Thị trường tài chính 24h: Chưa thể gượng dậy

Thị trường tài chính 24h: Chưa thể gượng dậy

(ĐTCK) VN-Index chưa ngừng rơi; Ngân hàng đua chốt tăng vốn; Chợ UPCoM không thiếu “hàng hiệu”; Nhiều công ty chứng khoán “vượt khó” thành công; Doanh nghiệp hiến kế để ngành du lịch “bung lụa”; Chứng khoán châu Á chưa được giải cứu; Cánh cửa ra thế giới đang dần đóng lại với Huawei...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index tiếp tục giảm

Dư âm từ phiên giảm phiên hôm qua cùng với diễn biến tiêu cực trên thị trường thế giới tiếp tục diễn ra trong phiên sáng nay, VN-Index giảm mạnh ngay khi mở cửa. Sau đó, lực cầu bắt đáy đã được khởi động nhưng dường như chỉ mang tính chất thăm dò nên đà hồi phục bền vững.

Trong phiên chiều. Áp lực bán trên diện rộng khiến thị trường tiếp tục giảm, nhưng việc mua vào diễn ra thận trọng, vậy nên VN-Index chỉ nhúc nhắc hồi phục khi đóng cửa.

Một số mã vốn hóa lớn như GAS, TCB, BID, VCB hay bluechips như MBB, MWG, REE, CTD... đã kịp hồi phục và tăng điểm. theo đó, MBB +0,2% lên 21.300 đồng; BID +1,4% lên 33.650 đồng…

Trong khi đó, nhiều mã trụ khác vẫn giảm mạnh như VNM -1,6% về 131.700 đồng, HPG -4% về 31.100 đồng, VJC -1,3% về 124.900 đồng, PNJ -3,7% về 95.800 đồng, NVL -2,8% về 64.800 đồng, MSN -1% về 81.200 đồng, BVH -4,7% về 94.000 đồng, FPT -2,3% về 42.000 đồng,...

Tại nhóm cổ phiếu thị trường, sắc xanh chỉ le lói ở một vài mã như HAG, QGC, SHI..., còn lại là giảm điểm. Mã ITA dẫn đầu thanh khoản sàn HOSE với 10,32 triệu đơn vị khớp lệnh, nhưng đứng giá 3.250 đồng.  

Trên sàn HOSE, khối ngoại mua ròng 7,25 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 389,65 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 266.740 đơn vị. Tổng giá trị mua ròng tương ứng 1,23 tỷ đồng.

Trên UPCoM, khối ngoại mua ròng 382.390 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 25,29 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 18/12: VN-Index giảm 6,4 điểm (-0,64%), xuống 927,25 điểm; HNX-Index giảm 0,58 điểm (-0,56%) xuống 104,42 điểm; UPCoM-Index giảm 0,23 điểm (-0,43%), xuống 52,61 điểm.

Chứng khoán Mỹ 

Lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cũng như khả năng Fed tăng lãi suất trong cuộc họp giữa tuần này khiến giới đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục bán mạnh ra trong phiên đầu tuần mới, kéo cả 3 chỉ số chính của phố Wall có thêm phiên giảm 2%. Trong đó, chỉ số S&P 500 đóng cửa ở mức thấp nhất 14 tháng.

Kết thúc phiên 17/12, chỉ số Dow Jones giảm 507,53 điểm (-2,11%), xuống 23.592,98 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 54,01 điểm (-2,08%), xuống 2.545,94 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 156,93 điểm (-2,27%), xuống 6.753,73 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản theo chân các thị trường lớn khác giảm mạnh, do lo ngại về việc tăng trưởng toàn cầu chậm lại đã gây thiệt hại cho các cổ phiếu chu kỳ.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm 1,82% xuống 21.115,45 điểm. Topix giảm 1,99% xuống 1.562,51 điểm, mức đóng cửa thấp nhất kể từ tháng 5/2017.

Shogo Maekawa, chiến lược gia thị trường toàn cầu tại JPMorgan Asset Management cho biết, các nhà đầu tư từ trung đến dài hạn đang cơ cấu danh mục tài sản để phản ánh quan điểm thận trọng, do vấn đề tăng trưởng toàn cầu có thể chậm lại. Họ đang giảm tỷ trọng các tài sản rủi ro như cổ phiếu và mua vào các sản phẩm có thu nhập cố định và bền vững như trái phiếu Mỹ.

Phiên hôm nay, cổ phiếu chu kỳ như các nhà sản xuất điện tử và công nghệ - các lĩnh vực thường được hưởng lợi khi nền kinh tế dự kiến sẽ tăng trưởng tốt đã bị bán tháo với Fujitsu Ltd giảm 2,9%, Sony Corp giảm 4,4%, Nintendo Co giảm 3,3% và Sumco Corp giảm 1,2%.

Các nhà xuất khẩu cũng đi xuống sau khi đồng yên tăng lên mức cao nhất trong 1 tuần qua so với đồng USD với Toyota Motor Corp giảm 0,9%, Bridgestone Corp mất 1,5% và Nikon Corp giảm 1,1%....

Đáng chú ý, phiên hôm nay Takeda Pharmaceutical đã giảm 8,9% sau khi bị Moody đánh tụt xếp hạng xuống Baa2 từ A2 trước đó, sau khi Takeda có ý định mua Shire Plc.

Park24 đã giảm 12,5% sau khi nhà điều hành bãi đỗ xe dự báo giảm 7,6% lợi nhuận ròng trong năm tài chính hiện tại.

Đi ngược thị trường là cổ phiếu của Công ty xây dựng Daito Trust tăng 1,3% sau khi cho biết sẽ mua lại 86,8 tỷ yên cổ phiếu quỹ (771 triệu USD), tương đương 9,4% cổ phiếu đang lưu hành.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình không đưa ra biện pháp hỗ trợ cụ thể nào cho nền kinh tế trong bài phát biểu đánh dấu 40 năm tự do hóa thị trường.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,8% xuống 2.576,65 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip mất 1,04% xuống 3.128,43 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành tài chính giảm hơn 1,4%, ngành tiêu dùng giảm 0,4% và y tế giảm 0,9%.

Chỉ số bất động sản giảm hơn 3,7%, sau khi các phương tiện truyền thông đưa tin rằng Trung Quốc có thể đưa ra luật thuế bất động sản vào năm 2020.

Trong bài phát biểu kỳ niệm 40 năm tự do hóa thị trường, ông Tập Cận bình đã kêu gọi về việc thực hiện cải cách không ngừng đối nhưng không đưa ra biện pháp cụ thể mới nào.

Tuy nhiên, nhà đầu tư lại mong đợi một thông báo lớn về chính sách tài khóa nới lỏng và gói cắt giảm thuế lên tới 5.000 tỷ nhân dân tệ (724,8 tỷ USD) trong năm năm tới.

Tăng trưởng kinh tế  Trung Quốc đang chịu áp lực lớn, và mục tiêu tăng trưởng cho năm 2019 đã được hạ xuống còn 6 - 6,5%, một nhà nghiên cứu tại cơ quan hoạch định nhà nước Trung Quốc thông tin với Reuters.

Phiên hôm nahoomnhoms cổ phiếu mất điểm nặng nhất là Zhejiang Hisun Pharmaceutical Co Ltd giảm 8,6%; Asia Cuanon Technology Shanghai Co Ltd, mất 8,4% và Poten Môi trường Group Co Ltd, giảm 7,5%.

Chứng khoán Hồng Kông trượt dốc, bị ảnh hưởng bởi sự thất vọng về việc không có chính sách hỗ trợ nền kinh tế nào từ Chủ tịch Tập Cận Bình trong bài phát biểu dịp kỷ niêm 40 năm Trung Quốc cải cách.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,1% xuống 25.814,25 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises mất 1,2% xuống 10.230,52 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm 2,3%, ngành CNTT mất 2,4%, tài chính giảm 0,7% và bất động sản giảm gần 1%.

Trong tuần này, chứng khoán Hồng Kông, vốn nhạy cảm với lãi suất sẽ phải đối mặt với một thử thách đến từ kết quả cuộc họp của Fed, và dự kiến cơ quan này tiếp tục sẽ tăng lãi suất.

Phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu H giảm nhiều nhất là Shenzhou International Group Holdings Ltd, giảm 4,2%, China Cinda Asset Management Co Ltd, giảm 4,1% và CNOOC Ltd, giảm 4%.

Kết thúc phiên 18/12: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 391,43 điểm (-1,82%), xuống 21.115,45 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 21,32 điểm (-0,82%), xuống 2.576,65 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 273,73 điểm (-1,05%), xuống 25.814,25 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC quay đầu giảm. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.360 đồng/USD

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 10.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,24 - 36,44 triệu đồng/lượng, giảm 20.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.787 đồng/USD, tăng 4 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.270 - 23.360 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Ngân hàng đua chốt tăng vốn

Thời điểm đáp ứng chuẩn về Basel II đang đến gần và lộ trình Ngân hàng Nhà nước đề ra là đến năm 2020, hệ thống ngân hàng Việt Nam phải có từ 12 đến 15 ngân hàng đáp ứng chuẩn Basel II khiến áp lực tăng vốn cuối năm càng nặng nề hơn..>> Chi tiết

Chợ UPCoM không thiếu “hàng hiệu”

Có số lượng doanh nghiệp đăng ký giao dịch cũng như mức vốn hóa vượt trội so với 2 sàn niêm yết, song vì nhiều nguyên nhân mà sàn UPCoM chưa thu hút được sự quan tâm của giới đầu tư, cho dù có không ít "hàng hiệu" như POW, OIL, BSR, HVN, ACV...>> Chi tiết

Nhiều công ty chứng khoán “vượt khó” thành công

Sau quý I tăng trưởng cao, thị trường chứng khoán cả năm 2018 có nhiều diễn biến không thuận lợi, điểm số chung hiện thấp hơn mức đầu năm, nhưng kết quả kinh doanh của nhiều công ty chứng khoán vẫn khả quan..>> Chi tiết

Doanh nghiệp hiến kế để ngành du lịch “bung lụa”

Các doanh nghiệp kỳ vọng, Đề án Cơ cấu lại ngành du lịch vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có thể giải quyết được các vướng mắc nội tại của ngành..>> Chi tiết

Total bắt đầu cuộc chơi tỷ USD ở Việt Nam

Tập đoàn Total đang lên kế hoạch đầu tư một dự án điện khí tỷ USD ở Ninh Thuận. Ông lớn dầu khí của Pháp phải chăng sẽ bắt đầu cuộc chơi lớn ở Việt Nam?..>> Chi tiết

Cánh cửa ra thế giới đang dần đóng lại với Huawei

Không chỉ tại Mỹ, Huawei còn gặp khó tại nhiều thị trường khác khi nhiều mạng tuyên bố sẽ không sử dụng thiết bị của hãng này..>> Chi tiết

Tin bài liên quan