Phiên sáng 5/4: Nỗ lực bất thành

Phiên sáng 5/4: Nỗ lực bất thành

(ĐTCK) Thêm một lần nữa VN-Index muốn chinh phục mức kháng cự mạnh 1.200 điểm trong phiên sáng nay, nhưng tiếp tục thất bại do nhà đầu tư bắt đầu thận trọng.

Sau phiên điều chỉnh ngày thứ Ba, thị trường đã lấy lại đà tăng trong phiên hôm qua với việc VN-Index test lại vùng đỉnh 1.200 điểm, nhưng lực cung mạnh khi VN-Index leo đỉnh đã đẩy chỉ số này thoái lui và nếu không có sự khởi sắc của VIC và VNM, VN-Index có thể đã tiếp tục có phiên giảm điểm như HNX-Index.

Trên thị trường chứng khoán thế giới, các nhà đầu tư đã có những thời điểm hoảng sợ do lo ngại về cuộc chiến thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ - Trung. Tuy nhiên, nỗi sợ này nhanh chóng được gạt qua một bên để tập trung cho kết quả kinh doanh quý I, giúp phố Wall đảo chiều ngoạn mục.

Chứng khoán châu Á sáng nay cũng đồng loạt tăng mạnh với chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản và Kopsi tại Hàn Quốc tăng trên dưới 1,5%, còn chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông nghỉ giao dịch lễ Thanh minh.

Cũng nhịp với chứng khoán thế giới, chứng khoán Việt Nam cũng mở cửa trong sắc xanh và một lần nữa VN-Index hướng tới chinh phục mức đỉnh lịch sử 1.200 điểm với sự khởi sắc của VIC. Tuy nhiên, rất nhanh chóng, lực cung gia tăng mạnh ở nhiều mã lớn khác như VNM, ROS, GAS, nhóm ngân hàng khiến VN-Index đảo chiều lùi xuống dưới tham chiếu.

Áp lực chốt lời tiếp tục gia tăng trong những sau hơn 1 giờ mở cửa và kéo dài cho đến hết phiên giao dịch ở nhiều nhóm ngành, đặc biệt tại nhóm bluechip vốn hóa lớn nhất thị trường, trong khi lực cầu từ nhóm cổ phiếu riêng lẻ đã không thể bù đắp, thanh khoản suy giảm, độ rộng thị trường nghiêng về các mã giảm cũng là biểu hiện tâm lý thận trọng của nhà đầu tư.

Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 124 mã tăng và 139 mã giảm, VN-Index giảm 2,63 điểm (-0,22%), xuống 1.188,91 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 112,2 triệu đơn vị, giá trị 3.727,37 tỷ đồng, giảm 14% về khối lượng và 18% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 12,57 triệu đơn vị, giá trị 606,5 tỷ đồng.

Top 10 mã vốn hóa lớn nhất thị trường tăng điểm chỉ còn VIC và SAB, cùng MSN đứng tham chiếu, còn lại đều giảm điểm.

Cụ thể, VIC tăng 2,4% lên 130.500 đồng khớp 1,6 triệu đơn vị; SAB tăng 1,8% lên 230.000 đồng/; MSN đứng tham chiếu 110.000 đồng.

Còn lại, VNM giảm 1,2% xuống 197.000 đồng; VCB giảm 0,8% xuống 72.900 đồng, khớp 1,1 triệu đơn vị; GAS giảm 1,9% xuống 127.500 đồng, khớp hơn nửa triệu đơn vị; BID giảm 1,8% xuống 44.000 đồng, khớp 880.000 đơn vị; CTG giảm 0,6% xuống 35.700 đồng, khớp 2,82 triệu đơn vị; VPB giảm 1% xuống 67.400 đồng, khớp 2,61 triệu đơn vị; VJC giảm 1,2% xuống 218.400 đồng, khớp hơn nửa triệu đơn vị.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng ngoài 4 mã thuộc vốn hóa lớn nêu trên thì cũng chỉ còn MBB tăng nhẹ 0,4% lên 35.650 đồng, khớp 2,5 triệu đơn vị, còn lại STB đứng tham chiếu 15.600 đồng, khớp 3 triệu đơn vị, HDB giảm 0,4% xuống 46.300 đồng. khớp 1,9 triệu đơn vị.

Nhóm bluechip VN30 số mã tăng và giảm khá cân bằng (14 mã tăng, 13 mã giảm), nhưng may mắn hơn VN-Index, khi chỉ số VN30-Index đã kịp lấy lại sắc xanh trong ít phút cuối, mặc dù đã có thời điểm lao xuống dưới tham chiếu.

Điểm tích cực trong nhóm này là 2 mã tăng trần CII và NT2. Trong đó, CII đã giữ vững sắc tím kể từ ngày hôm qua, chốt phiên +7% lên 33.650 đồng, khớp hơn 1,24 triệu đơn vị. NT2 thanh khoản tuy chỉ có hơn 326.000 đơn vị, nhưng cũng +7% lên 32.950 đồng.

Một số mã tăng khá còn có BVH +4% lên 105.000 đồng; CTD tăng 3,5% lên 152.100 đồng; KDC tăng 3,5% lên 40.000 đồng. Khớp lệnh dẫn đầu nhóm tăng điểm là SSI, khi có hơn 2,9 triệu đơn vị, chốt phiên tăng 0,2% lên 42.000 đồng.

Ngược lại, giảm điểm mạnh nhất có ROS, khi có thời điểm bị đẩy xuống mức giá sàn, nhưng đã hồi nhẹ đôi chút sau đó, nhưng chốt phiên vẫn mất 6,5% xuống 126.200 đồng, khớp 1,6 triệu đơn vị.

Ngoài ra, NVL bị chốt lời trong sáng nay, sau thời gian tăng khá mạnh, -1,3% xuống 76.000 đồng. khớp 1,9 triệu đơn vị; PLX giảm 1,5% xuống 81.300 đồng; HPG giảm nhẹ 0,3% xuống 58.800 đồng; HSG giảm 0,4% xuống 22.600 đồng…

Nhóm cổ phiếu còn lại trên thị trường sáng nay đáng chú ý có SCR và KBC, khi 2 mã này lần lượt có thanh khoản cao nhất nhì HOSE.

SCR có 6,8 triệu đơn vị, tăng 1,8% lên 14.050 đồng; KBC có 5 triệu đơn vị, tăng 2,4% lên 14.850 đồng.

Trong khi đó, 3 mã đứng ngay sau là FLC và ASM dừng ở tham chiếu; trong khi HAG giảm 1,,6% xuống 6.190 đồng, khớp lệnh 3 mã này từ hơn 3 triệu đến 3,4 triệu đơn vị.

Nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng phân hóa, ngoaid VIC, SCR, KBC, HDC, TDH tăng điểm thì VRE, DXG, DIG, NVL, QCG, KDH lại giảm. Trong đó, DXG và DIG có từ 2,2 đến 2,7 triệu đơn vị khớp lệnh.

NBB phiên sáng nay đã bất ngờ tăng trần sau hàng loạt phiên giảm và giảm sàn, tăng 7% lên 19.550 đồng, sau khi công cố đặt kế hoạch kinh doanh năm 2018 với doanh thu 850 tỷ đồng, giảm 24% so với năm 2017. Nhưng lợi nhuận trước thuế tăng từ 75,6 tỷ lên 215 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ cũng tăng mạnh lên mức 170 tỷ đồng, trong khi thực hiện năm ngoái chỉ gần 73 tỷ đồng.

Trong khi đó, với đà tăng của SHB, VGC, VCS, PVS và đôi lúc là ACB, HNX-Index lại duy trì sắc xanh khá vững vàng trong phiên sáng nay.

Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index cũng bật mạnh ngay khi mở cửa, nhưng áp lực bán tăng dần đều đã đần đẩy chỉ số này lui về sát tham chiếu, nhưng chốt phiên vẫn đóng cửa trong sắc xanh nhạt.

Hầu hết các mã thanh khoản tốt đều tăng, nhưng bị chốt lời nhẹ nên mức tăng không đáng kể như PVS, ACB, HUT, CEO, VGC, NDN, trong khi SHB đứng tham chiếu và PVI, MBS, VCG, SHS lại suy giảm, tuy nhiên nhóm này khớp lệnh không quá lớn, qua đó không gây ảnh hưởng xấu lên chỉ số.

Cụ thể, SHB đứng tham chiếu ở 13.100 đồng, khớp 7,17 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản HNX.

PVS tăng 2% lên 20.100 đồng, khớp 2,48 triệu đơn vị; ACB tăng 0,2% lên 49.200 đồng, khớp 1,88 triệu đơn vị; HUT tăng 1% lên 10.200 đồng, khớp 1,8 triệu đơn vị; CEO tăng 1,9% lên 15.800 đồng, khớp 1,1 triệu đơn vị, VGC tăng 0,4% lên 25.700 đồng, khớp gần 800.000 đơn vị; NDN tăng 1,6% lên 19.500 đồng, khớp hơn 640.000 đơn vị..

Ngược lại, SHS giảm 0,4% xuống 24.000 đồng, khớp 1,1 triệu đơn vị; MBS giảm 1,5% xuống 20.300 đồng, PVI giảm 0,8% xuống 38.400 đồng, 2 mã này khớp trên dưới nửa triệu đơn vị.

Chốt phiên sáng, sàn HNX có 49 mã tăng và 63 mã giảm, HNX-Index tăng 0,34 điểm (+0,25%), lên 135,67 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 27,4 triệu đơn vị, giá trị 469 tỷ đồng, tăng hơn 56% về khối lượng và 55% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận có thêm 6,74 triệu đơn vị, giá trị 292,5 tỷ đồng.

Trên sàn UpCoM, diễn biến tương tự VN-Index, khi chỉ số lao xuống tham chiếu chỉ sau gần 1 giờ giao dịch, và đóng cửa trong sắc đỏ với hàng loạt mã giảm điểm như BSR, POW, OIL, HVN, DVN, QNS, VIB, ACV… trong khi tăng điểm chỉ có NQT, LPB và VGT là đáng kể.

Cổ phiếu NQT hôm nay có giao dịch thoái vốn toàn bộ hơn 7,93 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 94,51% của UBND tỉnh Quảng Trị sở hữu, chốt phiên tăng 31,2% lên 10.500 đồng.

LPB tăng 2,5% lên 16.200 đồng, khớp lệnh tương đối cao với hơn 6,15 triệu đơn vị; VGT tăng 4,5% lên 16.400 đồng, khớp gần 1 triệu đơn vị.

Trong khi đó, nhóm cổ phiếu giảm điểm như BSR -2,8% xuống 24.200 đồng; POW -1,8% xuống 16.200 đồng; OIL -1% xuống 20.200 đồng; HVN -1,6% xuống 48.600 đồng; DVN -1,1% xuống 18.600 đồng; QNS -0,3% xuống 57.100 đồng; VIB -0,5% xuống 39.400 đồng; ACV -3,9% xuống 95.500 đồng….

Chốt phiên, UpCoM-Index giảm 0,09 điểm (-0,15%), xuống 60,37 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 11,85 triệu đơn vị, giá trị 213,56 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,11 triệu đơn vị, giá trị 205 tỷ đồng.

Tin bài liên quan