Ảnh Internet

Ảnh Internet

Thị trường tài chính 24h: Cái bẫy của P/E

(ĐTCK) T+3 về, VN-Index giảm mạnh; Lãi suất tăng hút tiền nhàn rỗi quay trở lại ngân hàng; Cái bẫy của P/E; Giải mã TTCK “giật đùng đùng”; VN-Index về 1.000 điểm: Cơ hội và rủi ro; Chứng khoán Mỹ kéo Chứng khoán cả thế giới chìm nghỉm;  Người giàu nhất hành tinh mất hơn 5 tỷ USD một đêm...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

VN-Index giảm sâu

Những tưởng lượng hàng khủng trong phiên 6/2 về tài khoản sẽ khiến thị trường chìm trong trong biển lửa nhưng sau thời gian ngắn đầu phiên hoảng loạn, thị trường đã cân bằng hơn giúp VN-Index lấy lại hơn 20 điểm.

Tuy vậy, lực bán thường trực vẫn khá lớn khiến sắc đỏ chiếm áp đảo, trong đó các cổ phiếu trụ cột tiếp tục đóng vai trò là lực hãm chính của thị trường với top 15 mã có vốn hóa lớn nhất thị trường đều giảm khá sâu.

Mặc dù lực cung giá thấp dâng cao nhưng dòng tiền tham gia tích cực hơn và với diễn biến có dấu hiệu cải thiện về cuối phiên sáng, tâm lý nhà đầu tư hung phấn và kỳ vọng cao giúp đà giảm tiếp tục được thu hẹp khi bước sang phiên giao dịch chiều.

Tín hiệu tích cực xuất phát từ nhóm cổ phiếu VN30 khi nhiều mã đã đảo chiều hồi phục thành công như BID, MBB, VJC, CTD, CII, DHG… Sau khoảng 1 giờ giao dịch, chỉ số VN-Index đã lấy lại được mốc 1.000 điểm.

Trong nhóm cổ phiếu ngân hàng, MBB vẫn là điểm sáng khi nới rộng đà tăng 2,12% BID và STB cũng đã hồi phục thành công với sắc xanh nhạt, VPB cũng đảo chiều tăng 1%; còn VCB thu hẹp đà giảm so với phiên sáng.

Nhóm VN30 còn có các mã CII, CTD, DHG, GMD khởi sắc; SAB, NVL và SSI lấy lại mốc tham chiếu, cũng đã góp phần giúp chỉ số thị trường hãm đà rơi mạnh.

Trái lại, trụ cột vẫn khá sâu khi mất 3,1%.

Nhóm cổ phiếu í ngoại trừ người anh cả GAS vẫn tiêu cực, còn PVD, PXS, PVT, PXT… đà giảm đã được tiết chế đáng kể.

Ở nhóm cổ phiếu thị trường, lực cầu hấp thụ tốt đã giúp nhiều mã quen thuộc như HAG, HNG, HAI, AMD, VHG thoát trạng thái nằm sàn.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng 6,46 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 290,35 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 272.600 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 22,62 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 136.875 đơnvị, với tổng giá trị tương ứng 18,77 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 9/2: VN-Index giảm 19,31 điểm (-1,89%), xuống 1.003,94 điểm; HNX-Index tăng 0,56 điểm (+0,48%), lên 117,5 điểm; UPCoM-Index tăng 0,02 điểm (+0,04%), lên 56,48 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 7.730 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ bị bán tháo mạnh trong phiên cuối tuần trước và đặc biệt là đầu tuần nay đã kích hoạt lệnh bán tháo trên thị trường chứng khoán toàn cầu trong tuần qua.

Sau 2 phiên bán tháo mạnh nay, phố Wall đã hồi phục rất tốt trong phiên thứ Ba, đem lại kỳ vọng cho nhiều nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ nói riêng và chứng khoán toàn cầu nói chung.

Minh chứng là nhiều thị trường chứng khoán Âu, Á sau đó đã hồi phục theo phố Wall.

Tuy nhiên, trong phiên thứ Tư, tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ đã thận trọng trở lại khiến các chỉ số quay đầu giảm nhẹ.

Trong phiên thứ Năm, không chỉ là thận trọng, tâm lý hoảng loạn như phiên đầu tuần mới lại diễn ra, đẩy chứng khoán Mỹ đồng loạt lao dốc mạnh với mức giảm trên dưới 4% của cả 3 chỉ số chính.

Tâm lý lo lắng của giới đầu tư bắt nguồn từ dữ liệu vừa công bố cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất 45 năm, nhiều khả năng sẽ khiến mức lương tăng và gây lực lên lên lạm phát và dĩ nhiên sẽ khiến Fed đẩy nhanh tốc độ tăng lãi suất để đối phó với tình trạng này.

Kết thúc phiên 8/2, chỉ số Dow Jones giảm 1.032,89 điểm (-4,15%), xuống 23.860,46 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 100,66 điểm (-3,75%), xuống 2.581,00 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 274,82 điểm (-3,90%), xuống 6.777,16 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản theo chân phố Wall giảm điểm mạnh, với các cổ phiếu liên quan đến dầu khí nằm trong số những cổ phiếu mất điểm nhiều nhaatats do giá dầu tho sụt giảm.

Chỉ số Nikkei giảm 2,3% xuống còn 21.382,62 điểm, trong tuần chỉ số này giảm 8,1%.

Ngành dầu lửa và than đá giảm 4,9%, trong khi ngành khai khoáng giảm 5,4%.

Cổ phiếu của Nissan Motor Co giảm 3,1% sau khi nhà sản xuất cho biết lợi nhuận hoạt động trong quý III của họ đã giảm một nửa.

Cổ phiếu của tập đoàn Nikon là điểm sáng hiếm hoi khi tăng 3%, sau khi đưa ra báo cáo dự kiến về lợi nhuận lạc quan.

Cổ phiếu của tập đoàn Softbank Group, Aeon Co Ltd và Yahoo Japan Corp đều bước đầu sụt giảm do bị bán mạnh nhất thị trường, nhưng đã tăng nhẹ sau đài truyền hình quốc gia NHK báo cáo rằng ba công ty sẽ bắt tay thành lập một doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến.

Softbank kết thúc với mức tăng 0,4% và Aeon giảm 0,1%.

Chứng khoán Trung Quốc đã trải qua những ngày tồi tệ nhất trong gần 2 năm, với sự sụp đổ của các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu bluechip.

Chỉ số Shanghai Composite giảm 4,05% và chỉ số CSI300 blue-chip giảm 4,3%. Tính chung trong 2 phiên gần nhất, cả chỉ số này đã mất hơn 6%.

SSE50, một chỉ số theo dõi 50 cổ phiếu bluechips giảm 4,6. Mặc dù chỉ số này đã tăng 25% vào năm 2017.

Chứng khoán Hồng Kông cũng không thoát khỏi ảnh hưởng tiêu cực từ phố Wall đêm qua, khi mất 3,1% và ghi nhận tuần mất điểm lớn nhất kể từ năm 2008.

Hang Seng-Index giảm 943,85 điểm, tương đương 3,1% xuống 29.507,42 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 3,87% xuống còn 11.901,67 điểm.

Trong tuần, Hang Seng đã giảm 9,5%, mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 10/2008. HSCE cũng mất 12,01% trong tuần này.

Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm 3,4%, ngành IT giảm 3,01%, ngành tài chính giảm 3,23% và lĩnh vực bất động sản giảm 3,08%.

Cổ phiếu tăng điểm lớn nhất là Sunny Optical Technology Group Co Ltd tăng 1,68%, trong khi cổ phiếu giảm mạnh nhất là Country Garden Holdings Co Ltd, giảm 6,69%.

Kết thúc phiên 9/2: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản gảm 508,24 điểm (+2,32%), lên 21.382,62  điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 943,85 điểm (-3,1%), xuống 29.507,42 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 132,2 điểm (-4,05%), xuống 3.129,85 điểm.

- Vàng SJC tăng nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.730 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 40.000 đồng/lượngso với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,60 - 36,80 triệu đồng/lượng, tăng 30.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.440 đồng/USD, tăng 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.650 - 22.730 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Lãi suất tăng hút tiền nhàn rỗi quay trở lại ngân hàng

Vào thời điểm cuối năm, nhiều khách hàng rút vốn ra khỏi nhà băng nhằm phục vụ nhu cầu chi tiêu dịp tết. Tuy nhiên, dòng vốn nhàn rỗi chảy vào ngân hàng vẫn khá tích cực, khi nhà đầu tư tạm cắt lời, chuyển tiền về ngân hàng chờ cơ hội sau tết và người dân gửi tiền tiết kiệm bởi lãi suất đang tăng lên..>> Chi tiết

Cái bẫy của P/E

Một trong những điểm nhấn quan trọng góp phần vào sự thành công của TTCK năm 2017 là lợi nhuận tăng đột biến của nhiều doanh nghiệp, dẫn đến chỉ tiêu thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) tăng cao. Đây là lý do giúp giá cổ phiếu tăng mạnh.

Tuy nhiên, việc chọn lựa cổ phiếu theo P/E tại từng thời điểm để quyết định đầu tư lại có thể tiềm ẩn một cái bẫy không nhỏ với các nhà đầu tư..>> Chi tiết

Giải mã TTCK “giật đùng đùng”

Chứng khoán bật tăng mạnh 34 điểm sau 2 phiên giảm kỷ lục, mất liền 66 điểm khiến thị trường bốc hơi 300.000 tỷ đồng vốn hóa ngày 5 và 6/2/2018..>> Chi tiết

-VN-Index về 1.000 điểm: Cơ hội và rủi ro

Sau khi đạt ngưỡng 1.100 điểm ngày 26/1/2018, VN-Index đã có thời điểm giảm còn 969 điểm trong phiên 6/2, phiên sau đó tăng lên 1.040 điểm. Theo nhiều chuyên gia, thị trường cần thời gian để lấy lại cân bằng trước khi tiếp tục xu thế tăng điểm..>> Chi tiết

Người giàu nhất hành tinh mất hơn 5 tỷ USD một đêm

Wall Street lao dốc hôm qua đã khiến tài sản 500 người giàu nhất thế giới giảm 93 tỷ USD..>> Chi tiết

Tin bài liên quan