Ảnh Internet

Ảnh Internet

Thị trường tài chính 24h: Cơ hội ở đâu trong Tháng Giêng này ?

(ĐTCK) VN-Index chỉ còn cách đỉnh cũ "một bước chân"; Nhà vàng chuẩn bị hốt bạc ngày Thần Tài; Tháng Giêng, cơ hội trên thị trường chứng khoán ở đâu?; Tiền chảy vào chứng khoán theo cách khác; Chứng khoán Mậu Tuất: Dự cảm của các CEO; Tập đoàn Bảo hiểm trị giá 311 tỷ USD của Trung Quốc bị kiểm soát bởi Chính phủ; Các thị trường cận biên trở thành tâm điểm năm 2018...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index tăng vọt

Trong phiên sáng, thị trường đã hồi phục trở lại. Tuy nhiên, sau khi tăng vọt lên ngưỡng 1.090 điểm, dòng tiền dè dặt khiến đà tăng của VN-Index hạ nhiệt khi đóng cửa dưới ngưỡng 1.085 điểm và thanh khoản cũng sụt giảm mạnh.

Ngay khi bước vào phiên chiều, dòng tiền bất ngờ chảy mạnh vào nhóm ngân hàng và dầu khí, kéo VN-Index nới rộng đà tăng và vọt mạnh về cuối phiên, đóng cửa ở mức cao nhất ngày

Như vậy. VN-Index đã lấy lại gần như hết những gì đã mất của đợt điều chỉnh mạnh trước đó. VN-Index hiện chỉ còn cách mức đỉnh của đợt tăng trước đó một vài bước chân.

Đóng góp chính cho phiên tăng vọt hôm nay là nhóm ngân hàng và dầu khí. VCB nhận được lực cầu lớn, nên nhảy thẳng lên mức giá trần 71.400 đồng; CTG tăng 6,11%, lên 30.400 đồng; STB tăng 2,17%, lên 16.450 đồng. MBB tăng 4,6%, lên 33.000 đồng. BID cũng đảo chiều tăng nhẹ 0,82%, lên 37.100 đồng. VPB tăng 2,45%, lên 58.500 đồng

Trong khi đó, EIB giảm 2,47%, xuống 15.800 đồng; HDB giảm 1%, xuống 44.550 đồng.

Nhóm dầu khí cũng khởi sắc trong phiên chiều nay khi ngoài sắc tím của PVD duy trì từ phiên sáng, còn có thêm PLX đóng cửa ở mức trần 82.900 đồng. GAS cũng tăng mạnh 4,72%, lên 111.000 đồng.

Nhóm bất động sản cũng tăng mạnh trong phiên chiều nay như VIC, VRE, DXG, NVL, SCR, DIG, HDG, ROS cũng đảo chiều tăng… Nhiều mã lớn khác cũng đảo chiều tăng như DPM, HBC, VNM, HCM, SAB, BHN…

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng 9,1 triệu đơn vị, với tổng  giá trị tương ứng 258,26 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng hơn 2,48 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 50,09 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 240.658 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 19,04 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 23/2: VN-Index tăng 26,82 điểm (+2,49%), lên 1.102,85 điểm; HNX-Index tăng 1,55 điểm (+1,24%), lên 126,24 điểm; UPCoM-Index tăng 0,26 điểm (+0,43%), lên 59,56 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 7.099 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ

Sau 2 phiên giảm điểm liên tiếp do giới đầu tư lo ngại Fed sẽ tăng lãi suất nhanh hơn trong năm 2018 sau khi biên bản cuộc họp trước đó được công bố cho thấy, các quan chức của Fed đã tự tin hơn trong việc tăng lãi suất, phố Wall đã hồi phục trở lại trong phiên thứ Năm nhờ nhóm cổ phiếu công nghệ và năng lượng.

Nhóm cổ phiếu công nghiệp tăng 0,59% bắt nguồn từ kết quả kinh doanh khả quan của Quanta Services, cùng sự hỗ trợ của United Technologies Corp.

Trong khi đó, nhóm cổ phiếu năng lượng còn tăng tốt hơn 1,08% khi giá dầu tăng vọt khi bất ngờ nhận được thông tin hỗ trợ từ dữ liệu kho dự trữ dầu thô của Mỹ.

Ngoài ra, tâm lý lo lắng về việc Fed tăng lãi suất mạnh trong năm nay cũng được gỡ bỏ phần nào khi Chủ tịch Fed St. Louis, ông James Bullard cho rằng, các nhà điều hành cần cẩn trọng, không nên tăng lãi suất quá nhanh, vì nó có thể làm chậm lại đà tăng trưởng của nền kinh tế. Sau phát biểu này, lợi suất trái phiếu Mỹ đã giảm trở lại sau khi leo lên mức cao nhất 4 năm trong phiên thứ Tư.

Về thông tin kinh tế, theo dữ liệu vừa được Bộ Lao động Mỹ công bố, số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tuần trước giảm xuống mức thấp nhất 45 năm, cho thấy triển vọng tươi sáng của nền kinh tế Mỹ.

Tuy nhiên, đà giảm của phố Wall bị hãm bớt phần nào về cuối phiên khi nỗi lo vẫn còn và ảnh hưởng từ nhóm cổ phiếu công nghệ, thậm chí Nasdaq còn trở lại dưới mức tham chiếu, đánh dầu phiên giảm thứ 3 liên tiếp.

Kết thúc phiên 22/2, chỉ số Dow Jones tăng 164,70 điểm (+0,66%), lên 24.962,48 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 2,63 điểm (+0,10%), lên 2.703,96 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 8,14 điểm (-0,11%), xuống 7.210,09 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng điểm trở lại, sau khi những lo ngại trên phố Wall đêm qua về áp lực lạm phát do Fed quyết tâm giữ lộ trình tăng lãi suất được xoa dịu.

Tuy nhiên, sự đề phòng vẫn còn khi nhà đầu tư tăng mua mạnh với cổ phiếu có tính bền vững cao như xây dựng và dịch vụ tiện ích.

Chỉ số Nikkei 255 chốt phiên tăng 0,7% lên 21.892,78 điểm. Trong tuần, chỉ số này tăng 0,8%.

Topix tăng 0,8% lên 1.760,53 điểm, tuy nhiên thanh khoản khá thấp, chỉ có 1,19 tỷ cổ phiếu được giao dịch, mức thấp nhất kể từ cuối tháng 12 năm ngoái.

Trong phiên, các công ty xây dựng Kajima Corp và Taisei Corp tăng lần lượt 3,4% và 2,9%; Tokyo Electric Power Co tăng 1,8% và Kansai Electric Power tăng 5%.

Cổ phiếu liên quan đến dầu mỏ cũng tăng tốt với Inpex và Japan Exploration tăng lần lượt 2,1% và 1,1%, sau khi giá dầu tăng lên mức cao nhất trong hai tuần vào Thứ Năm.

Chứng khoán Trung Quốc nối tiếp đà tăng trong phiên cuối tuần.

Tâm điểm đáng chú ý hôm nay là việc tập đoàn Bảo hiểm Anbang Insurance Group sẽ bị Ủy ban Điều tiết Bảo hiểm Trung Quốc (CIRC) kiểm soát, do tập đoàn này đã có những “vi phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ".

Tháng 5 năm ngoái, CIRC đã đình chỉ Anbang Insurance Group trong 3 tháng, vì một trong những sản phẩm mới của hãng bảo hiểm này bị cho là "lệch ra khỏi các chuẩn nguyên tắc cơ bản về bảo hiểm".

Đồng thời, cựu chủ tịch công ty là ông Wu Xiaohui cũng đã bị truy tố vì bị cáo buộc là "tội phạm kinh tế" ngay vào tháng 6.

Anbang Insurance Group là một trong những tập đoàn bảo hiểm lớn nhất Trung Quốc. Tổng tài sải của Tập đoàn này rơi vào khoảnh 1,97 nghìn tỷ nhân dân tệ (311 tỷ USD) và đứng thứ 139 trong danh sách Top 500 các tổ chức kinh tế lớn nhất do tạp chí Global Fortune xếp hạng.

Tuy nhiên, thông tin trên không ảnh hưởng đến hầu hết các cổ phiếu đầu tư của Anbang, bao gồm Vanke, Financial Street, Gemdale, China Minsheng Banking và China Merchants Bank đều tăng điểm, tuy có vài dấu hiệu “choáng váng” trong phiên.

Chốt phiên, Shanghai Composite Index tăng 0,6% lên 3.289.02 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,45% lên 4.071.09 điểm.

Cả hai chỉ số đều hồi phục hơn 7% kể từ mức thấp nhất từngày 9/2, thời điểm “đen tối” khi chứng khoán toàn cầu rơi mạnh sau ảnh hưởng lớn từ phố Wall lao dốc.

Chứng khoán Hồng Kông tăng trở lại, với các chỉ số chính đã phục hồi được phần lớn thiệt hại trong thời gian gần đây.

Hang Seng-Index tăng 1% lên 31.267,17 điểm, trong khi chỉ số  Hang Seng China Enterprises tăng 1,7% lên 12.735,06 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi cổ phiếu ngành năng lượng tăng 2,2%, ngành CNTT tăng 1,32%, tài chính tăng 0,91% và bất động sản tăng 1,47%.

Cổ phiếu tăng mạnh nhất trong phiên hôm nay là Country Garden Holdings Co Ltd, tăng 6,21%, trong khi mất điểm lớn nhất là Sunny Optical Technology Co Ltd giảm 1,71%.

Nhóm cổ phiếu H tăng giá nhiều nhất là China Merchants Bank Co Ltd tăng 3,86%, China Minsheng Banking Corp Ltd tăng 3,62% và China Communications Construction Co Ltd tăng 3,41%.

Nhóm cổ phiếu mất điểm nhiều nhất là Byd Co Ltd, giảm 0,48%, China Telecom Corp giảm 0,6% và China Construction Bank Corp giảm 0,8%.

Khoảng 1,72 tỷ cổ phiếu đã được giao dịch trên sàn, bằng 55,4% trung bình 30 ngày gần nhất của thị trường.

Kết thúc phiên 23/2: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 156,34 điểm (+0,72%), lên 21.892,78  điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 301,49 điểm (+0,97%), lên 31.267,17 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 20,47 điểm (+0,63%), lên 3.289,02 điểm.

- Vàng SJC giảm nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.730 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 20.000 đồng/lượng so với chiều hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,86 - 37,01 triệu đồng/lượng, giảm 40.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.443 đồng/USD, giảm 10 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.680 - 22.750 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Nhà vàng chuẩn bị hốt bạc ngày Thần Tài

Thói quen mua vàng vào ngày vía Thần Tài (10/1 Âm lịch) của nhiều người dân giúp các doanh nghiệp kinh doanh vàng kiếm bộn tiền vào dịp đầu năm..>> Chi tiết

Tháng Giêng, cơ hội trên thị trường chứng khoán ở đâu?

TTCK “mở hàng” phiên giao dịch đầu tiên của năm Mậu Tuất với những diễn biến tích cực khi nhóm cổ phiếu lớn đồng loạt tăng giá, tập trung trong VN30..>> Chi tiết

Tiền chảy vào chứng khoán theo cách khác

Còn nhớ, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm 2007, dòng tiền đổ vào thị trường chứng khoán tăng mạnh nhờ sự chuyển dịch mạnh mẽ từ tiền tiết kiệm qua đầu tư.

Năm nay, sau Tết Mậu Tuất, câu chuyện này có thể sẽ lặp lại. Tuy nhiên, khác với thời điểm 11 năm về trước, các nhà đầu tư nghiệp dư đang có xu hướng gửi tiền ủy thác đầu tư, thay vì tự mày mò đầu tư như trước..>> Chi tiết

Chứng khoán Mậu Tuất: Dự cảm của các CEO

Thị trường chứng khoán đã có phiên giao dịch khởi đầu năm Mậu Tuất 2018 khá ấn tượng. Nhiều CEO công ty chứng khoán có cái nhìn lạc quan về thị trường trong năm nay..>> Chi tiết

Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn Nhật

Theo kết quả khảo sát của Jetro mới đây, có trên 65% doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam trong năm 2017 công bố có lãi, tăng 2,3 điểm so với năm trước..>> Chi tiết

Các thị trường cận biên trở thành tâm điểm năm 2018

Dù các thị trường mới nổi đang giành được sự chú ý của giới đầu tư, nhưng 2018 rất có thể là năm dành cho thị trường cận biên, khi các quốc gia như Kuwait, Nigeria, Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư chiến lược..>> Chi tiết

Tin bài liên quan