Ảnh Internet

Ảnh Internet

Thị trường tài chính 24h: Chờ hàng mới

(ĐTCK) VN-Index được cứu trong những phút cuối; Lãi suất trái phiếu chính phủ thấp: Bất lợi cho toàn ngành ngân hàng; Vốn ngoại trông chờ nguồn hàng mới; CPTPP: Cổ phiếu dè dặt chờ chuyển biến từ doanh nghiệp; Vinachem thoái vốn: Cơ hội đầu tư không đồng đều; Chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm điểm; “Bóng ma” khủng hoảng ngân hàng hiện hữu ở những nền kinh tế lớn...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index tăng nhẹ

Mở cửa phiên 15/3, áp lực bán đã chiếm ưu thế và tập trung mạnh tại nhóm bluechips, khiến VN-Index ngay lập tức giảm điểm, đe dọa mốc 1.130 điểm.

Tuy nhiên, cũng tại đây, sức cầu bắt đầu tích cực trở lại và dưới sự dẫn dắt của các cổ phiếu "vua", đặc biệt là BID với mức tăng trần, VN-Index đã hồi phục trở lại.

Ở phiên chiều, khi mà thị trường đang ngập trong sắc đỏ, nhóm ngân hàng đã tỏ rõ vai trò dẫn dắt. Trong số 8 mã ngân hàng niêm yết, chỉ có VPB và EIB là giảm nhẹ, còn lại đều tăng.

BID tăng trần 41.700 đồng (+6,9%). CTG tăng 3% lên 36.600 đồng, HDB tăng 1,1% lên 44.500 đồng, MBB tăng 3,3% lên 35.950 đồng.

VCB và EIB cùng lùi về tham chiếu  lần lượt 73.800 đồng và 15.000 đồng. VPB vẫn giảm 1,1% về 63.800 đồng.

Ngược lại, c VNM, VIC và SAB tạo gánh nặng lớn nhất lên chỉ số. Tuy nhiên, SAB chỉ còn mất 0,3% về 214.000 đồng. Cổ phiếu bia khác là BHN cũng giảm điểm, mất 1,1% về 137.000 đồng.

VNM và VIC đà giảm đều tăng về cuối phiên. VNM giảm 1,3% về 210.200 đồng. VIC giảm 2,9% xuống 99.500 đồng.

Nhiều mã lớn khác như VRE, PLX, MSN, VJC, HPG, FPT, KDC... cũng giảm điểm. Riêng VRE khớp lệnh 6,265 triệu đơn vị, giảm 0,9% về 53.000 đồng.

Đối với các cổ phiếu thị trường, sắc đỏ cũng chiếm ưu thế. Sắc xanh được thể hiện ở một số mã thanh khoản cao như SCR, FLC, HQC…

Cặp đôi HAG-HNG cũng khớp lệnh cao, đạt lần lượt 8,25 triệu và 6,6 triêu đơn vị, song chỉ HNG tăng (+3,4%), còn HAG đứng giá tham chiếu.

EMC tăng trần phiên thứ 3 liên tiếp lên 16.350 đồng. TLD giảm sàn về 23.350 đồng. Tương tự, EVG cũng ngắt chuỗi 4 phiên tăng bằng mức giá sàn 5.960 đồng phiên này.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng hơn 1,21 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 10,1 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 267.351 đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 11,09 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại bán ròng hơn 1,04 triệu đơn vị, với tổng giá trị tương ứng 17,14 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 15/3: VN-Index tăng 0,67 điểm (+0,06%), lên 1.138,76 điểm; HNX-Index tăng 0,86 điểm (+0,66%), lên 131,29 điểm; UPCoM-Index tăng 0,29 điểm (+0,47%), lên 61,58 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 8.419 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ sụt giảm hôm thứ Tư sau khi Tổng thống Donald Trump tìm cách áp đặt thuế mới đối với Trung Quốc, tăng cường mối lo sợ về một cuộc chiến thương mại có thể làm tăng chi phí và làm tổn thương doanh số bán hàng ở nước ngoài cho các công ty Mỹ.

Kế hoạch đánh thuế 60 tỷ USD với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, nhất là các ngành công nghệ, viễn thông và may mặc, nhằm giảm thâm hụt thương mại tới 100 tỷ USD với Trung Quốc hiện nay của ông Trump khiến phố Wall giảm khá mạnh trong phiên thứ Tư, trong đó Dow Jones giảm tới 1%.

Một thông tin khác cũng ảnh hưởng không tốt tới thị trường là số liệu vừa công bố cho thấy, doanh thu bán lẻ của Mỹ đã giảm trong tháng thứ 3 liên tiếp trong tháng hai, cho thấy sự suy giảm tăng trưởng kinh tế trong quý đầu tiên.

Kết thúc phiên 14/3, chỉ số Dow Jones giảm 248,91 điểm (-1,00%), xuống 24.758,12 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 15,83 điểm (-0,57%), xuống 2.749,48 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 14,20 (-0,19%), xuống 7.496,81 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng nhẹ, sau khi phần lớn thời gian giao dịch trong sắc đỏ với sự yếu kém của nhóm cổ phiếu máy móc.

Chỉ số Nikkei 255 tăng 0,1% lên 21.803,95 điểm. Topix tăng lên ở mức 1.743,60 điểm.

Trong phiên, điểm sáng là nhóm cổ phiếu bán lẻ với FamilyMart tăng 1,9%, Marui tăng 7,3%.

Các nhà sản xuất thiết bị máy móc suy giảm trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu tăng lên, sau khi Tổng thống Donald Trump tìm cách áp thuế mới lên Trung Quốc nhằm giảm thâm hụt thương mại với trị giá khoảng 100 tỷ USD.

Các nhà phân tích cho rằng điều có thể cắt giảm xuất khẩu và chi tiêu của Trung Quốc, qua đó, làm giảm lực cầu về máy móc đối với các công ty Nhật Bản, nhiều trong số đó có doanh thu lớn ở Trung Quốc.

Nhà sản xuất máy móc xây dựng Komatsu Ltd giảm 1,7% và Hitachi Construction Machinery mất 3,1%.

Nhà sản xuất vòng bi của NTN Corp giảm 3,2%, hãng sản xuất máy DMG Mori giảm 1,5% trong khi Okuma Corp, nhà sản xuất máy công cụ điều khiển số, giảm 1,5%.

Chứng khoán Trung Quốc sụt giảm, khi có sự trái ngược giữa đà tăng của nhóm cổ phiếu bền vững như tiêu dùng, y tế trong khi các cổ phiếu nhỏ, đặc biệt là các cổ phiếu mới niêm yết đã bị bán tháo.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm không đáng kể xuống 3.291,11 điểm, trong khi chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,6% lên 4.096,16 điểm.

Giao dịch khá trầm lắng khi các nhà đầu tư vẫn thận trọng và lo ngại rằng căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.

Một chỉ số theo dõi các công ty mới niêm yết ở Thâm Quyến giảm 3,3%, và là ngày giảm sâu nhất kể từ đầu tháng 2.  

Nguyên nhân do sau khi Trung Quốc ngày hôm qua đã thông báo phạt 870 triệu USD đối với tập đoàn Xiamen Beibadao do thao túng giá cổ phiếu, trong đó 3 cổ phiếu bị làm giá đều là những cổ phiếu mới niêm yết.

Phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu tăng điểm lớn nhất là Nước trái cây SDIC Zhonglu, tăng 10,05%, Thủy tinh Lạc Dương chiếm 10,03% và Tân Cương Bai Hua Cun tăng 10%.

Nhóm cổ phiếu mất điểm lớn nhất là Fukong Interactive Entertainment Co giảm 10,03%, Tederic Machinery Co Ltd giảm 6,79% và Changshu Fengfan Power Equipment Co Ltd giảm 5,39%.

Chứng khoán Hồng Kông tăng nhẹ, dẫn đầu bởi nhóm cp bất động sản và công nghệ thông tin.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,3% lên 31.541,10 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises cũng tăng 0,3% lên 12.719,84 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm 0,7%, ngành CNTT tăng 0,79% , tài chính tăng 0,3%,và bất động sản tăng 0,73%.

Cổ phiếu tăng mạnh nhất hôm nay là Country Garden Holdings Co, tăng 4,07%, trong khi giảm điểm nhiều nhất là China Mengniu Dairy Co Ltd,, giảm 3,85%.

Nhóm cổ phiếu H tăng điểm lớn nhất gồm  CSPC Pharmaceutical Group Ltd tăng 3,75%, Tập đoàn Bảo hiểm Ping An của China Ltd tăng 3,55% và China Pacific Insurance Group Co Ltd tăng 3,08%.

Nhóm cổ phiếu H giảm điểm nhieeyf nhất là China Shenhua Energy Co Ltd, giảm 2,24%, Zhuzhou CRRC Times Electric Co Ltd, giảm 2,1% và Dongfeng Motor Group Co Ltd giảm 2%.

Kết thúc phiên 15/3: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 26,66 điểm (+0,12%), lên 21.803,95 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 106,09 điểm (+0,34%), lên 31.541,10 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 0,27 điểm (-0,01%), xuống 3.291,11 điểm.

- Vàng SJC giảm nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.790  đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 20.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,58 - 36,78 triệu đồng/lượng, giảm đúng 20.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.440 đồng/USD, không đổi so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.720 - 22.790 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Lãi suất trái phiếu chính phủ thấp: Bất lợi cho toàn ngành ngân hàng

Lãi suất huy động trái phiếu chính phủ trên thị trường sơ cấp về mức 3% loại kỳ hạn 5 năm, thấp kỷ lục so với nhiều năm gần đây. Trong bối cảnh các ngân hàng thương mại vẫn đang là thành viên tham gia đấu thầu chính trên thị trường trái phiếu..>> Chi tiết

Vốn ngoại trông chờ nguồn hàng mới

Thoái vốn tại các blue-chip thuộc thế hệ thứ nhất để tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới với tỷ suất sinh lời kỳ vọng ở mức cao hơn, chuyển động của khối ngoại góp phần tạo ra sức sống mới cho thị trường chứng khoán và nếu được tận dụng tốt, nó còn có những tác động tích cực tới kinh tế vĩ mô..>> Chi tiết

CPTPP: Cổ phiếu dè dặt chờ chuyển biến từ doanh nghiệp

Tuy còn dè dặt khi đánh giá cơ hội từ Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), nhưng ghi nhận ban đầu từ một số doanh nghiệp dệt may và thủy sản cho thấy, các doanh nghiệp đang và sẽ phải tính đến việc thay đổi để vươn sang sân chơi mới, đón cơ hội từ hiệp định này..>> Chi tiết

Vinachem thoái vốn: Cơ hội đầu tư không đồng đều

Tên các công ty nằm trong danh sách thoái vốn của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đang được các nhà đầu tư quan tâm, kỳ vọng có thể kiếm lời từ các đợt thoái vốn này. Tuy nhiên, cơ hội được nhận định sẽ không diễn ra ở tất cả các cổ phiếu..>> Chi tiết

Amazon thâm nhập thị trường Việt Nam: Hoa hồng nhưng cũng lắm chông gai?

Mới đây, tại diễn đàn Toàn cảnh thương mại điện tử do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) tổ chức, ông Gijae Seong, Giám đốc bộ phận bán hàng toàn cầu của Amazon, đề cập việc hãng này đang tìm kiếm các nhà sản xuất, nhà xuất khẩu ở Việt Nam..>> Chi tiết

“Bóng ma” khủng hoảng ngân hàng hiện hữu ở những nền kinh tế lớn

Báo Les Echos số ra ngày 14/3 dẫn kết quả nghiên cứu của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) về các nguy cơ khủng hoảng ngân hàng cho thấy một số điều đáng ngạc nhiên..>> Chi tiết

Tin bài liên quan