Thị trường tài chính 24h: Câu chuyện cũ ! đáo hạn phái sinh

Thị trường tài chính 24h: Câu chuyện cũ ! đáo hạn phái sinh

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) VN-Index biến động mạnh trong phiên ATC; Vẫn chưa hết cảnh báo sớm cho các nhà băng; Covid-19 tác động ngược lên thị trường chứng khoán Việt Nam; Luật Doanh nghiệp 2020 mở rộng cửa cho thị trường vốn; Cắt quyền doanh nghiệp quyết nới room, ý kiến đồng thuận tăng lên; Chứng khoán Trung Quốc bị bán tháo;  Ông Tập trấn an các CEO toàn cầu...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô 

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 16/7 giảm 20.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã tăng trở lại 40.000 đồng/lượng, hiện niêm yết ở mức 50,32 – 50,71 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 0,7 USD lên 1.810,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng yếu dần và về gần 1.803 USD/ounce vào cuối giờ chiều. Giá vàng tương lai giao tháng 8 trên sàn Comex New York giảm 6,4 USD xuống 1.807,4 USD/ounce.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,20% lên 96,28 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 16/7 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.221 đồng, giảm 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.100 - 23.280 đồng/USD.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,40 USD (-0,97%), xuống 40,80 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,24 USD (-0,55%), xuống 43,55 USD/thùng.

Chứng khoán trong nước

VN-Index bật tăng trong ngày đáo hạn phái sinh tháng 7

Ngày đáo hạn hợp đồng tương lai VN30F2007 nên ngay từ khi mở cửa, nhà đầu tư cả bên bán và bên mua đều giữ thế thủ khiến thị trường lình xình kéo dài cho đến trước khi bước vào đợt khớp lệnh ATC.

Ngay khi bước vào đợt khớp lệnh ATC, lực cầu đỡ giá ở các mã trong nhóm VN30 đã được tung vào, kéo hàng loạt mã đảo chiều tăng giá, qua đó kéo VN30-Index tăng thẳng đứng lên mức cao nhất ngày 819,83 điểm (+1,19%).

Dù vậy, nhưng toàn bộ các hợp đồng phái sinh tương lai đều giảm, cả hợp đồng đáo hạn ngày hôm nay là VN30F2007, khi -0,12% xuống 816 điểm với 96.189 hợp đồng được chuyển nhượng.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 2,69 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 25,87 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 16/7: VN-Index tăng 6,92 điểm (+0,80%), lên 876,83 điểm; HNX-Index giảm 0,32 điểm (-0,27%), xuống 115,59 điểm; UPCoM-Index tăng 0,05 điểm (+0,09%), lên 57,03 điểm.

Chứng khoán Mỹ 

Phố Wall khởi sắc trong phiên thứ Tư ngày 15/7 một phần cũng nhờ được hỗ trợ từ kết quả kinh doanh vượt kỳ vọng của ngân hàng Goldman Sachs.

Goldman Sachs công bố kết quả kinh doanh quý II/2020 vượt xa kỳ vọng với doanh thu đạt 13,3 tỷ USD, cao hơn 3,5 tỷ USD so với kì vọng của giới phân tích. Kết phiên, cổ phiếu Goldman Sachs tăng 1,4%.

Bên cạnh đó, hỗ trợ thị trường còn đến từ thông tin, vaccine mRNA-1273 do hãng dược phẩm Moderna phát triển đã tạo ra kháng thể chống virus Covid-19 trên toàn bộ 45 bệnh nhân tham gia thử nghiệm bước đầu. Giá cổ phiếu Moderna chốt phiên 15/7 nhảy vọt 6,9%.

Kết thúc phiên 15/7, chỉ số Dow Jones tăng 227,51 điểm (+0,85%), lên 26.870,10 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 29,04 điểm (+0,91%), lên 3.226,56 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 61,92 điểm (+0,59%), lên 10.550,49 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm, khi các ca mắc mới Covid-19 ở Tokyo khiến tâm trạng thị trường chùng xuống.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,76% xuống 22.770,36 điểm. Chỉ số Topix mất 0,66% xuống 1.579,06 điểm.

Thống đốc Tokyo, ông Yuriko Koike cho biết các trường hợp nhiếm mới Covid-19 có khả năng vượt quá 280 ca trong hôm nay. Một ngày trước đó, Tokyo đã nâng cảnh báo dịch bệnh lên mức cao nhất.

Hôm nay, nhóm cổ phiếu liên quan đến chất bán dẫn giảm sâu nhất với Screen Holdings Co Ltd giảm 4,17%, Eclest Corp và Tokyo Electron Ltd giảm lần lượt 2,68% và 2,55%.

Ở chiều ngược lại, Japan Exchange Group Inc tăng 6,51% sau khi được đua vào bộ chỉ số Nikkei 225 thay thế cho Sony Financial Holdings kể từ 29/7.

Chứng khoán Trung Quốc gặp chốt lời, bị bán tháo mạnh sau đợt tăng mạnh gần đây.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 4,5% xuống 3.210,10 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 4,81% xuống 4.516,25 điểm.

Mặc dù dữ liệu GDP của Trung Quốc tăng trưởng 3,2% trong quý II, nhưng tiêu dùng và đầu tư trong nước vẫn còn yếu càng khiến áp lực chốt lời gia tăng.

Chứng khoán Hồng Kông sụt giảm mạnh, bị đè nặng bởi những lo ngại về quan hệ Trung-Mỹ ngày một xấu đi.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 2% xuống 24.970,69 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 2,47% xuống 10.133,92 điểm.

Hôm thứ Tư, Bắc Kinh đã cảnh báo về các vụ trả đũa và triệu tập Đại sứ Mỹ để phản đối Đạo luật Tự trị Hồng Kông được Quốc hội Mỹ thông qua và được Tổng thống Donald Trump ký, cho thấy dấu hiệu leo thang thêm trong căng thẳng Trung-Mỹ.

Chứng khoán Hàn Quốc cũng không thoát khỏi sắc đỏ, khi căng thẳng Trung-Mỹ gia tăng và dữ liệu yếu từ Trung Quốc.

Ngoại trưởng Mỹ, ông Mike Pompeo cho biết, Mỹ sẽ áp đặt các hạn chế thị thực đối với các công ty Trung Quốc, trong khi chính quyền Trump cũng dự kiến sẽ hành động để giải quyết các rủi ro an ninh mà 2 ứng dụng TikTok và WeChat tạo ra.

Kết thúc phiên 15/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 175,14 điểm (-0,76%), xuống 22.770,36 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 151,21 điểm (-4,50%), xuống 3.210,10 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 510,89 điểm (-2,00%), xuống 24.970,69 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 18,12 điểm (-0,82%), xuống 2.183,76 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

Vẫn chưa hết cảnh báo sớm cho các nhà băng

Kết quả 2 quý đầu năm của các ngân hàng đa số là những con số đẹp, tuy nhiên những cảnh báo về nợ xấu vẫn tiếp tục..>> Chi tiết

Covid-19 tác động ngược lên thị trường chứng khoán Việt Nam

2 giá trị quan trọng nhất của TTCK là thanh khoản và huy động vốn có chuyển động trái chiều trong môi trường kinh doanh có yếu tố bất thường là đại dịch Covid-19..>> Chi tiết

Luật Doanh nghiệp 2020 mở rộng cửa cho thị trường vốn

Thực tiễn hoạt động kinh doanh những năm qua ở Việt Nam cho thấy vấn đề quản trị công ty đã trở nên đáng báo động cả về nhận thức, thực tiễn và hậu quả mà nó đang diễn ra..>> Chi tiết

Cắt quyền doanh nghiệp quyết nới room, ý kiến đồng thuận tăng lên

Việc trao quyền doanh nghiệp quyết nới room và nới ở mức nào vẫn đang là chủ điểm “nóng” vì có nhiều ý kiến trái chiều, nhưng ý kiến đồng thuận có dấu hiệu tăng lên..>> Chi tiết

Ông Tập trấn an các CEO toàn cầu khi ông Trump đẩy mạnh cô lập Trung Quốc

Chủ tịch Trung Quốc cam kết sẽ cung cấp một môi trường kinh doanh tốt hơn cho các công ty nước ngoài, ngay cả khi các công ty Trung Quốc đang bị giám sát gắt gao ở nước ngoài..>> Chi tiết

Tin bài liên quan