kỳ vọng tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong năm 2019, nhưng cổ phiếu của đại gia bán lẻ Walmart vẫn tăng 2,1% trong phiên thứ Ba, góp phần giúp phố Wall có phiên khởi sắc.

Không chỉ các cổ phiếu ngân hàng, các đại gia công nghệ như Alphabet (Google), Amazon, Netflix cũng có phiên khởi sắc, giúp Nasdaq tăng tới gần 3%.

Ngoài ra, phố Wall còn nhận được thông tin tích cực từ dữ liệu kinh tế tích cực.

Cụ thể, sản xuất công nghiệp của Mỹ tăng tháng thứ tư liên tiếp trong tháng 9 nhờ sản lượng khai thác và sản xuất tăng, trong khi các dữ liệu khác cho thấy việc làm đã đạt mức cao kỷ lục trong tháng 8.

Kết thúc phiên 16/10, chỉ số Dow Jones tăng 547,87 điểm (+2,17%), lên 25.798,42 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 59,13 điểm (+2,15%), lên 2.809,92 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 214,75 điểm (+2,89%), lên 7.645,49 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tiếp tục phục hồi sau đợt sụt giảm mạnh của tuần trước, nhờ ảnh hưởng tích cực từ phố Wall phiên đêm qua.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 tăng 1,29% lên 22.841,12 điểm. Topix tăng 1,54% lên 1.713,87 điểm, với 31 trên 33 phân ngành tăng điểm.

Sokiiro Monji, nhà kinh tế của Daiwa SB Investments cho biết: “Chỉ số Nikkei 255 dường như đã chạm đáy trong đợt mất điểm mạnh vừa qua. Việc bán tháo không đủ yếu tố thuyết phục, khi chỉ số xuống thấp hơn 5% so với đường trung bình 25, dấu hiệu của việc quá bán trên thị trường".

Chứng khoán Mỹ tăng hơn 2% trong phiên ngày Thứ ba, nhờ sự nâng đỡ bởi nhóm cổ phiếu công nghệ, ngân hàng và dữ liệu kinh tế lạc quan.

Qua đó, nhóm cổ phiếu công nghệ của Nhật Bản theo sau các đồng nghiệp trên phố Wall với Tokyo Electron tăng 3%, Screen Holdings tăng 5,4% và Advantest Corp cộng 3,5%.

Các nhà xuất khẩu cũng tăng khi đồng yên giảm từ mức cao nhất trong 5 tuần so với đồng USD với Toyota Motor Corp tăng 1,3%, Honda Motor Co tăng 0,9% và Panasonic 1,2%.

Gã khổng lồ SoftBank tăng 2,1% sau Wall Street Journal cho rằng, Uber có thể có giá trị lên tới 120 tỷ USD khi IPO vào năm tới. SoftBank hiện là cổ đông lớn nhất của Uber.

Nojima Corp tăng 16,6% sau khi dự báo lợi nhuận ròng trong 6 tháng đầu năm tài chính lên 7,2 tỷ yên (64,09 triệu USD) từ 6 tỷ yên trước đó bởi doanh số bán điều hòa tăng mạnh.

Vận tải biển, một trong 2 ngành giảm, đã mất 7,2% của chỉ số theo dõi với Mitsui OSK Lines giảm 7,5% sau khi giảm triển vọng lợi nhuận sau thuế.

Kawasaki Kisen giảm 14,3%, khi có thể gánh khoản lỗ ròng 21,5 tỷ yên cho năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2019.

Chứng khoán Trung Quốc phục hồi nhẹ nhờ nhóm cổ phiếu bất động sản và tiện ích

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,6% lên 2.561,61 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,6% lên mức 3.118,25 điểm.

Hầu hết các lĩnh vực đều nhích nhẹ, dẫn đầu bởi các cổ phiếu cơ sở hạ tầng và tiện ích.

Tuy nhiên, lĩnh vực y tế tiếp tục mất điểm sau dư âm dai dẳng từ vụ bê bối vắc-xin tại công ty công nghệ sinh học Changsheng, với chỉ số theo dõi các công ty y tế lớn giảm 2,1%, xuống mức thấp nhất trong 13 tháng.

Changchun Changsheng Life Sciences Ltd đã bị phạt với tổng số tiền 9,1 tỷ nhân dân tệ (1,31 tỷ USD) sau khi quá trình điều tra vụ bê bối vắc-xin phòng dại.

Nhóm cổ phiếu tăng tốt nhất phiên hôm nay là Cultural Investment Holdings Co Ltd, tăng 10,12%; Hna Innovation Co Ltd, tăng 10,11% và Easy Visible Supply Chain Management Co Ltdtăng 10,07%.

Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất gồm Danhua Chemical Technology Co Ltd, giảm 10,07%; Jiangsu Provincial Agricultural Reclamation and Development Co Ltd giảm 10,05% và Orient International Enterprise Ltd, giảm 10,03%.

Chứng khoán Hồng Kông nghỉ giao dịch ngày Tết Trùng cửu.

Kết thúc phiên 17/10: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 291,88 điểm (+1,29%), lên 23.841,12 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 15,28 điểm (+0,60%), lên 2.561,61 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC tăng khá. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.385 đồng/USD

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 30.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,52 - 36,68 triệu đồng/lượng, tăng khá mạnh 60.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.715 đồng/USD, giảm 2 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.295 - 23.385 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Tăng trưởng tín dụng khó đạt mục tiêu

Tính đến ngày 27/9, tăng trưởng tín dụng toàn ngành đạt 10,08%. Nhìn vào mục tiêu tăng trưởng tín dụng được đặt ra hồi đầu năm nay là 17 - 18%, ngành ngân hàng khó hoàn thành, khi chỉ còn chưa đầy 3 tháng nữa là hết năm..>> Chi tiết

Thị trường vẫn cẩn trọng với bull trap

Sau phiên hồi phục chóng vánh cuối tuần qua, chứng khoán Việt Nam lại tiếp tục bị “cuốn” theo cơn bão giảm điểm của thị trường chứng khoán toàn cầu..>> Chi tiết

Cơ hội đầu tư sắp xuất hiện

Ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam cho rằng, TTCK Việt Nam đang chứng kiến đợt giảm giá dây chuyền lần thứ ba kể từ đầu năm và cơ hội đầu tư sắp xuất hiện. Mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý III có thể là chất xúc tác cho sự lựa chọn cơ hội đầu tư..>> Chi tiết

VN-Index rơi, quỹ đầu tư chơi vơi hiệu quả

Tính từ đầu năm tới nay, nhiều quỹ đầu tư đang có tỷ suất sinh lời tài sản ròng trên mỗi chứng chỉ quỹ âm. Trong khi đó, chỉ còn hơn 2 tháng là kết thúc năm nên áp lực lấy lại mức tăng trưởng với các công ty quản lý quỹ là rất lớn..>> Chi tiết

Thận trọng với lạm phát

Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF) vừa đưa ra hai kịch bản dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2018 và 2019. Theo đó, ở cả hai kịch bản, GDP năm 2018 - 2019 đều tăng trưởng cao, nhưng chỉ số lạm phát năm 2019 khó kiểm soát ở mức 4% như 2018..>> Chi tiết

Fed mới là trở ngại của ông Trump, không phải Trung Quốc

Hiện tại, đa phần các chuyên gia kinh tế nhận định, đà lao dốc đột ngột vừa qua của chứng khoán Mỹ có phần nguyên nhân không nhỏ từ Jerome Powell – Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)..>> Chi tiết

Tin bài liên quan