Thị trường tài chính 24h: Chỉnh đốn chạy đua lãi suất

Thị trường tài chính 24h: Chỉnh đốn chạy đua lãi suất

(ĐTCK) VN-Index giảm nhẹ; Chỉnh đốn việc “chạy đua” lãi suất huy động ở các ngân hàng; Sàn “đỏ lòng, xanh vỏ”: Vạch rõ nguyên nhân; Tìm điểm sáng trong tương lai bấp bênh của thị trường; Phái sinh: Kỳ vọng nền giá mới; Chứng khoán châu Á giao dịch thận trọng;  Doanh nghiệp Mỹ vẫn chọn Trung Quốc, bất chấp thương chiến tăng nhiệt...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index mất mốc 980 điểm

Sự dè dặt đã tác động xấu lên sức cầu thị trường. Theo đó, sắc xanh đầu phiên nhanh chóng được thay bằng sắc đỏ, thậm chí VN-Index rời xa ngưỡng hỗ trợ 980 điểm trong phiên chiều.

Mặc dù đã có những nỗ lực đỡ giá trong thời điểm cuối nhưng chưa đủ mạnh để VN-Index lấy lại ngưỡng này.

Sức ép khiến Top 30 mã vốn hóa lớn nhất HOSE hầu hết giảm, trong đó nhiều mã giảm mạnh như MSN -1,9%, CTG -1,2%, HPG -2,5%, HDB -,12%...

Nhóm cổ phiếu ngân hàng, chỉ có duy nhất VCB còn tăng nhẹ. MBB có thanh khoản cao nhất với 8,7 triệu đơn vị, giảm 1,3%.

Nhóm cổ phiếu bất động sản và khu công nghiệp cũng đồng loạt giảm điểm, trong đó nhiều mã nằm sàn như NTC, SZL, SZC…

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 1,03 triệu đơn vị. Tổng giá trị mua ròng 88,7 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 4/9: VN-Index giảm 4,7 điểm (-0,48%), về 979,36 điểm; HNX-Index giảm 0,91 điểm (-0,89%), xuống 101,4 điểm; UPCoM-Index giảm 0,52 điểm (-0,9%), xuống 57,31 điểm.

Chứng khoán Mỹ 

Tâm lý thận trọng khiến phố Wall giằng co nhẹ quanh tham chiếu và đóng cửa ít thay đổi trong phiên cuối tuần.

Về dữ liệu kinh tế, báo cáo mới nhất cho thấy, chi tiêu tiêu dùng của Mỹ tăng mạnh trong tháng 7 khi các hộ gia đình mua một loạt hàng hóa và dịch vụ.

Dữ liệu này làm giảm nối lo suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, một  cuộc khảo sát từ Đại học Michigan cũng vào thứ Sáu cho thấy, chỉ số tâm lý tiêu dùng trong tháng 8 giảm nhiều nhất kể từ tháng 12/2012, trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang.

Trong tuần, phố Wall tăng mạnh nhất kể từ tháng 6 và chấm dứt chuỗi 4 tuần giảm liên tiếp. Cụ thể, Dow Jones tăng 3,02%, S&P 500 tăng 2,79% và Nasdaq Composite tăng 2,72%.

Kết thúc phiên 30/8, chỉ số Dow Jones tăng 41,03 điểm (+0,16%), lên 26.403,28 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 1,88 điểm (+0,06%), lên 2.926,46 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 10,51 điểm (-0,13%), xuống 7.962,88 điểm.

Thị trường châu Á 

Chứng khoán Nhật Bản tăng nhờ đồng yên yếu, nhưng sự thận trọng do ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và Brexit đã kìm hãm đà đi lên.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,02% lên 20.625,16 điểm. Topix tăng 0,37% lên 1.510,79 điểm.

Phiên hôm nay, các công ty bất động sản nhà đã tăng khá tốt nhờ sự sụt giảm trái phiếu dài hạn gần đây với Cosmos initia Co tăng 7,5%, Tosei Corp tăng 3,3% và Pressance Corp tăng 1,8%.

Chứng khoán Trung Quốc hồi nhẹ, nhờ sự trợ giúp của nhóm cổ phiếu công nghệ, khi Bắc Kinh thúc đẩy tự cung tự cấp trong lĩnh vực này trong bối cảnh cuộc chiến thương mại kéo dài với Mỹ.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng thêm 0,2%, lên 2.930,15 điểm. Chỉ số CSI300  bluechip tăng 0,1% lên 3.853,61 điểm.

Thông tin mới đáng chú ý là Trung Quốc đã gửi khiếu nại chống lại Mỹ đến  Tổ chức Thương mại Thế giới  (WTO) liên quan đến việc phía Mỹ vào ngày 1/9 bắt đầu áp thuế bổ sung đối với hàng hóa từ Trung Quốc.

Chứng khoán Hồng Kông cũng chịu áp lực, sau khi Trung Quốc bất ngờ gửi đơn kiện Mỹ lên WTO, và khủng hoảng chính trị tại thành phố chưa có được cải thiện.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,39% xuống 25.527,85 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,67% xuống 10.035,78 điểm,

Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 0,18% xuống 1.965,69 điểm, vẫn bởi những lo âu về cuộc xung đột thuong mại Mỹ-Trung leo thang, sau khi Trung Quốc nộp đơn kiện Mỹ lên WTO.

Kết thúc phiên 4/9: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 4,97 điểm (+0,02%), lên 20.625,16 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 6,05 điểm (+0,21%), lên 2.930,15 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 98,7 điểm (-0,39%), xuống 25.527,85 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Giá vàng hồi phục mạnh về cuối ngày. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.255 đồng/USD. 

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm thêm 70.000 đồng/lượng chiều mua vào và 120.000 đồng/lượng chiều bán ra so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 42,35 - 42,67 triệu đồng/lượng, tăng trở lại 170.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 23.139 đồng, tăng 6 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.135 - 23.255 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Chỉnh đốn việc “chạy đua” lãi suất huy động ở các ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa phát đi cảnh báo các tổ chức tín dụng (TCTD) đã điều chỉnh lãi suất tiền gửi bằng VND nhanh và mạnh ở một số kỳ hạn, hay triển khai các sản phẩm chứng chỉ tiền gửi với mức lãi suất cao..>> Chi tiết

Sàn “đỏ lòng, xanh vỏ”: Vạch rõ nguyên nhân

Một trong những hiện tượng trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã kéo dài tương đối lâu, đó là hiện tượng chỉ số dù xanh hay đỏ thì số lượng mã giảm vẫn áp đảo số lượng mã tăng. Hiện tượng nào cũng có nguyên nhân của nó và bài viết này đưa ra lý giải dưới góc nhìn thanh khoản..>> Chi tiết

Tìm điểm sáng trong tương lai bấp bênh của thị trường

Yếu tố khó lường là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư toàn cầu, do đó, dòng tiền vào ETF đã bị rút mạnh và có thể sẽ tiếp tục bị gián đoạn. Trên thị trường quốc tế, nhà đầu tư có xu hướng chọn các tài sản an toàn. Vậy ở Việt Nam thì sao?..>> Chi tiết

Phái sinh: Kỳ vọng nền giá mới

Tâm lý thị trường chuyển biến tích cực khi các hợp đồng phái sinh khép mức chênh lệch giá âm với thị trường cơ sở. Tuy nhiên, với biến động giá mạnh từ thị trường chung, dòng tiền lớn chưa tham gia vào thời điểm này..>> Chi tiết

Luồng sinh khí mới cho nền kinh tế

Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tháng 8 và 8 tháng cho thấy, kinh tế tiếp tục tăng trưởng tích cực hơn và đang tiến dần về đích năm 2019..>> Chi tiết

Doanh nghiệp Mỹ vẫn chọn Trung Quốc, bất chấp thương chiến tăng nhiệt

Trong bối cảnh bất ổn của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, các tập đoàn đa quốc gia của Mỹ đang chuyển tới nơi có lượng khách hàng lớn và nơi đó không đâu khác ngoài Trung Quốc..>> Chi tiết

Tin bài liên quan