Thị trường phái sinh: Tâm lý còn rất thận trọng

Thị trường phái sinh: Tâm lý còn rất thận trọng

(ĐTCK) Tâm lý nhà đầu tư dần ổn định trở lại, nhưng nhìn chung vẫn còn rất cẩn trọng. Việc nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ròng trên sàn cũng là điểm trừ cho triển vọng thị trường, nhìn chung đây vẫn chỉ được xem là nhịp hồi về mặt kỹ thuật mà thôi. 

Yếu tố cơ bản: “Nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ròng”

Kinh tế Việt Nam có thể chịu thiệt lớn hại từ dịch cúm do virus Corona gây ra. Mức độ ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới của dịch nCoV nhiều khả năng sẽ lớn hơn dịch SARS năm 2003 vì Trung Quốc hiện tham gia sâu hơn vào nền kinh tế cũng như thương mại của thế giới.

Theo dự báo của HSC Research, các ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh có thể sẽ khiến GDP của Việt Nam mất tới 1% tăng trưởng trong quý I/2020.

Thị trường phái sinh: Tâm lý còn rất thận trọng ảnh 1

Giá trị giao dịch tích lũy của khối ngoại.

Nhà đầu tư nước ngoài có hiện tượng tháo chạy. Tính trong nhóm  VN30, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng hơn 500 tỷ đồng kể từ thời điểm sau Tết Nguyên đán đến nay và bán ròng 6/7 phiên.

Việc khối ngoại có hiện tượng tháo chạy khỏi các cổ phiếu vốn hóa lớn là rủi ro cần phải được theo dõi và là rào cản cho khả năng phục hồi của thị trường chung.

Yếu tố kỹ thuật: Vẫn trong xu thế giảm

Thực tế, các chỉ số hồi phục lại khá tốt trong tuần vừa qua, mức hồi phục tốt hơn nhiều so với kỳ vọng của đám đông cũng như so với những gì diễn ra trong quá khứ khi thị trường bật nảy lên từ đáy ở nhịp đầu tiên.

Thị trường phái sinh: Tâm lý còn rất thận trọng ảnh 2

Chỉ số phái sinh chủ yếu hồi phục theo chỉ số cơ sở, chứ không mang tính định hướng.

Chỉ số phái sinh chủ yếu hồi phục theo chỉ số cơ sở, chứ không mang tính định hướng.

Thị trường phái sinh: Tâm lý còn rất thận trọng ảnh 3

Tâm lý thị trường vẫn còn yếu.

Tâm lý của dòng tiền đầu cơ vẫn còn khá thận trọng khi độ lệch (basis) của phái sinh và cơ sở liên tục kéo giãn ra vào những phiên cuối tuần. Basis hiện tại đang là hơn 6 điểm, đám đông đang kỳ vọng nhịp điều chỉnh của thị trường chung trong ngắn hạn.

VN30 đang hình thành các mốc kỹ thuật rõ ràng khi tâm lý dòng tiền cũng dần ổn định trở lại, thay vì trạng thái “vô định” như tuần trước. Ngưỡng kháng cự cho VN30-Index là 870 điểm, ngưỡng hỗ trợ là 840 điểm.

Tâm lý dòng tiền đầu cơ chưa thực sự tự tin, tâm lý nhìn chung vẫn còn rất mong manh và tư duy giao dịch cũng chỉ là ngắn hạn.

Ðường cầu chưa tạo ra sự bứt phá so với đường cung, trong những nhịp hồi phục thì lực cầu có sự cải thiện, nhưng cung cũng theo sau trong các nhịp hồi này.

Thị trường phái sinh: Tâm lý còn rất thận trọng ảnh 4

Đà lan tỏa chưa lấy lại xu hướng tăng đã bị đánh mất

Ðà lan tỏa vẫn chưa thể lấy lại được xu hướng tăng đã bị đánh mất mặc dù có sự hồi phục. Thực tế thì trong nhịp giảm vừa qua, đà lan tỏa chưa chạm đáy, tức dư địa giảm còn có thể thêm nữa. Còn về mặt chỉ số, không loại trừ trường hợp chỉ số chung sẽ còn chịu những biến động tiêu cực.

Ngân hàng phát huy vai trò dẫn dắt

Thị trường phái sinh: Tâm lý còn rất thận trọng ảnh 5

Cổ phiếu ngân hàng phát huy vai trò dẫn dắt.

Cổ phiếu ngân hàng vẫn là nhóm dẫn dắt chính và xuất hiện rất đúng lúc ở thời điểm thị trường chung cần nhất, tuy vậy, vấn đề là sự lan tỏa của nhóm này còn diễn ra cục bộ, chứ không tạo hiệu ứng lan tỏa rộng ra toàn bộ cổ phiếu trong ngành.

Ngoài ra, sự tích cực của nhóm ngân hàng còn tương đối đơn độc, điều này có thể gây khó khăn cho nỗ lực hồi phục của thị trường chung trong ngắn hạn.

Trong khi đó, sự lan tỏa của nhóm bất động sản và thực phẩm đồ uống nhìn chung vẫn còn khá kém, khi sự lan tỏa là khá rời rạc và thực tế xu hướng của hai nhóm này vẫn là tiêu cực, đang mất đà tăng và chỉ là nỗ lực hồi trong pha giảm.

Khuyến nghị - Chiến lược giao dịch: “Giao dịch trong biên độ 830 - 870 điểm”

Thị trường phái sinh: Tâm lý còn rất thận trọng ảnh 6

Độ lệch của phái sinh và cơ sở liên tục kéo giãn.

Triển vọng thị trường vẫn còn khá mong manh, tâm lý dần ổn định trở lại nhưng tư duy chung vẫn còn rất cẩn trọng.

VN30 cũng chưa thể lấy lại đà tăng đã bị đánh mất, ngoài ra việc nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ròng trên sàn cũng là điểm trừ cho triển vọng thị trường.

Nhìn chung, đây vẫn chỉ được xem là nhịp hồi về mặt kỹ thuật mà thôi.

Xu hướng hiện tại vẫn là giảm, các chỉ số đang tiếp cận khu vực kháng cự mạnh, được xem là “cửa sóng” quanh vùng 860 - 870 điểm.

Do vậy, chiến lược canh bán (Short) ở quanh vùng giá kháng cự là chiến lược tối ưu nhất trong tuần này.

Trong kịch bản Mua (Long), tầm nhìn chung là chỉ canh trong các nhịp điều chỉnh về vùng hỗ trợ mạnh quanh 830 - 840 điểm.

Tin bài liên quan