Phiên sáng 3/12: Lực cầu bắt đáy bắt đầu nhập cuộc

Phiên sáng 3/12: Lực cầu bắt đáy bắt đầu nhập cuộc

(ĐTCK) Tiếp đà giảm mạnh của phiên hôm qua (2/12), VN-Index tiếp tục bị đẩy sâu khi bước vào phiên sáng nay, nhưng khi đến vùng 950 điểm, lực cầu bắt đáy đã nhập cuộc kéo VN-Index trở lại trên tham chiếu.

Sắc xanh le lói đầu phiên hôm qua đã nhanh chóng chuyển sang đỏ và VN-Index thủng mốc 970 điểm khi áp lực đến từ một số mã bluechip.

Sau nhịp đi ngang dưới mức giá 970 kéo đến những phút đầu phiên chiều, lực bán bán ồ ạt và lan rộng sau đó khiến thị trường lùi sâu, VN-Index cắm đầu lao thẳng xuống dưới 960 điểm khi đóng cửa.

Theo nhận định của BVSC thì Sau khi xuyên thủng vùng hỗ trợ 966-971, xung lực giảm của VN-Index đang khá lớn nên các nhịp hồi phục (nếu có) có thể chỉ là các phiên hồi phục kỹ thuật (bulltrap) và nhiều khả năng chỉ số sẽ còn tiếp tục sụt giảm về vùng hỗ trợ mạnh 946-951 điểm trong ngắn hạn.

Bước vào phiên giao dịch sáng nay 3/12, áp lực bán khá mạnh ngay khi mở cửa tập trung vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và bluechip, nhất là VHM và VNM đã khiến VN-Index lùi nhanh về gần 950 điểm.

Tại ngưỡng điểm này, các bluechip dần trở lại và thu hẹp đà giảm, qua đó, đưa VN-Index dần trở lại, nhưng vẫn chưa thể lên tham chiếu sau hơn 1 giờ giao dịch, do sự dè dặt của dòng tiền và số mã giảm trên bảng điện tử vẫn chiếm ưu thế.

Rổ VN30 phân hóa và giằng co khá mạnh với trên dưới 10 cổ phiếu tăng/giảm, trong đó, 2 cổ phiếu gây áp lực lớn là VHM mất gần 2%, VNM mất hơn 1%, trong khi hỗ trợ lớn nhất là HPG khi có thời điểm tăng hơn 3%, và cùng với VRE, CTG, MBB tạo điểm tựa, khi đang là những mã được giao dịch nhiều nhất trên HOSE.

Nhóm cổ phiếu thị trường cũng chia đôi ngả, với sắc xanh khá vững tại FLC, DLG, HSG, HAI, FIT, hay TGG, PTL và CMX đang tăng kịch trần.

Trái lại, HCD và TTB vẫn chịu áp lực bán mạnh và giảm sàn, với TBB tiếp tục trạng thái mất thanh khoản với chỉ hơn 5.000 đơn vị khớp lệnh và dư bán sàn đã tăng lên hơn 6,9 triệu đơn vị.

Gặp khó ở nữa đầu phiên, nhưng nhờ nhóm bluechip ổn định hơn, thu hẹp đà giảm đáng kể, thậm chí nhiều mã xanh trở lại đã kéo VN-Index trở lại lên trên tham chiếu vào những phút cuối.

Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 140 mã tăng và 163 mã giảm, VN-Index tăng 0,36 điểm (+0,04%), lên 959,67 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 112,47 triệu đơn vị, giá trị 2.495,35 tỷ đồng, tăng 25% về khối lượng và 31% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 23,1 triệu đơn vị, giá trị 612,4 tỷ đồng.

Cổ phiếu gây áp lực lớn nhất đầu phiên là VHM khi có thời điểm mất hơn 2% đã thu hẹp đà giảm, kết phiên chỉ còn -0,5% xuống 91.400 đồng.

Nhóm cổ phiếu mất điểm còn lại ngoài VNM giảm 1,3% xuống 116.800 đồng và ROS -2% xuống 24.000 đồng, thì còn lại đều chỉ còn giảm nhẹ như CTB -0,2% xuống 22.650 đồng; VJC -0,5% xuống 145.400 đồng; PLX -0,5%; NVL -0,5%; VPB -0,8%; BVH -0,7%...

Thông tin đáng chú ý nhất trên thị trường là tập đoàn Vingroup và Tập đoàn Masan đã thoả thuận nguyên tắc về việc hoán đổi cổ phần Công ty VinCommerce và Công ty VinEco (2 thành viên của Vingroup).

Mặc dù vậy, 2 mã cổ phiếu VIC và MSN dường như chưa chịu ảnh hưởng nào đáng kể, khi VIC đứng tham chiếu tại 115.000 đồng, còn MSN -1% xuống 1% xuống 68.300 đồng.

Nhóm bluechip tăng tốt nâng đỡ chỉ số đáng kể có BID +1,5% lên 40.000 đồng; PNJ +1% lên 80.800 đồng; MWG +0,9% lên 109.400 đồng; MBB +0,9% lên 21.600 đồng; EIB +1,8% lên 16.950 đồng; HDB +0,8% lên 25.750 đồng, cùng VCB +0,2%; SAB +0,2%; VRE +0,3%; FPT +0,5%...Đặc biệt là HPG, khi tăng tốt nhất +2,83% lên 23.600 đồng.

Thanh khoản 2 mã ROS và HPG lớn nhất nhóm và cũng là cao nhất nhì sàn HOSE với lần lượt 7,47 triệu và 5,88 triệu đơn vị khớp lệnh. Tiếp theo là cặp cổ phiếu Vingroup VHM và VRE với 3,92 triệu và 2,3 triệu đơn vị.

Nhóm cổ phiếu VNM, TCB, STB, FPT, CTG, MBB khớp từ 0,82 triệu đến 2,17 triệu đơn vị.

Nhóm cổ phiếu thị trường phân hóa, nhưng điểm tích cực là các mã thanh khoản tốt đều tăng điểm như HSG, FLC, DLG, HAI, AAA, FIT, PVD, TSC, DAH...khớp từ 0,86 triệu đến 4,61 triệu đơn vị.

Một số cổ phiếu đáng chú ý khác có NTL +5,6% lên 23.500 đồng; GTN +5,3% lên 22.000 đồng; HRC +4,3% lên 48.000 đồng; DCL +3,9% lên 23.900 đồng DPG +3,3% lên 44.100 đồng...VNS -6,9% xuống 12.100 đồng; GAB -5,1% xuống 10.200 đồng.

YEG -2,3% xuống 42.500 đồng, và nếu đóng cửa trong sắc đỏ thì ghi nhận phiên thứ 19 liên tiếp không tăng (1 phiên đứng tham chiếu).

TTB vẫn nằm ở mức giá sàn -6,9% xuống 6.340 đồng, chỉ khớp được hơn 5.600 đơn vị và dư bán sàn hơn 7,77 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, sau nửa đầu phiên giằng co nhẹ quanh tham chiếu, chỉ số HNX-Index đã bứt hẳn lên nhờ chủ yếu do ACB, PVS và SHB bứt hẳn lên.

Theo đó, ACB +1,3% lên 22.900 đồng; PVS +2,4% lên 17.100 đồng; SHB +3,4% lên 6.100 đồng.

Ngoài ra, chỉ số còn được hỗ trợ từ VCS +0,13% lên 75.900 đồng; NVB +1,1% lên 9.200 đồng; DGC +0,8% lên 26.700 đồng; MBS +2% lên 15.600 đồng; TNG +1,3% lên 15.300 đồng; MBG tăng kịch trần +9,8% lên 32.600 đồng.

Giảm điểm không còn nhiều, như VCG -0,7% xuống 26.900 đồng; PVI -0,3% xuống 31.300 đồng; DDG -0,8% xuống 24.900 đồng; VC3 -0,6% xuống 17.100 đồng.

Thanh khoản đứng đầu sàn là ART với hơn 1,45 triệu đơn vị khớp lệnh, nhưng mã này giảm sâu, mất 4,8% xuống 2.000 đồng.

Tiếp theo có SHB với hơn 1,4 triệu đơn vị; PVS có 1,08 triệu đơn vị; ACB có 0,67 triệu đơn vị. Nhóm cổ phiếu nhỏ theo sau là HUT, KLF, ACM có từ 0,3 triệu đến 0,59 triệu đơn vị.

Chốt phiên sáng, sàn HNX có 34 mã tăng và 42 mã giảm, HNX-Index tăng 0,95 điểm (+0,94%), lên 101,85 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 10,4 triệu đơn vị, giá trị 116,6 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,88 triệu đơn vị, giá trị 26,66 tỷ đồng.

Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index rung lắc khá mạnh, nhưng phần lớn là ở trên tham chiếu, nhưng nhịp xả cuối phiên đã khiến chỉ số chớm đỏ.

Đa số nhóm cổ phiếu thanh khoản tốt trừ BSR đứng tham chiếu, còn lại đều mất điểm như GVR, LPB, VGI, VIB, VEA, CTR, PXL...

Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 0,04 điểm (-0,07%), xuống 55,48 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 3,32 triệu đơn vị, giá trị 69,9 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 8,03 triệu đơn vị, giá trị 299,1 tỷ đồng, trong đó, phần lớn là 3,49 triệu cổ phiếu VCP, trị giá 227,4 tỷ đồng.

Tin bài liên quan