Phiên sáng 24/3: Sắc đỏ chiếm ưu thế, VN-Index tiếp tục lùi bước

Phiên sáng 24/3: Sắc đỏ chiếm ưu thế, VN-Index tiếp tục lùi bước

(ĐTCK) Sau phiên bán tháo hôm qua, áp lực bán đã giảm rõ rệt trong phiên sáng nay, nhiều cổ phiếu bluechip đã hồi phục trở lại. Tuy nhiên, với việc tâm lý nhà đầu tư chưa thực sự ổn định và nhóm cổ phiếu Vingroup (VIC, VHM và VRE) giảm sâu đang cản bước phục hồi của thị trường.

Trong phiên hôm qua, với diễn biến phức tạp bởi đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn là nguyên nhân chính khiến thị trường chứng khoán “đổ máu”, khiến VN- Index đóng cửa bốc hơi hơn 40 điểm và lùi về dưới 670 điểm - thấp nhất kể từ phiên đầu tiên của năm 2017, với gần 200 mã giảm sàn, trong đó rổ bluechip VN30 chiếm tới 25 mã.

Theo MBS nhận định thì các ngưỡng hỗ trợ gần như không đủ tin cậy, khi áp lực bán với các nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn chưa có dấu hiệu lệnh cân đối ứng tương xứng, quá trình tìm vùng hỗ trợ mới có thể còn tiếp diễn trong các phiên ở tuần này.

Bước sang phiên giao dịch sáng nay 24/3, tâm lý nhà đầu tư dường như có phần bình tĩnh hơn, khi áp lực bán không còn quá mạnh trên bảng điện tử, nhưng nhìn chung vẫn còn rất mong manh.

Theo đó, VN-Index mở cửa nhanh chóng lùi xuống dưới tham chiếu và chỉ khi gần thủng mốc 650 điểm, chỉ số mới bật trở lại, nhưng do sức cầu còn kém nên chỉ đủ đưa chỉ số về quanh 660 điểm sau hơn 1 giờ giao dịch và còn cách tham chiếu tương đối xa.

Các cổ phiếu lớn, bluechip đảo chiều khá nhanh, với sự cân bằng trở lại về độ rộng trong rổ VN30, tuy nhiên việc nhóm Vingroup với VIC giảm sâu (hơn 4%) cùng VHM, VRE giảm sàn đang níu chân thị trường.

Trong khi đó, nỗ lực trở lại và tăng khá có VNM, BID, GAS khi nhích từ 2 đến hơn 3%, và BVH, khi có thời điểm chạm mức giá trần.

Nhóm cổ phiếu thị trường phân hóa, và có nhiều mã vẫn chịu áp lực lớn và giảm sàn như NKG, ROS, TTF, TCH, PAN, DRH, HAI, AMD…trong đó, AMD mất thanh khoản với chỉ vài chục nghìn đơn vị khớp lệnh và dư bán giá sàn gần 20 triệu đơn vị.

Tân binh ABS vẫn gây ấn tượng, khi duy trì trì sắc tím kể từ khi chào sàn, +7% lên 16.950 đồng/cổ phiếu.

Tưởng chừng thị trường sẽ hồi phục, sau khi VN-Index nảy mạnh lên gần tham chiếu từ vùng 652 điểm, nhưng bất ngờ quay đầu giảm trở lại khá nhanh, chủ yếu do nhiều bluechip không giữ được sắc xanh và cổ phiếu vốn hóa lớn nhất sàn là VIC bất ngờ bị đẩy xuống mức giá sàn.

Chốt phiên sán, sàn HOSE có 127 mã tăng và 207 mã giảm (39 mã giảm sàn), VN-Index giảm 10,08 điểm (-1,51%), xuống 656,51 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 153,2 triệu đơn vị, giá trị 2.302,2 tỷ đồng, giảm hơn 28% về khối lượng và 14% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 15,1 triệu đơn vị, giá trị 475,7 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu Vingroup gây áp lực lớn nhất đến chỉ số và có ngày hiếm có khi bộ 3 là VIC, VHM và VRE đều giảm xuống mức giá sàn.

Cụ thể, VIC -6,9% xuống 71.500 đồng, khớp hơn 0,83 triệu đơn vị; VHM -6,9% xuống 55.300 đồng, khớp hơn 1,25 triệu đơn vị; VRE -6,84% xuống 17.700 đồng, khớp hơn 4,48 triệu đơn vị.

Các mã lớn, bluechip giảm khá sâu khác còn có ROS và SBT giảm sàn xuống 4.50 đồng và 12.750 đồng; MWG -5,7% xuống 67.700 đồng; HVN -4,9% xuống 17.650 đồng; POW -4,8% xuống 7.490 đồng; PLX -3% xuống 36.650 đồng; HDB -2,3% xuống 19.000 đồng. Các mã HPG, STB, MBB, CTG, VPB, SSI mất trên dưới 1%.

Tăng điểm đáng kể nhất là BVH, khi có thời điểm chạm mức giá trần, trước khi tạm kết phiên +4,6% lên 3.800 đồng; GAS +3% lên 55.500 đồng; VNM +2,9% len 86.100 đồng; BID +2,3% lên 31.500 đồng; CTD +2,2% lên 51.200 đồng, còn lại như VCB, NVL, FPT, SAB nhích nhẹ.

Thanh khoản HPG cao nhất với hơn 9,6 triệu đơn vị khớp lệnh STB có 4,92 triệu đơn vị; MBB có 4,63 triệu đơn vị; CTG có 4,2 triệu đơn vị; VPB có 3,77 triệu đơn vị; POW có gần 3,5 triệu đơn vị…

Nhóm cổ phiếu thị trường phần lớn chịu áp lực bán lớn và đa số chìm trong sắc đỏ, thậm chí NKG, TTF, NLG, LCG, HAI, DRH, TNT, TCH, PAN, MSH, AMD còn giảm sàn.

Trong đó, AMD khớp chỉ được hơn 0,1 triệu đơn vị và dư bán giá sàn hơn 18 triệu đơn vị.

Một vài sắc xanh đáng kể và có thanh khoản tương đối tốt như PVD, AAA, HHS, APG, DCM, SHI…

Tân binh ABS giữ nguyên sắc tím, +7% lên 16.900 đồng, khớp lệnh có hơn 210.000 đơn vị.

Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index mặc dù giằng co mạnh, nhưng phần lớn thời gian trên tham chiếu, mặc dù vậy, trong những phút cuối đã chịu áp lực mạnh khi lùi về sắc đỏ, trước khi may mắn lấy lại sắc xanh nhạt.

Bảng điện tử phân hóa mạnh, với ACB +1% lên 19.500 đồng; VCS +1,8% lên 52.200 đồng; PVI +1,1% lên 26.800 đồng; NVB +1,2% lên 8.500 đồng; PVS +1% lên 10.200 đồng. Ngoài ra còn có thêm sắc xanh tại NDN, IDJ, TVC, SRA và sắc tim tại các mã nhỏ KVC, BII, NHP.

Trái lại, khá nhiều mã giảm như VCG -2,1% xuống 23.800 đồng; CEO -1,5% xuống 6.400 đồng; SHS -1,6% xuống 6.000 đồng; MBS -4,5% xuống 8.500 đồng; TAR -3,1% xuống 31.700 đồng; AMV -5,9% xuống 11.200 đồng;

Đáng kể, TNG giảm sàn -9,9% xuống 9.100 đồng, và KLF, HUT cũng chung số phận.

Thanh khoản KLF, ART, HUT cao nhất sàn với lần lượt 6,9 triệu; 5,3 triệu và 3,57 triệu đơn vị khớp lệnh. Tiếp theo là SHB với 3,5 triệu đơn vị, đứng tham chiếu tại 11.800 đồng. ACB có 3,32 triệu đơn vị; PVS có 2,8 triệu đơn vị; TNG có 2 triệu đơn vị…

Chốt phiên sáng, sàn HNX có 48 mã tăng và 46 mã giảm, HNX-Index tăng 0,08 điểm (+0,08%), lên 96,54 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 34,46 triệu đơn vị, giá trị gần 251 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 7,36 triệu đơn vị, giá trị 122,2 tỷ đồng.

Trên UpCoM, chỉ số UpcoM-Index tích cực hơn, khi mở cửa tăng điểm và liên tục đi lên, và chỉ chịu áp lực nhẹ đôi chút về cuối phiên.

Sự phân hóa cũng mạnh mẽ với bộ 3 thanh khoản cao nhất là LPB, BSR và OIL tăng điểm, cùng một số mã VGI, VEA, CTR, C4G.

Trong khi VIB, QNS, DRI, HND, ACV giảm giá. Đáng kể, BVN của CTCP Bông Việt Nam giảm sàn -14,6% xuống 11.700 đồng, với thanh khoản bất ngờ vượt trội so với nhiều phiên èo uột gần đây với hơn 243.000 đơn vị khớp lệnh.

Chốt phiên sáng, UpCoM-Index tăng 0,39 điểm (+0,82%), lên 47,95 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 6,19 triệu đơn vị, giá trị 65,46 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,07 triệu đơn vị, giá trị 2,74 tỷ đồng.

Tin bài liên quan