Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán Việt đang tăng mạnh nhất thế giới

Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán Việt đang tăng mạnh nhất thế giới

(ĐTCK) VN-Index thoát một phiên giảm điểm; Không chỉ với doanh nghiệp, lãi vay của cá nhân cũng giảm mạnh; Chính sách cổ tức không còn chắc chắn; Đại hội trực tuyến, những điểm vướng của doanh nghiệp; Bloomberg: Chứng khoán Việt Nam bật tăng mạnh nhất thế giới; Chứng khoán châu Á giao dịch khởi sắc; Bức tranh kết quả kinh doanh của các lĩnh vực dưới góc nhìn của JPMorgan Chase...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô 

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay 14/4 tăng 200.000 đồng/lượng chiều mua vào và 250.000 đồng/lượng chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã không đổi chiều mua vào nhưng giảm 100.000 đồng/lượng chiều bán ra, hiện niêm yết tại 47,75 – 48,57 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 27,3 USD lên 1.712,9 USD/ounce, sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục tăng và leo lên trên 1.730 USD/ounce, nhưng sau đó dần hạ nhiệt và về gần 1.705 USD/ounce vào cuối giờ chiều. Giá vàng tương lai giao tháng 5 trên sàn Comex New York tăng chưa đến 1 USD lên 1.750,7 USD/ounce.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,11% xuống 99,25 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 14/4 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.223 đồng, tăng 7 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.365 - 23.545 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,31 USD (-1,38%), xuống 22,10 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,01 USD (+0,03%), lên 31,75 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index thoát sắc đỏ

Sau phiên sáng giảm điểm nhẹ, thị trường bước vào phiên chiều với sự thận trọng cao hơn, VN-Index nhanh chóng thủng 755 điểm trước khi bật dần trở lại nhờ lực cầu bắt đáy hoạt động tích cực và đưa chỉ số tăng điểm nhẹ khi đóng cửa.

Ác bluechip nổi bật nhất là VPB khi có sắc tím +6,8%; FPT +6,5%; MSN +5%; HPG +3,1%; VRE +3%; POW +2,9%.

Các cổ phiếu mất điểm cũng đa số thu hẹp được đà giảm như GAS -1,5%; PLX -1,9%; VJC -2,5%; CTG -2%; BID -1,8%; VCB -1,3%.

Nhóm cổ phiếu thị trường một số đã tăng mạnh lên mức giá trần như HSG, ASM, DRH, IDI, TCM, KDC, JVC, BFC, DMC, DIC, HCD, HVH…

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 11,95 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 87,21 tỷ đồng. 

Kết thúc phiên giao dịch 14/4: VN-Index tăng 1,62 điểm (+0,21%), lên 767,41 điểm; HNX-Index giảm nhẹ 0,01 điểm (-0,01%), xuống 107,15 điểm; UpCoM-Index giảm 0,08 điểm (-0,15%), xuống 50,78 điểm.

Chứng khoán Mỹ 

Sau phiên nghỉ lễ Phục sinh cuối tuần trước, phố Wall trở lại trong phiên đầu tuần mới với sự thận trọng của các nhà đầu tư trước mùa công bố kết quả kinh doanh quý I bắt đầu đến.

S&P 500 giảm hơn 1% do các nhóm cổ phiếu ngân hàng, dẫn đầu là JPMorgan và Wells Fargo giảm khi giới đầu tư dự đoán các ngân hàng này sẽ có kết kinh doanh ảm đạm trong quý I.

Dow Jones cũng giảm khi giới phân tích dự báo kết quả kinh doanh của một số tập đoàn công nghiệp không khả quan do ảnh hưởng bởi Covid-19.

Trong khi đó, Nasdaq lại có được sắc xanh nhờ sự hỗ trợ của cổ phiếu Amazon khi đại gia này cho biết tuyển thêm 75.000 nhân viên do các đơn đặt hàng tăng mạnh trong mùa dịch.

Kết thúc phiên 9/4, chỉ số Dow Jones giảm 328,6 điểm (-1,39%), xuống 23.390,77 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 28,19 điểm (-1,01%), xuống 2.761,63 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 38,85 điểm (+0,48%), lên 8.192,42 điểm.

Chứng khoán châu Á 

Chứng khoán Nhật Bản đã tăng hơn 3% lên mức cao nhất trong hơn một tháng vào, nhờ vào lực mua mạnh nhóm cổ phiếu chất bán dẫn và bán lẻ.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 3,13% lên 19.638,81 điểm. Chỉ số Topix tăng 1,96% lên 1.433,51 điểm với 31 trên 33 chỉ số phụ tăng điểm.

Yasuo Sakuma, Giám đốc đầu tư của Libra Investments cho biết, một số nhà đầu tư đã nhìn thấy những dấu hiệu sớm chạm đáy và mua mạnh, đặt cược sự phục hồi sẽ diễn ra trước 6 tháng.

Cổ phiếu của các nhà sản xuất thiết bị sản xuất chất bán dẫn đang có nhu cầu sau khi chỉ số bán dẫn Philadelphia của Mỹ tăng đêm qua. Theo đó, Sumco Corp tăng 5,5%, Awesomeest Corp tăng 6,4% và Tokyo Electron Ltd tăng 4%.

Ông lớn SoftBank Group tăng 5,2%, sau khi phủ nhận một báo cáo trước đó rằng Quỹ Vision sẽ báo lỗ 1,8 nghìn tỷ yên (16,7 tỷ USD) trong năm kết thúc vào tháng 3.

Ngoài ra, bán lẻ, vận tải biển và dịch vụ là ba lĩnh vực hoạt động tích cực khác trên thị trường với FamilyMart Co Ltd nổi bật, tăng 9,3% sau dự báo lợi nhuận ròng tăng 37,8% cho năm tài chính hiện tại kết thúc vào tháng 2.

Chứng khoán Trung Quốc đã tăng sau khi nước này công bố dữ liệu thương mại cho thấy xuất nhập khẩu tháng 3 không giảm mạnh như dự báo trước đó, mang lại cho các nhà đầu tư hy vọng về sự phục hồi kinh tế, mặc dù sự lan truyền toàn cầu của Covid-19 vẫn còn phức tạp.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 1,59% lên 2.827,28 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 1,93% lên 3.825,70 điểm.

Xuất khẩu của Trung Quốc giảm 6,6% trong tháng 3 và nhập khẩu giảm 0,9% so với cùng kỳ năm trước. Đây là con số khả quan, bởi theo khảo sát các nhà kinh tế được thực hiện bởi Reuters thì con số này là sụt giảm 14% và nhập khẩu sẽ giảm 9,5%.

Chứng khoán Hồng Kông đã tăng nhẹ, khi Trung Quốc báo cáo tình hình xuất nhập khẩu trong tháng 3 vừa qua không tệ như dự đoán.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,56% lên 24,435,40 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,37% lên 9.847,47 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm 1,1%, ngành CNTT tăng 1,12%, tài chính tăng 0,6% và bất động sản tăng 1,05%.

Chứng khoán Hàn Quốc đã tăng gần 2%, mức tăng mạnh nhất trong một tuần, khi dữ liệu thương mại của Trung Quốc không quá xấu như dự báo, đồng thời sự lo ngại về đại dịch Covid-19 giảm bớt cũng trấn an tâm lý nhà đầu tư.

Thị trường tài chính Hàn Quốc sẽ đóng cửa vào ngày mai cho một cuộc tổng tuyển cử với việc người dân sẽ chọn ra 300 ghế tại quốc hội. Theo The Guardian, vào tối 10/4, đã có tới hơn 5 triệu người dân Hàn Quốc đi bỏ phiếu sớm, mức bỏ phiếu cao kỉ lục kể từ khi hình thức bỏ phiếu được triển khai tại quốc gia này 7 năm về trước. 

Kết thúc phiên 14/4: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 595,41 điểm (+3,13%), lên 19.638,81 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 44,24 điểm (+1,59%), lên 2.82728 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 135,07 điểm (+0,56%), lên 24.435,40 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 31,32 điểm (+1,72%), lên 1.857,08 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

Không chỉ với doanh nghiệp, lãi vay của cá nhân cũng giảm mạnh

Vừa để hỗ trợ khách hàng cá nhân, vừa giảm rủi ro nợ xấu tăng, nhiều ngân hàng đã chủ động giảm lãi suất cho vay tiêu dùng ở cả khoản nợ cũ và vay mới..>> Chi tiết

Chính sách cổ tức không còn chắc chắn

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến khó lường hiện nay, những doanh nghiệp có lịch sử chi trả cổ tức tốt cũng không chắc đã duy trì được chính sách cổ tức..>> Chi tiết

Đại hội trực tuyến, những điểm vướng của doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp đang bối rối chưa biết tổ chức họp đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) như thế nào để đảm bảo vừa tuân thủ quy định pháp luật về quản trị công ty, vừa đảm bảo phòng dịch Covid-19..>> Chi tiết

Bloomberg: Chứng khoán Việt Nam bật tăng mạnh nhất thế giới

Sau khi chao đảo trong tháng 3 ở mức độ dữ dội nhất kể từ năm 2001 tới nay, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đang hồi phục..>> Chi tiết

Bức tranh kết quả kinh doanh của các lĩnh vực dưới góc nhìn của JPMorgan Chase

JPMorgan Chase mở màn mùa báo cáo kết quả kinh doanh và đưa ra các ước tính lợi nhuận sụt giảm trong ngắn hạn của một số ngành, nhưng bên cạnh đó cũng có những thông tin tích cực được kỳ vọng..>> Chi tiết

Tin bài liên quan