Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán châu Á đi lên trong nghi ngờ

Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán châu Á đi lên trong nghi ngờ

(ĐTCK) VN-Index và chứng khoán châu Á tiếp đà tăng; Quý I/2020 ngành bảo hiểm tăng trưởng khoảng 16%; Đầu tư giá trị không có nghĩa là nắm giữ dài hạn; Tiền mới tiếp sức cho niềm tin đầu tư; Cần giải pháp mạnh hơn tiếp sức cho thị trường chứng khoán; Chứng khoán châu Á giữ đà đi lên mạnh mẽ; Sau Nga, OPEC cũng muốn Mỹ tham gia thỏa thuận cắt giảm....là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay 7/4 tăng 200.000 so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội giảm trở lại đúng 200.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 47,10 – 48,12 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua Mỹ tăng 38,9 USD lên .1660,7 USD/ounce, sang phiên châu Á sáng nay, vàng có thời điểm vọt lên gần 1/670 USD/ounce, trước khi hạ nhiệt về gần 1.660 USD/ounce vào cuối giờ chiều.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,6% xuống 100,09 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 6/4 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.230 đồng, giảm 4 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.340 - 23.550 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,73 USD (+2,80%), lên 26,81 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,74 USD (+2,24%), lên 33,79 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index duy trì đà tăng tốt

Sau 4 phiên tăng mạnh liên tiếp, thị trường đã gặp áp lực chốt lời và rung lắc trong phiên sáng 7/4. Tuy nhiên, những trụ đỡ vẫn hoạt động tốt giữ đà đi lên cho chỉ số.

Bước sang phiên chiều, đà tăng tiếp tục được nới khi cặp đôi VHM và VRE bay cao, cùng sự góp sức của một số mã lớn đã đưa VN-Index tăng gâng 10 điểm khi đóng cửa lên trên 746 điểm.

Ngoài VHM và VRE tăng kịch trần thì một số mã lớn khác cũng nới rộng biên độ hơn như VNM +2,4%, SAB +3,8%, MWG +6,7%, MSN +2,9%, BVH +5,6%...

Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ cũng chịu áp lực bán mạnh như ROS, AMD, LDG  giảm sàn, cùng FLC, HAI, DLG, DXG, SCR, QCG… kết phiên trong sắc đỏ.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 15,28 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 393,86 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 7/4: VN-Index tăng 9,94 điểm (+1,35%), lên 746,69 điểm; HNX-Index tăng 0,17 điểm (+0,16%), lên 103,43 điểm; UPCoM-Index tăng 0,1 điểm (+0,19%), lên 50,43 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Báo cáo về sự lây nhiễm mới và tử vong ở các vùng dịch như New York, Ý, Tây Ban Nha có tốc độ chậm lại giúp giới đầu tư kỳ vọng vào khả năng dịch đã tới đỉnh và thời gian kiểm soát được đại dịch không còn xa, nên hồ hởi xuống tiền ồ ạt mua vào trên thị trường chứng khoán, kéo cả 3 chỉ số chính của phố Wall tăng vọt trong phiên đầu tuần mới.

Kết thúc phiên 6/4, chỉ số Dow Jones tăng 1.627,46 điểm (+7,73%), lên 22.679,99 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 175,03 điểm (+7,03%), lên 2.663,68 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 540,15 điểm (+7,33%), lên 7.913,24 điểm.

Chứng khoán châu Á giữ đà đi lên

Chứng khoán Nhật Bản biến động khá mạnh, nhưng đã bứt hăn lên về cuối phiên khi giới đầu tư đặt cuộc vào gói kích thích được gia tăng của Tokyo.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 2,01% lên 18.950,18 điểm. Chỉ số Topix tăng 1,96% lên 1.403,21 điểm.

Tuy nhiên, giới phân tích cho biết, đây là một phiên tăng điểm thiếu thuyết phục với với khối lượng cổ phiếu được trao tay chỉ ở mức 2,82 nghìn tỷ yên, thấp hơn khá nhiều so mức trung bình trong 20 ngày qua là 3,51 nghìn tỷ yên.

Thị trường đặt cược vào việc Chính phủ Nhật Bản lên kế hoạch tăng gói kích thích lên tới 108 nghìn tỷ yên - bằng 20% GDP để giảm bớt tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế. Thủ tướng Shinzo Abe sẽ tổ chức một cuộc họp báo vào lúc 19h (giờ GMT).

Một số cổ phiếu nổi bật gần đây bị chố lời như Fujifilm Holdings Corp, công ty sản xuất thuốc chống Avigan dùng để điều trị COVID-19 tiềm năng, đã giảm 5,5%.

Nhà điều hành chuỗi nhà thuốc Welcia Holdings Co Ltd và nhà cung cấp dịch vụ hội nghị web / TV V-cube Inc lần lượt giảm 5,2% và 7,2%.

Chứng khoán Trung Quốc đã tăng sau một ngày nghỉ giao dịch, với tâm lý nhà đầu tư được nâng đỡ bởi việc Ngân hàng Trung ương (PBOC) cắt giảm tỷ lệ dữ trữ bắt buộc (RRR) tại hệ thống ngân hàng vừa và nhỏ.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 2,05% lên 2.820,76 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 2,28% lên 3.798,02 điểm.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) cho biết hôm thứ Sáu tuần trước rằng, họ đã cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng vừa và nhỏ, qua đó, có thể giải phòng khoảng 400 tỷ nhân dân tệ (56,38 tỷ USD) vào nền kinh tế để chống chọi lại sức ảnh hưởng tiêu cực của Covid-19.

Trung Quốc hiện có khoảng 4.000 ngân hàng vừa và nhỏ. Việc cắt giảm mới nhất sẽ hạ RRR xuống còn 6%.

Chứng khoán Hồng Kông thêm một phiên tăng tốt theo chân thị trường Đại lục, nhờ sau khi gói kích thích kinh tế mới nhất của Bắc Kinh và sự sụt giảm trong các trường hợp nhiễm Covid-19 mới.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 2,12% lên 24.253,29 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 2,02% lên 9.846,92 điểm.

Hiện tại, chỉ số Hang Seng có thể bắt đầu ổn định, nâng cao đáng kể tâm lý thị trường, do động thái cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của PBOC vào ngày cuối tuần trước để giải phóng 56 tỷ USD vào thị trường, các nhà phân tích tại Guodu Hong Kong cho biết.

Chứng khoán Hàn Quốc có thêm một phiên tăng khá, khi giới đầu tư tập trung vào các dấu hiệu ban đầu cho thấy đại dịch Covid-19 có thể đang chậm lại ở một số nơi tại châu Âu.

Đáng chú ý, cổ phiếu của Samsung Electronics tăng 1,9% sau khi cho biết, lợi nhuận hoạt động trong quý đầu tiên của năm 2020 có khả năng tăng 3% so với cùng kỳ, vượt xa dự báo của các nhà phân tích, nhờ doanh số chip gia tăng đã bù đắp cho sự sụt giảm của smartphone và TV.

LG Electronics tăng mạnh 6,7%, khi đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực TV, điện thoại với Samsung cho biết, lợi nhuận hoạt động trong quý đầu tiên của có thể tăng 21% lên 1 nghìn tỷ won.

Kết thúc phiên 7/4: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 373,88 điểm (+2,01%), lên 18.950,18 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 56,78 điểm (+2,05%), lên 2.82076 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 504,17 điểm (+2,12%), lên 24.253,29 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 31,72 điểm (+1,77%), lên 1.823,60 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

Quý I/2020 ngành bảo hiểm tăng trưởng khoảng 16%

Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, quý I/2020, hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt mức tăng cao, ước tính tăng 16% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực nhân thọ tăng 21%, lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tăng 8%..>> Chi tiết

Đầu tư giá trị không có nghĩa là nắm giữ dài hạn

Trong bài viết mới đây, một chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm về kinh doanh và đầu tư đã khẳng định, việc đầu tư giá trị là phải nắm giữ dài hạn. Bài viết ấy được hàng nghìn lượt chia sẻ và bình luận ủng hộ. Tuy nhiên, quan điểm này chưa hẳn là luôn luôn đúng..>> Chi tiết

Tiền mới tiếp sức cho niềm tin đầu tư

Theo ước tính của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE), kể từ đầu tháng 2 tới hết tháng 3, các doanh nghiệp đăng ký và thông qua kế hoạch mua cổ phiếu quỹ lên tới 4.000 tỷ đồng, trong khi lãnh đạo doanh nghiệp và người liên quan đăng ký mua vào khoảng 2.000 tỷ đồng..>> Chi tiết

Cần giải pháp mạnh hơn tiếp sức cho thị trường chứng khoán

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán được dự báo sẽ tiếp tục bị tác động tiêu cực bởi dịch Covid-19, ông Nguyễn Thanh Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán Việt Nam (VASB) cho rằng, cơ quan quản lý cần triển khai các giải pháp hỗ trợ thị trường và nhà đầu tư mạnh mẽ hơn..>> Chi tiết

Sau Nga, OPEC cũng muốn Mỹ tham gia thỏa thuận cắt giảm, ông Trump để ngỏ khả năng

Reuters trích dẫn 3 nguồn tin nội bộ cho biết, tại cuộc họp sắp tới, các quốc gia thành viên OPEC+ có thể sẽ đồng ý cắt giảm sản lượng dầu, nếu Mỹ cũng tham gia thỏa thuận..>> Chi tiết

Tin bài liên quan