Phiên sáng 28/3: Dòng tiền chảy vào các mã thị trường

Phiên sáng 28/3: Dòng tiền chảy vào các mã thị trường

(ĐTCK) Sự quan tâm nhà đầu tư dường như không quá chú ý vào việc VN-Index đang cố gắng phục hồi trở lại, do chủ yếu lại nhờ vào sự đột biến từ một vài mã cổ phiếu lớn, mà lại hướng vào nhóm cổ phiếu thị trường, hoặc đang có những câu chuyện nội tại bên trong.

Trong phiên sáng, thị trường dần hồi phục vào vọt lên gần 980 điểm khi nhận được sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Tuy nhiên, sự dè dặt khiến thanh khoản thị trường sụt giảm.

Bước vào phiên chiều, sự thận tọng vẫn được duy trì, khiến VN-Index thu hẹp đà tăng, đóng cửa chỉ tăng trên mức 975 điểm.

Theo TVSI nhận định thì diễn biến hai phiên gần nhất cho thấy VN-Index vẫn đang gặp khó khăn trong việc vượt qua vùng kháng cự 975-985 điểm, tương đương khoảng trống Gap hình thành phiên thứ Hai.

Do đó, trong bối cảnh tâm lý thận trọng ở mức cao thì khả năng kiểm tra lại vùng hỗ trợ 950-965 điểm của chỉ số trong những phiên tới cần được lưu ý.

Bước vào phiên giao dịch sáng nay 28/3, VN-Index mở cửa chớm đỏ và dần hồi phục trở lại vùng tham chiếu sau đó không lâu và gần như chỉ đi ngang. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là sự sự thận trọng cao độ ngay từ đầu phiên đã khiến dòng tiền tham gia thị trường xuống khá thấp cả về khối lượng và giá trị.

Sau hơn 1 giờ giao dịch, bất ngờ đã xảy ra, khi 2 ông lớn ngành ngân hàng là VCB và BID đột ngột nới đà tăng, bên cạnh VIC và VHM đã ổn định hơn, qua đó kéo VN-Index lên vùng 980 điểm.

Trong khi đó, số mã giảm tại nhiều bluechip có xu hướng giảm cũng đang hỗ trợ khá tốt cho thị trường.

Trên bảng điện tử, một số mã cổ phiếu thị trường đang hút dòng tiền, điển hình như HSG, khi đang khớp lệnh tốt nhất HOSE với gần 4 triệu đơn vị và tăng hơn 4%.

Tương tự có DLG, LCG, AAA, VHG cũng đang có mức tăng tốt và thanh khoản khá với trên dưới 1 triệu đơn vị khớp lệnh, trong đó VHG tiếp tục có sắc tím.

Đáng chú ý GTN, sau thông tin HĐQT thông qua ý kiến thống nhất “không đồng ý với đề nghị chào mua công khai cổ phiếu GTN của Vinamilk”, đã tăng gần 3,5% lên 18.350 đồng.

Trong khi đó, YEG quay trở lại xu hướng giảm, sau khi mất 6,8% phiên hôm qua đã giảm sàn, -6,9% xuống 105.000 đồng/cổ phiếu trong phiên sáng nay.

Dòng tiền sau nửa phiên đầu có phần thận trọng thăm dò, đã nhập cuộc trở lại khá tự tin trong nửa phiên sau, mặc dù chỉ số chung giảm nhẹ xuống dưới 980 điểm do một số mã lớn đảo chiều giảm.

Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 122 mã tăng và 146 mã giảm, VN-Index tăng 2,65 điểm (+0,27%), lên 978,56 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 120,5 triệu đơn vị, giá trị 2.126,83 tỷ đồng, tăng hơn 36% về khối lượng và 18% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 53,6 triệu đơn vị, giá trị 904,7 tỷ đồng, trong đó, đáng chú ý có 29,23 triệu cổ phiếu VSH, giá trị 511,6 tỷ đồng.

2 mã ngân hàng lớn kéo VN-Index lên trên 980 điểm vào giữa phiên là VCB và BID hạ độ cao đôi chút cùng một số mã như VNM, SAB, MSN, CTG, VRE, VJC đảo chiều giảm nhẹ là nguyên nhân chính khiến VN-Index đánh mất mốc trên khi kết phiên.

Theo đó, VCB chỉ còn +1,1% lên 66.200 đồng; BID +1,7% lên 35.500 đồng. Bên cạnh đó, 2 mã lớn nhất thị trường là VIC và VHM duy trì sự ổn định là nhân tố chính tác động cho chỉ số không đánh mất sự phục hồi, trong đó VHM nới đà tăng +1,3% lên 91.300 đồng; VIC +0,9% lên 114.900 đồng.

Các bluechip khác còn tăng là CTG, BVH, NVL, FPT,  DHG, REE, CTD, trong đó ngoài CTD +2,2% lên 145.100 đồng, thì còn lại cũng chỉ có sắc xanh nhạt.

Ngược lại, trong các mã giảm, mất điểm cũng không sâu (trừ ROS -2,3% xuống 31.800 đồng) như VJC giảm mạnh nhất cũng chỉ -1% xuống 117.100 đồng và 2 mã ngân hàng nhỏ hơn là STB -1,2% xuống 12.200 đồng; EIB -1,1% xuống 17.500 đồng…

Khớp lệnh cao nhất là ROS với hơn 3,45 triệu đơn vị. Tiếp theo là STB với gần 2,4 triệu đơn vị; CTG có 1,54 triệu đơn vị; HPG và VRE có trên dưới 1 triệu đơn vị và cùng đứng mức giá tham chiếu.

Nhóm cổ phiếu thị trường thu hút nhà đầu tư hơn, với HSG khớp lệnh cao nhất HOSE khi có hơn 5,7 triệu đơn vị, nhưng chỉ còn tăng 2,5% lên 9.470 đồng khi kết phiên, mặc dù có thời điểm vọt 5,3%.

Cùng có mức tăng khá và thanh khoản tốt còn AAA, DLG, OGC, LCG, FIT, DCL, cùng sắc tím tại VHG, BCG…khớp lệnh có từ 0,6 triệu đến 3,2 triệu đơn vị.

GTN rung lắc mạnh, sau khi được kéo lên mức giá trần khá sớm, đã nhanh chóng đảo chiều, và kết phiên chỉ còn +0,3% lên 17.800 đồng, khớp hơn 0,95 triệu đơn vị.

YEG chính thức nằm sàn, -6,9% xuống 105.000 đồng, khớp lệnh chưa đến 100.000 đơn vị.

Trên sàn HNX, chỉ số HXN-Index lại diễn biến trái chiều với VN-Index, khi mở cửa trong sắc xanh, nhưng chỉ giữ được ít phút, và giao dịch dưới tham chiếu trong phần lớn thời gian còn lại của phiên.

Trong đó, gây áp lực lớn nhất là VCG, khi giảm tới 6% xuống 26.800 đồng, bên cạnh đó là ACB -0,3% xuống 30.300 đồng; NVB -2,3% xuống 8.400 đồng; CEO -0,8% xuống 12.300 đồng; TNG -1,3% xuống 22.500 đồng; SHS -0,9% xuống 11.200 đồng…

Trong khi nâng đỡ chỉ số chỉ còn lác đác VCS +0,3% lên 64.700 đồng; DBC +0,4% lên 24.100 đồng; MBS +0,6% lên 16.200 đồng; NDN +0,8% lên 13.200 đồng.

Các mã khác chịu áp lực giằng co và đứng tham chiếu như SHB, VGC, PVS, HUT. PVI…

Khớp lệnh cao nhất và VCG với gần 2,7 triệu đơn vị; SHB có 1,78 triệu đơn vị; VGC có 0,9 triệu đơn vị; PVS và ACB có hơn 0,7 triệu đơn vị…

Chốt phiên sáng, sàn HNX có 45 mã tăng và 57 mã giảm, HNX-Index giảm 0,37 điểm (-0,34%), xuống 107,19 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 12,27 triệu đơn vị, giá trị 104,16 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 0,4 triệu đơn vị, giá trị gần 4 tỷ đồng.

Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index rung lắc nhẹ quanh tham chiếu trong nửa đầu phiên, sau đó cũng đã kịp nhích lên trên vùng xanh và kết phiên tăng nhẹ.

Các nhóm cổ phiếu phân hóa mạnh, với các mã giảm là BSR, VEA, GVR, VGI, HVN, QNS, OIL, NTC, ACV…

Một số còn xanh như VIB, CTR, BSB, cùng các mã nhỏ TOP, G36, PXL, VTA…trong khi khá nhiều đứng tham chiếu MPC, LPB, DVN, MSR, MCH, MIG…

Chốt phiên sáng, UpCoM-Index tăng 0,04 điểm (+0,07%), lên 57,19 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 4,69 triệu đơn vị, giá trị 87,73 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,5 triệu đơn vị, giá trị 10,68 tỷ đồng.

Tin bài liên quan