Phiên sáng 21/12: Cạn cung giá thấp, VN-Index phục hồi

Phiên sáng 21/12: Cạn cung giá thấp, VN-Index phục hồi

(ĐTCK) Sau phiên giảm mạnh hôm qua, áp lực cung giá thấp đã có dấu hiệu cạn dần trong phiên sáng nay, giúp thị trường hồi phục, nhưng thanh khoản ở mức thấp.

Trái với diễn biến tích cực chung của thị trường chứng khoán thế giới, chứng khoán Việt Nam đã giảm sâu sau phiên ngày giao dịch ngày thứ Ba (20/12), mà nguyên nhân chính xuất phát từ nhóm cổ phiếu bluechips, với sự sụt giảm mạnh của 2 mã vốn hóa lớn nhất thị trường là VNM và SAB, trong đó SAB có phiên giảm sàn đầu tiên sau chuỗi 8 phiên tăng trần liên tiếp kể từ khi chào sàn HOSE ngày 6/12.

Sau phiên giảm này, nhiều CTCK đã lên tiếng “trấn an” nhà đầu tư rằng, mặc dù VN-Index giảm sâu, nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn đang là khá tích cực. Bởi, việc chi số giảm sâu chủ yếu là do tác động của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, nhất là VNM và SAB, cùng với đó là việc thanh khoản giảm mạnh cho thấy thị trường không bị bán tháo.

Tuy nhiên, các CTCK cũng cho biết, thị trường sẽ còn giảm vì tiếp tục chịu ảnh hưởng của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, tiêu biểu là SAB, khi cổ phiếu này sẽ còn chịu áp lực chốt lời sau chuỗi ngày tăng điểm vừa qua.

Diễn biến trong phiên giao dịch sáng nay 21/12 cho thấy, nhận định này là hoàn toàn có cơ sở. VN-Index mở cửa trong sắc đỏ và đà giảm nhanh chóng được nới rộng khi nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn như VNM, SAB, VIC, VCB, MWG, BVH… đều giảm điểm.

Tuy nhiên, sau khoảng 1 giờ giao dịch, VN-Index đã dần hồi phục và có được sắc xanh nhẹ, dù có lúc đã giảm hơn 5 điểm.

Đáng chú ý, SAB đang tăng 1,9% lên 201.000 đồng/CP, dù chỉ ít phút trước đó còn giảm hơn 5%. Sự hồi phục mạnh của SAB góp phần đáng vào sắc xanh chung của VN-Index, bên cạnh việc rút bớt đà giảm của VNM, VIC, VCB…

Cùng với đó, là đà tăng khá tốt của ROS, MSN, HSG, HPG, CTG ngay từ đầu phiên.

Việc giá dầu thế giới tiếp tục tăng đang hỗ trợ tốt cho các cổ phiếu dầu khi trong nước, chẳng hạn như GAS, PVD, PVS, PLC… HNX-Index đang tăng điểm là có được sự hỗ trợ của nhóm này và mã vốn hóa lớn nhất sàn là ACB.

Mặc dù thị trường đang cho thấy sự hồi phục, song trước sự chi phối của nhóm cổ phiếu lớn, hoạt động giao dịch diễn ra hết sức thận trọng. Sau hơn 1 giờ giao dịch, tổng giá trị giao dịch trên 2 sàn chưa đầy 1.000 tỷ đồng và chỉ có 4 mã khớp lệnh trên 1 triệu đơn vị là VNM, HQC, SHB và FID. Nhóm cổ phiếu thị trường giao dịch chậm, song đa phần đang giữ sắc xanh. 

Tâm lý giao dịch thận trọng tiếp tục được duy trì trong thời gian còn lại của phiên, nên các chỉ số chủ yếu diễn biến giằng co nhẹ trên mốc tham chiếu. Thanh khoản theo đó chỉ nhúc nhắc tăng.

Kết thúc phiên giao dịch sáng 21/12, với 98 mã tăng và 113 mã giảm, VN-Index tăng 1,56 điểm (+0,24%) lên 664,22 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt 64,63 triệu đơn vị, giá trị hơn 1.422 tỷ đồng.

Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp đáng kể với hơn 22 triệu đơn vị, giá trị 428,9 tỷ đồng. Đáng chú ý là các thỏa thuận của 6 triệu cổ phiếu KDH, giá trị 120 tỷ đồng; 4,4 triệu cổ phiếu KBC, giá trị 60,785 tỷ đồng; 3,978 triệu cổ phiếu SAM, giá trị 31,4 tỷ đồng; 6 triệu cổ phiếu KDH, giá trị 120 tỷ đồng; 1,023 triệu cổ phiếu PNJ, giá trị 74,37 tỷ đồng;1, 6 triệu cổ phiếu SBT, giá trị 42,72 tỷ đồng; 1,31 triệu cổ phiếu ASM, giá trị hơn 19 tỷ đồng và 1,2 triệu cổ phiếu ITA, giá trị 4,44 tỷ đồng.

Tương tự, với 55 mã tăng và 66 mã giảm, HNX-Index tăng 0,24 điểm (+0,3%) lên 80 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt 17,66 triệu đơn vị, giá trị hơn 170,53 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 27,8 tỷ đồng.

Một mã vốn hóa lớn tiếp tục thể hiện sự hồi phục: BHV tăng khá mạnh 2,4%, GAS tăng 1,6%, MSN tăng 0,8%... VNM đã về được tham chiếu nhờ sức cầu khá tốt của khối nội. Trong khi đà tăng của SAB và ROS đã giảm bớt: SAB tăng 0,9% lên 199.000 đồng/CP, ROS tăng 0,6% lên 108.100 đồng/CP.

VNM khớp 1,436 triệu đơn vị, trong đó khối ngoại bán ròng gần 0,2 triệu đơn vị. ROS khớp 1,52 triệu đơn vị. SAB chỉ khớp 0,195 triệu đơn vị, trong đó khối ngoại mua ròng gần 0,12 triệu dơn vị.

Ngoài ra, thanh khoản tốt trong các bluechips còn có HPG, HSG và STB khi cùng khớp trên 1 triệu đơn vị, riêng ST giảm điểm.

Việc dòng tiền dồn khá mạnh vào bluechips, nên đã hạn chế nhiều ở nhóm cổ phiếu đầu cơ. Số mã tăng điểm theo đó cũng ảnh hưởng ít nhiều.

HQC khớp lệnh dẫn đầu thị trường với chỉ 3,46 triệu đơn vị, còn lại chỉ một số mã là khớp trên 1 triệu đơn vị là HQC, FLC, ITA, KBC, FIT và HAR.

Trên HNX, nhóm dầu khí, tiêu biểu là PVS, cùng với ACB, NTP, VCS, LAS, VC3… là những nhân tốt giúp HNX-Index duy trì đà tăng.

FDI dẫn đầu thanh khoản sàn này với 2,07 triệu đơn vị khớp lệnh, nhưng giảm sàn về 2.400 đồng/CP.

CEO và SHB là 2 mã còn lại khớp lệnh trên 1 triệu đơn vị. SHB tăng tối thiểu, còn CEO thì ngược lại.

Tin bài liên quan