Phiên sáng 19/12: Cổ phiếu ngân hàng, dầu khí đẩy VN-Index tiếp tục giảm sâu

Phiên sáng 19/12: Cổ phiếu ngân hàng, dầu khí đẩy VN-Index tiếp tục giảm sâu

(ĐTCK) Nhóm cổ phiếu ngân hàng suy yếu, nhóm dầu khí giảm mạnh đã đẩy VN-Index lùi sâu xuống dưới 920 điểm trong phiên sáng nay (19/12).

Trong phiên ngày hôm qua, diễn biến tiêu cực trên thị trường thế giới tiếp tục gây ảnh hường xấu đến thị trường trong nước khiến VN-Index mất điểm từ sớm.

Áp lực bán trên diện rộng khiến thị trường tiếp tục giảm trong phiên chiều, nhưng việc mua vào diễn ra thận trọng, vậy nên VN-Index chỉ nhúc nhắc hồi phục khi đóng cửa.

Theo nhận định của một số công ty chứng khoán thì nhịp phục hồi cuối phiên đang là dấu hiệu tích cực, qua đó có thể mở ra cơ hội tăng điểm trở lại.

Tuy nhiên, BVSC lưu ý, đường SMA50 tương ứng 932-934 điểm sẽ là lực cản đối với sự hồi phục của thị trường. Chỉ số cần phải vượt lên trên đường trung bình động này để hạn chế rủi ro tiếp tục sụt giảm sâu hơn trong ngắn hạn.

Bước vào phiên giao dịch sáng nay 19/12, bất chấp việc phục hồi nhẹ của phố Wall đêm qua, cùng các thị trường châu Á sáng nay cũng đã phần lớn trở lại, nhưng tại thị trường trong nước, VN-Index vẫn đàng gặp khó khi tiếp diễn mất điểm từ sớm, mặc dù biên độ giảm là không lớn.

Lực cản đang đến từ tâm lý thận trọng sau liên tiếp 4 phiên mất điểm, cùng nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, vốn gây tác động lớn đến chỉ số đang giao dịch thiếu thuyết phục là nguyên nhân chính.

Trong đó, đáng kể là nhóm cổ phiếu ngân hàng, khi đồng loạt chìm trong sắc đỏ từ khá sớm, ngoại trừ TPB đi ngược, tăng khá khi +2,2%.

Sau hơn 1 giờ giao dịch, áp lực bán bất ngờ gia tăng, VN-Index theo đó lùi dần về ngưỡng 920 điểm khi mà các ông lớn GAS, SAB, HPG, CTG nới rộng đà giảm cùng sắc đỏ trở lại với VIC, VHM, VNM.

Có thể nói, trong nửa đầu phiên sáng nay, ngoài nhóm ngân hàng chịu sức ép thì nhóm cổ phiếu dầu khí có diễn biến tiêu tực không kém, khi ngoài GAS (mất hơn 2%) và PLX giảm thì các mã còn lại đều đi xuống, đáng chú ý là PVD hiện đã mất hơn 4% và có thanh khoản nằm trong top 3 HOSE.

Sau khi lùi về ngưỡng 920 điểm vào giữa phiên, lực bán đã chậm lại đôi chút, tuy nhiên dòng tiền mua lại chọn cách đứng ngoài, VN-Index theo đó đi ngang, rung lắc nhẹ trước khi một lần nữa bị đẩy thủng ngưỡng điểm trên và chỉ hồi nhẹ lên đôi chút về cuối phiên.

Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 77 mã tăng và 176 mã giảm, VN-Index giảm 7,8 điểm (-0,84%), xuống 919,45 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 98,3 triệu đơn vị, giá trị 2.309,47 tỷ đồng, tương đương cả về khối lượng và giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 41,4 triệu đơn vị, giá trị 1.063,6 tỷ đồng, trong đó đáng kể là gần 22 triệu cổ phiếu TCB giá trị 566,7 tỷ đồng.

Như đã nêu trên, nhóm cổ phiếu ngân hàng và dầu khí là nhân tố tác động tiêu cực nhất lên chỉ số, khi khá nhiều mã lớn trong 2 nhóm này giảm sâu.

Cụ thể, điển hình nhóm ngân hàng là CTG -4,2% xuống 20.550 đồng; và nhóm dầu khí là GAS -2,1% xuống 91.500 đồng và PLX -1,8% xuống 545.800 đồng.

Còn lại VCB -0,5% xuống 54.800 đồng; TCB -1,5% xuống 27.100 đồng; VPB -1% xuống 20.500 đồng; MBB -1,2% xuống 21.050 đồng; HDB -1% xuống 29.100 đồng; STB -0,8% xuống 12.300 đồng. 3 mã khác may mắn là TPB +1,7% lên 20.450 đồng; EIB +0,7% lên 13.900 đồng và BID về tham chiếu tại 33.650 đồng.

Nhóm dầu khí suy yếu ngoài GAS, PLX thì PVD -4,2% xuống 15.850 đồng, khớp 2,3 triệu đơn vị; PVT -0,9% xuống 15.800 đồng; PXS -2,5% xuống 5.060 đồng…

Một số cổ phiếu khác cũng yếu đi như VNM -1,6% xuống 129.600 đồng; và VIC -0,2% xuống 101.800 đồng và đặc biệt là HPG, khi mất 3,5% xuống 30.000 đồng.

Tăng điểm nhẹ, qua đó khiến chỉ số hãm bớt đà giảm sâu phần nào chỉ còn MSN +0,6% lên 81.700 đồng; VJC +0,2% lên 125.100 đồng.

Trong rổ VN30 tăng điểm chỉ còn có thêm CII +0,6% lên 26.150 đồng; HSG +1,4% lên 7.100 đồng; FPT +0,5% lên 42.200 đồng.

Khớp lệnh cao nhất nhóm và cũng là cao nhất HOSE là 2 mã giảm sâu CTG và HPG với hơn 5 triệu đơn vị; MBB có gần 2,5 triệu đơn vị; ROS có 1,3 triệu đơn vị; STB có 1,3 triệu đơn vị; VPB có 1 triệu đơn vị.

Nhóm cổ phiếu thị trường đa số giảm, tăng điểm và có thanh khoản khá chỉ có HNG, DHA, SJS, OGC, khớp lệnh từ 0,7 triệu đến 1,57 triệu đơn vị. Trong số này, SJS đáng kể nhất khi +6,5% lên 17.300 đồng.

Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index giằng co nhẹ quanh tham chiếu và phần lớn trong sắc xanh trong nửa đầu phiên, và cũng theo diễn biến tiêu cực chung, khi sau đó rơi dần, mặc dù sau đó cũng hồi dần nhưng không đủ kéo chỉ số trở lại tham chiếu khi tạm nghỉ giờ trưa.

Gần như các cổ phiếu lớn cũng mất điểm. Có gắng làm điểm tựa là VCG +6% lên 23.000 đồng; VGC +1,8% lên 17.400 đồng; HHP +6% lên 16.000 đồng; PGS +3,3% lên 31.000 đồng; TV2 +3,2% lên 129.000 đồng…

Còn lại đa số giảm với -0,3% xuống 29.500 đồng; PVS -4,2% xuống 18.400 đồng; PVI -2,7% xuống 32.000 đồng; NVB -2% xuống 9.600 đồng; SHS -1,5% xuống 13.500 đồng; MBS -1,4% xuống 14.400 đồng; TNG -1,1% xuống 17.900 đồng. Bên cạnh hàng loạt mã đứng tham chiếu như VCS, CEO, SHB, HUT…

Khớp lệnh cao nhất là VCG với hơn 3,95 triệu đơn vị; PVS có 3,84 triệu đơn vị; VGC có 1,07 triệu đơn vị…

Chốt phiên sáng, sàn HNX có 38 mã tăng và 58 mã giảm, HNX-Index giảm 0,31 điểm (-0,29%), xuống 104,11 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 15,75 triệu đơn vị, giá trị 262,57 tỷ đồng. Giao dịch thảo thuận có thêm hơn 9,34 triệu đơn vị, giá trị 109 tỷ đồng.

Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index mở cửa tăng điểm nhưng cũng chỉ kéo dài được trong nửa phiên, khi sau đó chỉ số lịm dần và xuống dưới tham chiếu trong nửa phiên sau.

Sự phân hóa mạnh diễn ra với mức tăng điểm tại POW, QNS, GEG, OIL. CTR, HVN, ACV, NTC, VGI…và trái ngược là sắc đỏ BSR, VGT, MPC, VIB, MCH và nhóm LPB, VEA, KOS, MSR đứng giá tham chiếu.

Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 0,23 điểm (-0,43%), xuống 52,38 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 3,23 triệu đơn vị, giá trị 61,41 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm gần 5,7 triệu đơn vị, giá trị 81,2 tỷ đồng.

Tin bài liên quan