Ảnh Internet

Ảnh Internet

Thị trường tài chính 24h: Âm thầm thâu tóm doanh nghiệp niêm yết

(ĐTCK) VN-Index tăng phiên cuối tuần; Tín dụng tăng tích cực, thanh khoản ngân hàng vẫn dồi dào; UPCoM tháng 8 có gì hay?; Vốn từ đâu âm thầm “mua” doanh nghiệp niêm yết?; Thế Giới Di Động dự chi 2.500 tỷ đồng thực hiện M&A; Chỉ số Dow Jones vẫn đi lên mốc kỷ lục mới; Ngành bảo hiểm Trung Quốc chấm dứt thời kỳ đầu tư điên cuồng; Tỷ phú giàu thứ nhì châu Á đánh cược vào viễn thông... là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
VN-Index tăng nhẹ

Bước vào phiên cuối tuần, tâm lý nhà đầu tư thận trọng hơn khiến giao dịch khá ảm đạm, đặc biệt ở nhóm cổ phiếu lớn, đã tạo nên những nhịp rung lắc trong phiên giao dịch sáng.

Dù lực cầu khá tốt về cuối phiên nhưng chưa đủ mạnh để giúp VN-Index lấy lại cân bằng, thị trường tạm đứng ở dưới mốc tham chiếu khi chốt phiên.

Sang phiên chiều, thị trường vẫn duy trì trạng thái giao dịch thiếu tích cực. Tuy nhiên, sau khoảng 1 giờ dập dình, sự hồi phục khá tích cực ở một số mã vốn hóa lớn đã giúp thị trường bật mạnh trở lại và hồi phục thành công trong đợt khớp ATC.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn là gánh nặng chính của thị trường, trong đó BID giảm 2,18%, CTG giảm 1,1%, MBB giảm 0,85%, VCB giảm 0,65%.

GAS chịu sức ép bán ra và tiếp tục lùi 1,3% xuống 63.000 đồng/CP. Ngoài ra, VJC, BVH, DPM, HPG đều giảm nhẹ.

Trong nhóm cổ phiếu bluechip, đáng chú ý là MWG sau thông tin Công ty đã chuẩn bị 2.500 tỷ đồng để mua lại chuỗi điện máy và dược phẩm, cùng thông tin nhóm cổ đông nước ngoài mua thêm 3,25 triệu cổ phiếu đã tăng 6,4%

Một trong những điểm tích cực khác ở nhóm cổ phiếu lớn là SAB. Mặc dù mở cửa giảm điểm khá sâu nhưng đã khởi sắc trong phiên chiều. Kết phiên, SAB tăng 0,33% lên mức 245.800 đồng/CP.

Nhóm cổ phiếu khoáng sản hạ nhiệt khi KSA, FCM không còn giữ được sắc tím, còn KSH, LCM, DHM vẫn tăng trần.

Trong khi đó, các mã đầu cơ vẫn dậy sóng với cuộc đua tăng trần như HAI, HAR, VHG, PPI, IJC, AMD…

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng 2,76 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 82,47 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 390.150 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 5,86 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 286.200 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 19,49 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 4/8: VN-Index tăng 0,19 điểm (+0,02%), lên 788,68 điểm; HNX-Index tăng 0,5 điểm (+0,49%), lên 101,94 điểm; UPCoM-index tăng 0,14 điểm (+0,24%), lên 55,74 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 4.841 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ 

Sau 2 phiên tăng điểm nhờ hiệu ứng từ Apple, cổ phiếu của nhà sản xuất Iphone đã giảm trở lại, kéo theo nhóm cổ phiếu công nghệ giảm theo.

Đà sụt giảm của nhóm cổ phiếu này, cùng với nhóm cổ phiếu năng lượng sau khi giá dầu giảm trở lại đã khiến S&P 500 và Nasdaq quay đầu giảm điểm, trong khi Dow Jones vẫn duy trì được đà tăng nhẹ, nhưng cũng đủ để chỉ số này tiếp tục thiết lập đỉnh cao lịch sử mới sau khi lần đầu tiên chinh phục được mốc 22.000 điểm trong phiên thứ Tư.

Trong phiên, khoảng 6,6 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên các sàn giao dịch của Mỹ, cao hơn mức bình quân phiên trong hơn 20 phiên vừa qua là 6,1 tỷ, dữ liệu của Thomson Reuters cho thấy.

Kết thúc phiên 3/8, chỉ số Dow Jones tăng 9,86 điểm (+0,04%), lên 22.026,10 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 5,41 điểm (-0,22%), xuống 2.472,16 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 22,30 điểm (-0,35%), xuống 6.340,34 điểm

Trên thị trường châu Á

Chứng khoán của Nhật Bản sụt giảm do đồng yên tăng lên mức cao nhất trong 7 tuần qua.

"Nếu đồng đô la giảm xuống dưới 110 yen/USD, nhiều công ty sẽ phải thay đổi giả định của họ về tỷ giá hối đoái, điều này có nghĩa là xảy ra rủi ro của việc điều chỉnh đi xuống về lợi nhuận của các nhà xuất khẩu." Seiki Orimi, nhà chiến lược đầu tư  tại Mitsubishi UFJ Morgan Stanley Securities cho biết.

Theo công ty chứng khoán Okasan, các công ty Nhật Bản đã báo cáo lợi nhuận hàng quý cho đến nay đã tăng trung bình 12,9% lợi nhuận hoạt động, với 60% trong số đó đã vượt trên kỳ vọng của thị trường.

Cổ phiếu của Kirin Holdings đã giảm 4,5% sau khi công ty nước giải khát lớn nhất Nhật Bản tăng giá trị thị trường lên 4,1%.

Suzuki Motor đã tăng 8,7% sau khi lợi nhuận quý này tăng vọt.

Trong số các nhà sản xuất ôtô khác, Mazda Motor tăng 2,8% sau khi một nguồn tin Reuters cho biết nhà sản xuất ôtô và đối thủ Toyota Motor Corp dự kiến sẽ công bố kế hoạch xây dựng nhà máy lắp ráp tại Mỹ với giá 1,6 tỷ USD trong khuôn khổ một liên doanh mới.

Tờ Nikkei cho rằng, Mazda Motor sẽ phát hành cổ phiếu mới cho Toyota như là một phần của một thỏa thuận, dự kiến vào khoảng 5%, Cổ phiếu Toyota giảm 0,1% sau thông tin này.

Các cổ phiếu blue-chips của Trung Quốc giảm nhưng đã đạt được mức tăng tuần thứ 7 liên tiếp.

Chỉ số CSI300 của blue-chip giảm 0,5%, xuống còn 3.707,58 điểm trong khi chỉ số Shanghai Composite mất 0,3%.

Trong tuần, CSI300 giảm 0,4%, trong khi SSEC tăng 0,3%.

Các nhà đầu tư c đang chờ đợi sự bùng nổ dữ liệu trong những tuần tới có thể cho thấy sự tăng trưởng ổn định ở Trung Quốc vào tháng 7, ngay cả khi nền kinh tế đang trong môi trường chính sách được thắt chặt hơn.

Baoshan Iron & Steel, nhà sản xuất thép lớn nhất của nước này, tăng 4,1% lên mức cao hơn 2 năm. Cổ phiếu đã tăng 27,6% trong năm nay.

Chứng khoán Changjiang cho biết trong một bản báo cáo: "Sự tăng điểm mạnh mẽ của các nhà sản xuất kim loại, bao gồm các nhà sản xuất thép và các nhà sản xuất kim loại màu, vẫn chưa kết thúc, vì giá trị của các công ty này vẫn ở mức thấp”.

Ngược lại với sức mạnh của nhóm bluechips, cổ phiếu của các công ty mới niêm yết bắt đầu tăng trưởng chậm lại, với chỉ số ChiNext giảm 0,8% do sự sụt giảm lợi nhuận của các công ty công nghệ hàng đầu.

Tân Hoa Xã đưa tin, những nhận định về sự phát triển gần đây của thị trường chứng khoán đã cho thấy sự đầu cơ vào các cổ phiếu vốn hóa nhỏ với triển vọng tăng trưởng dần thoái lui, do các nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn tới các nguyên tắc cơ bản của thị trường.

Chứng khoán Hồng Kông cũng giảm theo các thị trường châu Á khác, khi các nhà đầu tư tỏ ra thận trọng, sau khi có được sự tăng điểm mạnh mẽ của các công ty tài chính và tài nguyên trước đó.

Chỉ số Hang Seng giảm 0,3%, trong khi chỉ số Trung Quốc tăng 0,5%, lên 11.002,20 điểm.

Các lĩnh vực công nghệ thông tin và tài chính dẫn đầu sự sụt giảm, ngược lại với nhóm vật liệu và viễn thông.

China Unicom Hồng Kông tăng 2,3% sau khi Bắc Kinh tìm cách cải cách các doanh nghiệp nhà nước bằng cách thay đổi cơ cấu quản lý.

Trung Quốc Shenhua, nhà sản xuất than lớn nhất, giảm 1,5%, và là lực kéo lớn nhất trong ngành năng lượng.

Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Trung Quốc giảm 3,3%, kéo lùi nhóm ngành tài chính.

Kết thúc phiên 4/8: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 76,93 điểm (-0,38%), xuống 19.952,33 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 31,67 điểm (+0,12%), lên 27.526,68 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 10,85 điểm (-0,33%), xuống 3.262,08 điểm.

Thị trường vàng, ngoại tệ

- Vàng SJC đứng giá. Tỷ giá USD giao dịch quanh 22.765 đồng/USD.

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 50.000 đồng/lượng so với ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,20 - 36,42 triệu đồng/lượng, không đổi so với đầu giờ sáng.  

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.434 đồng/USD, không đổi so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.695 - 22.765 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Tín dụng tăng tích cực, thanh khoản ngân hàng vẫn dồi dào

Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến ngày 30/6/2017, tổng phương tiện thanh toán tăng 6,82%, huy động vốn tăng 7,43%, tăng trưởng tín dụng tăng 9,06% so với cuối năm 2016.. >> Chi tiết

UPCoM tháng 8 có gì hay?

Tháng 8, thị trường UPCoM ghi nhận đạt và vượt cột mốc 600 cổ phiếu đăng ký giao dịch với không ít cái tên mới đáng chú ý, bên cạnh kết quả kinh doanh bán niên của các doanh nghiệp lớn cũng đã hé lộ.. >> Chi tiết

- Vốn từ đâu âm thầm “mua” doanh nghiệp niêm yết?

Bánh kẹo Hải Hà, Thép Việt - Ý, Bê tông Xuân Mai là những doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán, nhưng vào “một ngày đẹp trời”, dòng vốn ngoài sàn chảy đến mua thâu tóm cổ phiếu, đưa doanh nghiệp bước đi theo những cách tư duy khác.. >> Chi tiết

Thế Giới Di Động dự chi 2.500 tỷ đồng thực hiện M&A

Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG - HOSE), cho biết đang chuẩn bị gửi thư cho cổ đông để xin ý kiến duyệt chi số tiền 2.500 tỷ đồng để chốt thương vụ M&A chuỗi điện máy và dược phẩm.. >> Chi tiết

- Tỷ phú giàu thứ nhì châu Á đánh cược vào viễn thông

Mới đây, tỷ phú Ấn Độ Mukesh Ambani đã vượt qua tỷ phú Hong Kong Li Ka-shing để trở thành người giàu thứ nhì châu Á, sau nỗ lực đưa smartphone giá rẻ đến gần hơn với những người nghèo ở Ấn Độ.. >> Chi tiết

Ngành bảo hiểm Trung Quốc chấm dứt thời kỳ đầu tư điên cuồng

Thời kỳ bùng nổ đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm Trung Quốc, với khoảng 80 tỷ USD chi cho các thương vụ thu mua tài sản, đã được đặt dấu chấm hết khi Anbang Insurance Group Co “sụp đổ”.. >> Chi tiết

Tin bài liên quan