VN-Index tăng mạnh
Ngay khi mở cửa, VN-Index bật tăng khi nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn cùng đi lên, trong đó có các mã thuộc họ Vingroup. Dù vậy, sau 2 phiên tăng điểm mạnh trước đó, 2 mã trụ là VIC và VHM chịu nhiều sức ép. Điều này khiến VN-Index không thể bứt phá.
Tuy nhiên, bất ngờ đã xuất hiện trong đợt khớp lệnh ATC. Dòng tiền ồ ạt chảy, tập trung vào các cổ phiếu lớn VHM, VIC, VRE, VNM, MSN, SAB..., giúp VN-Index tăng xấp xỉ 17 điểm.
Việc thu gom mạnh các bluechip được nhìn nhận là động thái "kéo trụ" của các "tay to" trên thị trường, khi hôm nay (21/2) là ngày chốt hợp đồng phái sinh F1902.
Trong Top 10 mã vốn hóa lớn, ngoại trừ CTG và TCB giảm điểm, còn lại đều tăng mạnh như VHM tăng trần lên 96.700 đồng (+7%), VNM +3,9% lên 148.500 đồng, MSN +4,3% lên 89.700 đồng, VIC +1,6% lên 118.400 đồng, VRE +5,2% lên 34.000 đồng, các mã GAS, SAB và VCB cùng tăng gần 2%.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, diễn biến khá phân hóa khi FLC, AMD, ITA, ASM, SCR, IDI... giảm điểm, trong khi ROS, HAG, QCG, DXG, DLG, LDG, OGC... tăng điểm.
Trên sàn HOSE, khối ngoại mua ròng 792.130 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 172,52 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 1,22 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 23,35 tỷ đồng.
Trên UPCoM, khối ngoại mua ròng 68.840 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 11,59 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 21/2: VN-Index tăng 16,99 điểm (+1,75%), lên 987,57 điểm; HNX-Index giảm 0,19 điểm (-0,18%). về 106,11 điểm; UPCoM-Index tăng 0,07 điểm (+0,12%), lên 55,54 điểm.
Chứng khoán MỹChứng khoán Mỹ tiếp tục tăng nhẹ trong phiên giao dịch ngày thứ Tư.
Biên bản cuộc họp trong tháng 1 vừa qua của Fed được công bố cho thấy cơ quan này nhấn mạnh những rủi ro đối với khả năng tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm hơn nhiều so với dự báo, đặc biệt ở Trung Quốc và châu Âu.
Tuy nhiên, một số nhà đầu tư nhìn thấy những tiềm năng trong bảo bảo cáo này sau khi nhận thấy có thể tìm kiếm lợi nhuận từ việc Fed bình thường hóa bảng cân đối kế toán đang bị tranh luận căng thẳng.
Những nhà đầu cơ giá lên muốn Fed ngừng cắt giảm bảng cân đối kế toán, họ cho rằng đây là một sự thắt chặt các điều kiện tiền tệ. Fed đã gợi ý trong biên bản họp rằng Cơ quan này có thể kết thúc chương trình bình thường hóa bảng cân đối kế toán trong năm nay.
Dow Jones và Nasdaq Composite đã tăn liên tiếp 8 tuần, còn S&P 500 cũng đã tăng 7 tuần trong 8 tuần qua. Kể từ cuộc họp của Fed hồi tháng 1/2019, các chỉ số chính đã đồng loạt vọt hơn 4%, sau khi Fed cho biết sẽ “kiên nhẫn” trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ thời gian tới và giữ lãi suất không đổi.
Nhà đầu tư cũng đang theo dõi diễn biến của các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung khi các quan chức bắt đầu vòng đàm phán mới vào ngày thứ Ba (19/02).
Tuy nhiên, trong khi chứng khoán tăng mạnh, lợi suất trái phiếu Chính phủ lại giảm với kỳ hạn 10 năm dao động tại mức 2,78% vào giữa tháng 1 vừa qua, nhưng hiện tại chỉ còn xoay nhẹ quanh 2,65%.
Kết thúc phiên 20/2, chỉ số Dow Jones tăng 63,12 điểm (+0,24%), lên 25.954,44 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 4,94 điểm (+0,18%), lên 2.784,70 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 2,3 điểm (+0,03%), lên 7.489,07 điểm.
Thị trường châu Á
Chứng khoán Nhật Bản đảo chiều từ sắc đỏ trong phiên sáng để kết phiên tăng nhẹ nhờ không khí lạc quan của giới đầu tư đối với các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung Quốc.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 tăng 0,2% lên 21.464,23 điểm Topix gần như không đổi tại 1.613,50 điểm.
Reuters đưa tin các quan chức thương mại hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc đang làm việc trong tuần này để có thể đưa ra được một thỏa thuận hóa giải cuộc chiến thương mại kéo dài 7 tháng qua giữa 2 nước.
Sau khi có tin tức, nhóm cổ phiếu có thị trường lớn tại Trung Quốc hồi phục dần với askawa tăng 2,2% và Fanuc lại sau khi giao dịch tiêu cực vào buổi sáng.
Một số cổ phiếu khác đáng chú ý là Dược phẩm Santen, tăng 5% sau khi cho biết sẽ mua lại 8,14 triệu cổ phiếu quỹ, tương đương 2% cổ phiếu đang lưu hành, trị giá 14 tỷ yên.
Biopharma AnGes Inc đã tăng 16% sau khi tờ Nikkei đưa tin các chuyên gia của bộ y tế đã phê duyệt sơ bộ cho Collargetene, một phương pháp điều trị tái tạo cho các động mạch bị hư hỏng, một loại thuốc mà AnGes đã nghiên cứu kể từ khi thành lập năm 1999.
Chứng khoán Trung Quốc chững lại và giảm nhẹ, do giới đầu tư thận trọng khi Bắc Kinh cho biết sẽ không dùng đến công cụ cắt giảm lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,34% xuống 2.751,80 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,27% xuống 3.442,71 điểm.
Theo nguồn tin từ Reuters, Ngân hàng trung ương Trung Quốc chưa sẵn sàng cắt giảm lãi suất chuẩn để thúc đẩy nền kinh tế, mặc dù lạm phát giảm và đồng nhân dân tệ mạnh lên.
Theo các bình luận từ Thủ tướng Li Keqiang thì Trung Quốc đã và sẽ không thay đổi chính sách tiền tệ thận trọng và sẽ không dùng đến biện pháp kích thích kinh tế ồ ạt.
Phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu tăng tốt nhất là Henan Yuguang Gold & Lead Co Ltd, tăng 10,1%; Anxin Trust Co Ltd, tăng 10,09% và Shantou Dongfeng Printing Co Ltd, tăng 10,06%.
Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất gồm Kangmei Pharmaceutical Co Ltd, giảm 5,04%, Triumph Science & Technology Co Ltd, mất 5,04% và Guangzhou Pearl River Industrial Development Co Ltd, giảm 5%.
Chứng khoán Hồng Kông đã tăng khi các dấu hiệu tiến triển trong cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã thúc đẩy các nhà đầu tư,
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,41% lên 28.629,92 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,68% lên 11.305,98 điểm.
Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng tăng 0,4%, ngành CNTT tăng 1,43%, tài chính không thay đổi và bất động sản tăng 0,48%.
Cổ phiếu tăng tốt nhất phiên hôm nay là Sandy China Ltd, tăng 4,66%, trong khi thua lỗ lớn nhất là China Mengniu Dairy Co Ltd, giảm 3,65%.
Nhóm cổ phiếu H tăng cao nhất có Air China Ltd, tăng 7,73%; Great Wall Motor Co Ltd, tăng 5,0% và Guangzhou Automobile Group Co Ltd, tăng 4,19%.
Nhóm cổ phiếu H giảm sâu nhất gồm GF Securities Co Ltd, giảm 1,64%; Huaneng Power International Inc, giảm 1% và China Pacific Group Group Co Ltd, giảm 0,7%.
Kết thúc phiên 22/2: Chỉ số Nikkei 255 tại Nhật Bản tăng 32,74 điểm (+0,15%), lên 21.464,23 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 9,42 điểm (-0,34%), xuống 2.751,80 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 115,87 điểm (+0,41%), lên 28.629,92 điểm.
Thị trường vàng và ngoại tệ
- Vàng SJC hồi nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.260 đồng/USD
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay giảm 50.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,93 - 37,15 triệu đồng/lượng, tăng trở lại 30.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.
Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.902 đồng/USD, giảm 2 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.160 - 23.260 đồng/USD.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Áp lực lên tỷ giá năm 2019 sẽ giảm
Sức ép lên VND trong năm 2019 được dự báo là không quá lớn nhờ dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước được củng cố và duy trì ở mức khá, trong khi USD nhiều khả năng giảm nhẹ..>> Chi tiết
- Dự báo sớm nhà băng tiếp tục lỡ hẹn lên sàn
Lợi ích của việc đưa cổ phiếu giao dịch trên thị trường chứng khoán (TTCK) là điều mà lãnh đạo các ngân hàng đều hiểu, nhưng đâu là thời điểm thích hợp để lên sàn lại là câu hỏi không dễ trả lời….>> Chi tiết
- Trái phiếu doanh nghiệp “hút” nhà đầu tư cá nhân
Nguồn tiền tiết kiệm trong dân rất lớn, khi kênh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục khẳng định được ưu thế về khả năng sinh lời so với kênh gửi tiết kiệm, đồng thời chứng minh được tính an toàn và thanh khoản tốt, thì sức cầu trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp thời gian tới sẽ gia tăng mạnh..>> Chi tiết
- Nhận diện “điểm nóng” mùa đại hội ngân hàng
Tính đến thời điểm này, nhiều ngân hàng đã lên lịch họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) thường niên 2019 và các "điểm nóng" trong mùa đại hội năm nay không nằm ngoài việc đẩy mạnh xử lý nợ xấu, tăng vốn, biến động nhân sự cấp cao...>> Chi tiết
- Ngành điện lo đội chi phí sản xuất do giá than tăng
Ngành điện đang có lý do để đề xuất tăng giá điện trong năm 2019. Theo EVN, chi phí sản xuất điện sẽ tăng do TKV điều chỉnh tăng giá bán than sản xuất trong nước và than trộn..>> Chi tiết
- Khu vực Vịnh lớn: Kế hoạch kinh tế tham vọng của Trung Quốc
rung Quốc vừa công bố một kế hoạch kinh tế đầy tham vọng: phát triển Khu vực Vịnh lớn (Greater Bay Area), kết nối Hồng Kông, Macau và 9 thành phố ở phía Nam. Tuy nhiên, các nhà phân tích hoài nghi về khả năng hiện thực hóa mục tiêu này..>> Chi tiết