Ảnh Shutterstock.

Ảnh Shutterstock.

Thị trường tài chính 24h: Chưa thể gượng dậy

(ĐTCK) VN-Index xuống ngưỡng 900 điểm; Nợ xấu tăng chỉ mang tính thời điểm; Khối ngoại “đi ngược” thị trường; Giải mã “sức ỳ”của thị giá cổ phiếu ASM; Chứng khoán giảm, quỹ ngoại “bốc hơi” hàng trăm triệu USD; Giá dầu thô cản bước chứng khoán thế giới; Alibaba: Niềm vui ngày hội mua sắm có kéo dài?...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index tiếp tục đi xuống

Trong phiên sáng, sau khi mở cửa trong sắc đỏ, VN-Index đã đảo chiều theo đà hồi phục của chứng khoán toàn cầu. Tuy nhiên, chỉ số không thể giữ nổi sắc xanh do dòng tiền còn rất dè dặt.

Bước vào phiên chiều, diễn biến không có nhiều thay đổi khi bên nắm giữ tiền vẫn giữ tâm lý thận trọng, đứng ngoài quan sát, trong khi bến bán cũng không còn tung hàng giá thấp mạnh khiến giao dịch diễn ra ảm đạm.

VN-Index có lúc đã hồi trở lại, nhưng việc nhóm dầu khí giảm sâu khiến VN-Index bị đẩy xuống dưới 900 điểm trước khi kịp lấy lại ngưỡng hỗ trợ này khi chốt phiên.

Nhóm dầu khí và ngân hàng là những nhóm cản bước hồi phục của thị trường. Cụ thể, GAS giảm 3,94% xuống 90.200 đồng, PLX giảm 2,65% xuống 55.000 đồng, PVD giảm 3,77% xuống 15.300 đồng.

Nhóm ngân hàng có BID giảm 3,23% xuống 30.000 đồng, CTG giảm 3,64% xuống 21.200 đồng, HDB giảm 4% xuống 28.800 đồng, VPB giảm 1,73% xuống 19.850 đồng, MBB giảm 1,46% xuống 20.250 đồng, các mã VCB và STB giảm nhẹ, còn EIB và TPB đi ngược với mức tăng 2,25% lên 13.650 đồng và 0,3% lên 25.500 đồng.

Một số mã lớn khác cũng gây áp lực lên thị trường như HPG giảm 2,98% xuống 35.800 đồng, VRE, VJC, BVH, BHN, MWG…

VN-Index may mắn nhận được sự hỗ trợ của VIC tăng 1,5% lên 94.700 đồng, VHM đứng tham chiếu 75.800 đồng, VNM tăng 1,29% lên 117.500 đồng, SAB tăng 2,27% lên 243.000 đồng.

Trên sàn HOSE, khối ngoại bán ròng 2,78 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 12,38 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 1,04 triệu đơn vị. Tổng giá trị bán ròng tương ứng 12,07 tỷ đồng.

Trên UPCoM, khối ngoại mua ròng 194.900 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 11,39 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 14/11: VN-Index giảm 4,45 điểm (-0,49%), xuống 900,93 điểm; HNX-Index giảm 1,27 điểm (-1,24%), xuống 101,2 điểm; UPCoM-Index giảm 0,22 điểm (-0,42%), xuống 51,24 điểm.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ

Sau khi giảm mạnh trong phiên đầu tuần do sự sụt giảm của nhóm cổ phiếu công nghệ và tài chính với 2 tác nhân chính là Apple và Goldman Sachs, phố Wall đã lấy lại sự cân bằng trong phiên thứ Ba.

Trong phiên thứ Ba, phố Wall chủ yếu giằng co quanh tham chiếu khi đà sụt giảm của nhóm cổ phiếu năng lượng và Boeing, được bù đắp bởi sự hồi phục trở lại của nhóm cổ phiếu công nghệ và hy vọng tiến triển về đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

WSJ trích lời các nguồn tin cho biết, Bộ trưởng Tài chính Mỹ - Steven Mnuchin đã nói chuyện với Phó thủ tướng Trung Quốc - Lưu Hạc qua điện thoại vào thứ Sáu tuần trước.

Cuộc đối thoại này không tạo ra kết quả đột phá, nhưng cho thấy hai bên đang nỗ lực tìm được tiếng nói chung để xoa dịu căng thẳng thương mại.

Kết thúc phiên 13/11, chỉ số Dow Jones giảm 100,69 điểm (-0,40%), xuống 25.286,49 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 4,04 điểm (-0,15%), xuống 2.722,18 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 0,01 điểm (+0,00%), lên 7.200,88 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng nhẹ, nhưng giao dịch khá ảm đạm, mặc dù cổ phiếu của các nhà cung cấp linh kiện cho Apple đã phục hồi mạnh.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 tăng 0,16% lên 21.846,48 điểm. Topix tăng 0,17% lên 1.641,26 điểm.

Cổ phiếu của các công ty cung cấp linh kiện cho Apple đồng loạt trở lại với TDK Corp tăng 3%, Tokyo Electron tăng 1,3% và Advantest Corp tăng 3%.

Các công ty ngành điện sau khi sụt giảm 7% hôm qua bởi những lo ngại về cung vượt cầu đã tăng trở lại với Tokyo Electric Power tăng 6,8% và hubu Electric Power tăng 3,7%.

Các cổ phiếu khai thác mỏ, năng lượng bị bán sau khi giá dầu thô giảm hơn 7% đêm qua với Inpex Corp giảm 1,9%, Japan Petroleum Exploration giảm 2,1%, Marubeni Corp giảm 2,2% và Mitsui & Co giảm 3%.

Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ tăng 1,5% sau khi tăng triển vọng lợi nhuận ròng lên 950 nghìn tỷ yên từ 850 nghìn tỷ yên cho năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2019.

Ngoài ra, tập đoàn này cũng cho biết họ sẽ mua lại lượng cổ phiếu trị giá lên tới 100 nghìn tỷ yên, tương đương 1,52% số cổ phần đang lưu hành.

Chứng khoán Trung Quốc giảm trở lại, khi dữ liệu mới cho tăng trưởng kinh tế yếu đi, cùng nhóm cổ phiếu năng lượng suy yếu do giá dầu giảm mạnh.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,9% xuống 2.632,24 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 1% xuống 3.204,94 điểm.

 Tăng trưởng bán lẻ tại Trung Quốc đã giảm xuống 8,6%, mức nhất kể từ tháng 5, qua đó đẩy cao tâm lý lo ngại rằng tiêu dùng nội địa chậm lại có thể làm tăng trưởng kinh tế đi xuống.

Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng của Trung Quốc cũng đã giảm mạnh trong tháng 10, mặc dù thực tế là nó đang được đẩy mạnh bằng các biện pháp kích thích của chính phủ.

Tăng trưởng đầu tư bất động sản cũng chỉ ở mức thấp 10 tháng trong tháng 10 vừa qua do doanh số bán nhà giảm.

Việc giá dầu thô lao dốc đã khiến nhóm cổ phiếu năng lượng tuột dốc với chỉ số theo dõi ngành giảm 2,06%. Nhưng các hãng hàng không lại được hưởng lợi do giá nhiên liệu giảm với Air China tăng 1,48% và China Southern Airlines tăng 2,19%.

Nhóm cổ phiếu tăng tốt nhất hôm nay là Zhongmin Energy Co Ltd, tăng 10,09%; Harbin Hatou Investment Co Ltd, tăng 10,08%; và  phần trăm và Jiangsu Wuzhong Industrial Co Ltd, tăng 10,08%.

Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất gồm Shenzhen Geoway Co Ltd giảm 8,2%; phần trăm, Shandong Jiangquan Industry Co Ltd giảm 7,1% và Shanghai Greencourt Investment Group giảm 6,93%.

Chứng khoán Hồng Kông điều chỉnh sau khi dữ cho thấy kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu giảm tốc.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,5% xuống 25.792,87 điểm. Chie số Hang Seng China Enterprises giảm 0,7% xuống 10.478,71 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm 3,2%, sau khi giá dầu thô giảm hơn 7% phiên Thứ ba. Hai trong số ba cổ phiếu giảm lớn nhất trong nhóm cổ phiếu H thuộc năng lượng với CNOOC Ltd giảm 4,7% và PetroChina Co Ltd giảm 3,6%.

Chỉ số phụ theo dõi ngành CNTT giảm 0,32%, ngành tài chính giảm 0,41%.

Cổ phiếu tăng giá lớn nhất là Link Real Estate Investment Trust, tăng 1,9%, trong thua lỗ lớn nhất là CSPC Pharmaceutical Group Ltd, giảm 5,6%.

Nhóm cổ phiếu H tăng tốt nhất gồm Air China Ltd., tăng 4,2%; ZhongAn Online P & C Insurance Co Ltd, tăng 4,2% và China Telecom Corp Ltd, tăng 2,05%.

Kết thúc phiên 14/11: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 35,96 điểm (+0,16%), lên 21.846,48 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 22,64 điểm (-0,85%), xuống 2.632,24 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 138,44 điểm (-0,54%), xuống 25.654,43 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC đứng giá. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.350 đồng/USD

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 40.000 đồng/lượng so với chiều hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,36 - 36,52 triệu đồng/lượng, không đổi so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.725 đồng/USD, giảm 2 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.260 - 23.350 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Nợ xấu tăng chỉ mang tính thời điểm

Kết quả thi hành án dân sự năm 2018 tính từ 1/10/2017 đến 30/9/2018 đối với các khoản nợ của tổ chức tín dụng (TCTD) thi hành xong 4.251 việc, thu được số tiền là 24.576 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 17,07% về số việc và 22,55% về số tiền, còn tồn đọng 20.656 việc và 84.424 tỷ đồng...>> Chi tiết

Khối ngoại “đi ngược” thị trường

Trong khi dòng tiền nội vẫn thận trọng thì khối nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại mua ròng trong 5 phiên liên tiếp, với tổng giá trị mua ròng trên 3 sàn là 400 tỷ đồng..>> Chi tiết

Chứng khoán giảm, quỹ ngoại “bốc hơi” hàng trăm triệu USD

háng 10, chỉ số VN-Index giảm mạnh. Nhiều quỹ đầu tư ngoại báo hiệu quả hoạt động kém khả quan so với nhiều năm trở lại đây..>> Chi tiết

Giải mã “sức ỳ”của thị giá cổ phiếu ASM (Tập đoàn Sao Mai)

iên tục báo lãi đột biến trong 3 quý đầu năm, nhưng cổ phiếu ASM của CTCP Tập đoàn Sao Mai vẫn là là mệnh giá. Vì sao lại có nghịch lý này?..>> Chi tiết

CPTPP mở ra triển vọng mới về hút vốn ngoại

Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết phê chuẩn CPTTP là một dấu mốc mới thể hiện sự chủ động của Việt Nam trong việc sẵn sàng đối mặt với thách thức nhằm đổi mới môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng ngày càng tương thích cao hơn với luật chơi quốc tế..>> Chi tiết

Alibaba: Niềm vui ngày hội mua sắm có kéo dài?

Mặc dù thiết lập thêm một kỷ lục mới, nhưng sự kiện mua sắm 11/11 của Alibaba lại chứng kiến tốc độ tăng trưởng giảm sút so với mức tăng 40% trong năm ngoái..>> Chi tiết

Tin bài liên quan