Phiên sáng 16/8: Sắc đỏ áp đảo, VN-Index tiếp tục lùi sâu

Phiên sáng 16/8: Sắc đỏ áp đảo, VN-Index tiếp tục lùi sâu

(ĐTCK) Sau phiên bán mạnh hôm qua và đặc biệt chỉ diễn ra khá chóng vánh trong phiên chiều, khiến VN-Index mất gần 17 điểm, thì sang phiên sáng nay, lực bán vẫn tung vào thị trường, kéo chỉ số tiếp tục giảm sâu.

Phiên sáng hôm qua ghi nhận diễn biến giằng co và rung lắc vẫn là chủ đạo, cùng tâm lý chờ đợi và thận trọng, kéo theo sự co giật của chỉ số chưa dừng lại trong phiên sáng.

Bước vào phiên chiều, ngay khi giao dịch trở lại, lực bán ồ ạt đồ dồn vào thị trường trên diện rộng, VN-Index nhanh chóng đổ đèo vào tiếp tục duy trì đà giảm sâu.

Trong đợt khớp ATC, áp lực bán vẫn gia tăng, VN-Index đóng cửa mất thêm 5 điểm với hàng loạt các mã bluechip nới rộng đà giảm.

BVSC nhận định lực cung tăng mạnh trong phiên là phép thử để đánh giá lượng tiền, lực cầu đang giao dịch ở vùng giá hiện nay. Diễn biến cuối phiên cho thấy khá nhiều nhà đầu tư sẵn sàng mua ở vùng giá này.

VN-Index sẽ tiếp cận vùng hỗ trợ gần nhất 955-960 trong phiên ngày mai, áp lực bán mạnh có thể xuất hiện ngay đầu phiên đẩy chi số nhanh chóng vào vùng điểm này.

Bước vào phiên giao dịch sáng nay 16/8, áp lực bán trong phiên ATC hôm qua nối tiếp ngay khi mở cửa, VN-Index lao dốc, thủng luôn ngưỡng 950 điểm chỉ sau 30 phút giao dịch, mất khoảng 12 điểm.

Tuy nhiên, đâu đó vẫn có lực mua kỹ thuật trên thị trường, kéo chỉ số hồi trở lại mức 955 điểm và

Nhưng sắc đỏ vẫn áp đảo trên bảng điện tử, hầu hết các nhóm nhành cổ phiếu, và các bluechip hầu hết giảm giá, có thời điểm rổ VN30 chỉ còn 1 mã tăng duy nhất là GMD.

Nhóm cổ phiếu “tội đồ” phiên hôm qua là dầu khí và ngân hàng vẫn đồng loạt chìm trong sắc đỏ, và tiếp tục tạo gánh nặng chi chỉ số.

Sau hơn 1 giờ giao dịch, thị trường vẫn chưa có nhiều chuyển biến đáng kể, khi các trụ đỡ là các bluechip chỉ có thêm HSG và may mắn nhất là cặp đôi VIC và VRE hồi phục trở lại, qua đó làm điểm tựa cho chỉ số không tiếp tục rơi sâu.

Tuy nhiên, biên độ tăng của bộ đôi này vẫn còn khá thấp, trên dưới 0,5%, do đó, nếu gặp bất lợi, hoàn toàn có thể khiến chỉ số lao dốc thêm một lần nữa.

Ngoài VIC và VRE, cổ phiếu đáng chú ý khác là GEX, trong ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức bằng tiền tỷ lệ 10% và thưởng cổ phiếu theo tỷ lệ 5:1 đã tăng khá mạnh, +5% lên 29.050 đồng và khớp lệnh gần 1 triệu đơn vị.

Sau khi lấy lại ngưỡng 955 điểm, áp lực bán lại gia tăng trên diện rộng, trụ đỡ VIC thì đà tăng bị chặn lại, VRE đã hụt hơi và bị đẩy xuống dưới tham chiếu, cùng 2 ngành ngân hàng và dầu khí mất điểm khá mạnh, cùng tâm lý muốn bán ‘thoát hàng’ của nhà đầu tư đã chính thức nhấn chìm thị trường, mặc dù trong những phút cuối, VN-Index đã cố gắng lấy lại mức 950 khi tạm nghỉ giờ trưa.

Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 70 mã tăng và 179 mã giảm, VN-Index giảm 11,31 điểm (-1,18%), xuống 950,06 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 91,82 triệu cổ phiếu, giá trị 2.148,1 tỷ đồng, giảm nhẹ gần 4% về khối lượng nhưng tăng 10% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 3,7 triệu đơn vị, giá trị 71,5 tỷ đồng.

Trụ đỡ thị trường như đã nêu trên, gần như duy nhất chỉ còn VIC, khi +0,1% lên 102.000 đồng, còn lại các mã vốn hóa lớn chi phối khác đã đồng loạt giảm với VHM -0,1%; VNM -1,3% xuống 156.500 đồng; SAB -0,5% xuống 210.000 đồng; MSN -2,3% xuống 89.400 đồng; và cổ phiếu đầu ngành GAS -3,9% xuống 91.300 đồng.

4 cổ phiếu ngân hàng lớn VCB -2,3% xuống 59.200 đồng; BID -2,4% xuống 28.600 đồng; CTG -1,2% xuống 24.900 đồng; TCB -1,1% xuống 26.200 đồng.

Các mã còn lại ở nhóm trừ TPB tăng nhẹ đi ngược xu hướng +0,2% lên 25.800 đồng và EIN đứng tham chiếu thì cũng dắt tay nhau đi xuống với MBB -1,3% xuống 23.000 đồng; VPB -1,1% xuống 26.200 đồng; HDB -1,9% xuống 35.800 đồng; STB -1,3% xuống 11.250 đồng.

Nhóm dầu khí, năng lượng cũng giảm sâu, ngoài GAS còn có ông lớn khác là PLX -2,7% xuống 61.100 đồng, thì PVD -5,6% xuống 14.250 đồng cùng PVT, PXS, PET, CNG…cũng chìm trong sắc đỏ.

Các bluechip VN30 ‘đóng góp’ vào đà giảm của chỉ số còn phải kể đến VJC -1,9%; DHG -2,4%; ROS -2,8%; SSI -2,5%...

Tăng điểm ngoài VIC thì chỉ còn GMD +0,8% lên 25.300 đồng; SBT +0,6% lên 17.100 đồng và DPM +0,3% lên 17.900 đồng.

Khớp lệnh tốt nhất nhóm hầu hết thuộc nhóm ngân hàng với CTG có 5,4 triệu đơn vị; MBB có 4,3 triệu đơn vị; STB có 3,8 triệu đơn vị; VPB có 2,7 triệu đơn vị; VCB có 2 triệu đơn vị.

Ngoài ra là HPG với 4,4 triệu đơn vị; SSI có 1,97 triệu đơn vị; SBT có 1,8 triệu đơn vị; HSG có 1 triệu đơn vị..

Nhóm cổ phiếu thị trường tương tự phiên sáng qua khi chỉ còn vài mã tăng như FLC, TTF, TNI, OGC. Trong đó, FLC khớp lệnh cao nhất sàn với hơn 6,19 triệu đơn vị. TTF đánh mất sắc tím, chỉ còn +3,9% lên 3.180 đồng, khớp 1,44 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, diễn biến cũng xấu đi ngay từ khi mở cửa cho đến hết phiên, với sắc đỏ bao chùm tất cả các mã lớn.

PVS -1,1% xuống 18.700 đồng; SHB -2,4% xuống 8.200 đồng; ACB -1,9% xuống 36.300 đồng; NVB -1,3% xuống 7.400 đồng; MBS -1,9% xuống 15.900 đồng; SHS -2,8% xuống 14.100 đồng; PVI -1,7% xuống 29.000 đồng.

Nhóm cổ phiếu xây dựng, bất động sản cũng trong hoàn cảnh tương tự với VCG -1,7%; VGC -0,6%; HUT -1,9%; VC3 -1,6%, cùng CEO đứng tham chiếu.

Khớp lệnh cao nhất sàn là SHB với hươn 5,92 triêu đơn vị; PVS có gần 5,2 triệu đơn vị; ACB có 4,58 triệu đơn vị; NVB có 1,97 triệu đơn vị…

Chốt phiên sáng, sàn HNX có 43 mã tăng và 82 mã giảm, HNX-Index giảm 1,34 điểm (-1,24%), xuống 106,68 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 28,16 triệu đơn vị, giá trị 431,72 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận không đáng kể.

Trên sàn UpCoM, chỉ số UpCoM-Index chớm xanh nhạt khi mở cửa, nhưng sau đó với sự tiêu cực từ thị trường chung cũng đã lao xuống dưới tham chiếu và kết phiên trong sắc đỏ.

Trên bảng điện tử, tăng điểm chỉ còn VEA +1% lên 29.200 đồng và BBT tăng 13,4% lên 19.500 đồng là đáng kể, còn lại suy yếu.

Trong đó, BSR -6,8%; POW -3%; OIL 2,7%; LPB -2,1%; VIB -2,1%; HVN -2,8%; ACV -3,1%; VGT -2,1%; DVN -3,9%; QNS -1,7%; GVR -1,2%; MSR -0,4%...

Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 0,31 điểm (-0,61%), xuống 51,07 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 7,28 triệu đơn vị, giá trị 110,15 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 330.000 đơn vị, giá trị 6,57 tỷ đồng.

Tin bài liên quan