Thị trường tài chính 24h: Áp lực gia tăng

Thị trường tài chính 24h: Áp lực gia tăng

(ĐTCK) VN-Index giảm nhẹ; Phòng sớm giao dịch đáng ngờ liên quan đến rửa tiền, khủng bố; Vốn ngoại vẫn săn tìm doanh nghiệp tốt; Nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam: Nhiều nút thắt; Thao túng tiền tệ và ngoại giao kinh tế; Chứng khoán Trung Quốc hồi khá tốt; Nỗ lực bất thành của các hãng muốn thoát khỏi Google...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Chứng khoán trong nước chững lại

Trong phiên sáng, ngay khi mở cửa VN-Index nhanh chóng leo qua mức 990 điểm. Song, cũng rất nhanh chỉ số bị đẩy lùi trở lại trước áp lực bán mạnh tại vùng giá cao này.

Nhờ sự ổn định của một số mã lớn mà VN-Index không giảm điểm, nhưng điều này đã không còn được duy trì trong phiên chiều. Lực xả mạnh tập trung tại chính nhóm bệ đỡ của VN-Index nên chỉ số rơi qua tham chiếu.

Nhóm ngân hàng với TCB, BID, MBB, VPB, STB và các mã MSN, SAB, VJC, FPT, DHG... vẫn tăng tốt để hỗ trợ chỉ số. Trong đó, đóng góp tích cực nhất là MSN khi tăng 3,8%.

Với VIC, thỏa thuận "khủng" phiên này không tác động tích cực lên thị giá của nhóm cổ phiếu Vingroup khi VIC đứng giá, còn VRE và VHM giảm điểm.

Bên cạnh đó, VNM và nhóm dầu khí cũng là nhân tố tạo sức ì lớn khi đồng loạt giảm mạnh. VNM -2,9%, GAS -1.3%, PVD -1%...

Đa phần nhóm cổ phiếu thị trường cũng giảm như ROS, FLC, AAA, HBC, SCR, KSH, HSG, HAG, ITA, ASM, DLG, HQC...

Tính chung trên toàn thị trườngnhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 43,83 triệu đơn vị, giá trị lên tới 5.570,91 tỷ đồng; trong khi phiên đầu tuần bán ròng 0,2 triệu đơn vị, giá trị chỉ mua ròng 92,46 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 21/5: VN-Index giảm 0,84 điểm (-0,09%), xuống 986,29 điểm; HNX-Index giảm 0,03 điểm (-0,03%), xuống 106,28 điểm; UPCoM-Index tăng 0,08 điểm (+0,14%), lên 55,39 điểm.

Chứng khoán Mỹ 

Sau chuỗi 3 phiên tăng liên tiếp với kỳ vọng Mỹ - Trung vẫn có thể đạt được thỏa thuận thương mại dù 2 nước đánh thuế hàng hóa của nhau, phố Wall đã quay đầu giảm trong phiên cuối tuần qua khi hy vọng nhanh bị dập tắt với các động thái cứng rắn của cả 2 bên.

Nhà trắng cho biết sẽ đưa Huawei - tập đoàn sản xuất thiết bị viễn thông của Trung Quốc vào danh sách đen, còn Trung Quốc hủy mua 3.200 tấn thịt heo của Mỹ để trả đũa. Nguồn tin từ CNBC cho biết, cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung đã tê liệt hoàn toàn khi 2 bên không có dấu hiệu nhượng bộ.

Sau khi Mỹ lên tiếng đưa Huawei vào danh sách đen, cấm buốn bán, làm ăn với Mỹ, các đại gia công nghệ Mỹ đã nhanh chóng hành động.

Đầu tiên theo nguồn tin từ Reuters, Google thông báo tạm ngưng hợp tác với đại gia sản xuất viễn thông của Trung Quốc. Theo đó, Huawei sẽ chỉ được sử dụng các phiên bản công khai của Android, và không có quyền truy cập vào các ứng dụng và dịch vụ độc quyền của Google nữa.

Tiếp đó, Nhà sản xuất phụ tùng điện thoại di động Lumentum Holdings Inc cũng tuyên bố đã ngừng giao hàng cho Huawei.

Còn theo một báo cáo của Bloomberg, các nhà sản xuất chip khác, bao gồm Intel Corp, Qualcomm Inc, Xilinx Inc và Broadcom Inccũng ngừng hợp tác với đại gia sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc.

Căng thẳng thương mại có dấu hiệu leo thang đã khiến giới đầu tư bất an và tiếp tục bán mạnh ra trong phiên đầu tuần, khéo phố Wall có phiên giảm thứ 2 liên tiếp.

Trong đó, nhóm cổ phiếu tổn thất nhất là nhóm công nghệ, khiến Nasdaq mất tới gần 1,5%. Trong nhóm này, cổ phiếu Apple giảm tới 3,1% sau khi HSBC cảnh báo rằng, cuộc chiến thương mại sẽ khiến giá các sản phẩm Apple cao hơn, có thể gây hậu quả lâu dài cho Công ty.

Kết thúc phiên 20/5, chỉ số Dow Jones giảm 84,10 điểm (-0,33%), xuống 25.679,90 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 19,30 điểm (-0,67%), xuống 2.840,23 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 113,91 điểm (-1,46%), xuống 7.702,38 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm, khi tâm lý tiếp tục tiêu cực về việc Washington đưa Huawei vào “danh sách đen” các công ty công nghệ, tuy nhiên, đà giảm của thị trường được hạn chế nhiều sau khi Mỹ tạm thời cho phép Huawei tiếp tục sử dụng phần mềm, thiết bị của Mỹ cho đến ngày 19/8.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm 0,1% xuống 21.272,45 điểm. Topix giảm 0,3% xuống còn 1.550,30 điểm.

Phiên hôm nay, lĩnh vực máy móc điện giảm 1% với Murata Manufacturing giảm 1,5%, TDK Corp giảm 0,9%, Tokyo Electron giảm 1,9%, Taiyo Yuden giảm 0,6% và Hitachi High-Technologies giảm 1,7%.

Các cổ phiếu chu kỳ khác cũng mất điểm, với Mitsui OSK Lines giảm mạnh 4% và Kawasaki Kisen cũng vấp ngã 4,1%.

Ngược lại, các cổ phiếu phòng thủ được chọn mua với Mitsui Fudosan tăng 1,7%, Daiichi Sankyo tăng 1,2%.

Chứng khoán Trung Quốc hồi phục, khi tâm lý nhà đầu tư bớt căng thẳng sau khi Mỹ nới lỏng tạm thời các hạn chế thương mại đối với Huawei.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 1,23% lên 2.905,97 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 1,35% lên 3.666,78 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành tài chính tăng 0,88%, ngành tiêu dùng tăng 1,01%, bất động sản tăng 0,88% và y tế tăng 1,45%.

Washington thông báo vào thứ Hai rằng sẽ tạm thời nới lỏng các hạn chế thương mại áp đặt vào tuần trước đối với Huawei. Điều này đã thúc đẩy nhóm cổ phiếu CNTT, khiến chỉ số theo dõi ngành này vọt 2,37%.

Thông tin đáng chú ý khác là cổ phiếu của các công ty trong lĩnh vực đất hiếm tăng mạnh, trong bối cảnh suy đoán rằng các vật liệu này có thể được sử dụng làm biện pháp đối phó với Mỹ trong vấn đề thương mại, sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình đến thăm Jl Mag Rare-Earth Co Ltd, nhà sản xuất đất hiếm ở miền nam Trung Quốc vào thứ Hai.

Cổ phiếu Jl Mag Rare-Earth theo đó đã tăng kịch trần 10%, dẫn đầu mức tăng trên toàn ngành.

Các cổ phiếu tăng mạnh khacs có Henan Yuguang Gold & Lead Co Ltd, tăng 10,12%, Zhongmin Energy Co Ltd, tăng 10,07% và Ningbo Boway Alloy Material Co Ltd, tăng 10,06%.

Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất gồm Elion Energy Co Ltd, giảm 10%; Shanghai Yahong Mould Co Ltd, mất 10%, và Harbin High-Tech Group Co Ltd, giảm 6,58%.

Chứng khoán Hồng Kông giảm xuống gần thấp nhất trong gần 16 tuần do các nhà đầu tư lo lắng về nguy cơ leo thang căng thẳng thương mại giữa Washington và Bắc Kinh.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,47% xuống 27.657,24 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 30/1. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,01% lên 10.634,62 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm 0,9%, tài chính giảm 0,34% và bất động sản giảm 1,02%.

Trái ngược với thị trường đại lục, thông tin Mỹ tạm thời tạm thời nới lỏng các hạn chế thương mại áp đặt vào tuần trước đối với Huawei đã không giúp gì nhiều cho nhóm cổ phiếu ngành CNTT, khi chỉ số phụ theo dõi giảm 0,2%.

Cổ phiếu tăng cao nhất phiên hôm nay là WH Group Ltd, tăng 1,68%, trong khi thua lỗ lớn nhất là Công ty Đầu tư Bất động sản Wharf, giảm 2,41 %

Nhóm cổ phiếu H tăng tốt nhất có China Huarong Asset Management Co Ltd, tăng 2,21%, China Cinda Asset Management Co Ltd, tăng 1,6% và China Minsheng Banking Corp Ltd, tăng 1,6%.

Nhóm cổ phiếu H giảm sâu nhất gồm CNOOC Ltd, giảm 2,05%, China Railway Group Ltd, giảm 2% và Shenzhou International Group Holdings Ltd, giảm 1,6%.

Kết thúc phiên 21/5: Chỉ số Nikkei 255 tại Nhật Bản giảm 29,28 điểm (-0,14%), xuống 272,45 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 35,36 điểm (+1,23%), lên 2.905,97 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 130,37 điểm (-0,47%), xuống 27.657,24 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC giảm về cuối ngày. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.465 đồng/USD

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay không đổi so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,15 - 36,34 triệu đồng/lượng, giảm 40.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 23.069 đồng/USD, không đổi so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.345 - 23.465 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Phòng sớm giao dịch đáng ngờ liên quan đến rửa tiền, khủng bố

Hội nghị trực tuyến công bố kết quả đánh giá rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố và Kế hoạch hành động, giải quyết rủi ro do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức cuối tuần qua cho biết, lĩnh vực ngân hàng chiếm gần 90% tổng số báo cáo giao dịch đáng ngờ (STR), cao hơn các lĩnh vực khác..>> Chi tiết

Vốn ngoại vẫn săn tìm doanh nghiệp tốt

Trái với xu hướng bán ròng của nhà đầu tư ngoại trên thị trường cổ phiếu niêm yết trong những phiên vừa qua là những thương vụ quyết liệt của các tập đoàn nước ngoài, bằng nhiều phương thức để có thể nâng sở hữu tại doanh nghiệp Việt Nam..>> Chi tiết

Nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam: Nhiều nút thắt

Nhà đầu tư, giới chuyên gia trong và ngoài nước đang có cái nhìn lạc quan về triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ được nâng từ hạng cận biên lên mới nổi, nhờ nhiều yếu tố trợ lực..>> Chi tiết

Dệt may Việt Nam: Cơ hội đi kèm thách thức lớn

Trong bối cảnh cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tăng nhiệt, giới đầu tư chú ý hơn tới các doanh nghiệp ngành sợi, dệt may với kỳ vọng ngành này sẽ được hưởng lợi từ xu hướng dịch chuyển đơn hàng ra khỏi Trung Quốc..>> Chi tiết

Thao túng tiền tệ và ngoại giao kinh tế

LTS: Thao túng tiền tệ không phải là vấn đề thuần túy kinh tế, mà nằm ở ngoại giao kinh tế. Cần phải khẳng định rằng, Việt Nam chưa bao giờ chủ trương phá giá tiền tệ. Đầu tư xin giới thiệu bài viết của GS-TS Trần Ngọc Thơ về vấn đề này..>> Chi tiết

Nỗ lực bất thành của các hãng muốn thoát khỏi Google

Samsung, BlackBerry hay Nokia đều từng muốn tạo ra những chiếc smartphone chạy hệ điều hành của riêng mình nhưng cuối cùng đều quay về với Android..>> Chi tiết

Tin bài liên quan