Phiên sáng 13/4: Nhà đầu tư thận trọng, VN-Index nhanh chóng quay đầu

Phiên sáng 13/4: Nhà đầu tư thận trọng, VN-Index nhanh chóng quay đầu

(ĐTCK) Dù VN-Index hồi phục trong phiên hôm qua nhưng thanh khoản sụt giảm báo hiệu tín hiệu xấu về kỹ thuật và điều đó xảy ra trong phiên sáng nay khi lực cung chỉ vừa chớm tăng, đã khiến VN-Index quay đầu điểm.

Trong phiên sáng hôm qua, dư âm từ phiên bán tháo trước đó khiến VN-Index tiếp tục giảm mạnh. Nhưng với sự trở lại của một số mã lớn, đặc biệt VIC cùng VRE, giúp VN-Index hãm đà rơi, thậm chí có lúc đã xanh trở lại.

Trong phiên chiều, sau khi giằng co quanh tham chiếu trong nửa đầu phiên, VN-Index đã bất ngờ lấy lại đà tăng và đóng cửa ở mức cao nhất ngày. Tuy nhiên, do sức cầu cũng hạn chế nên thanh khoản sụt giảm mạnh.

Việc thị trường đảo chiều tăng trở lại với khối lượng giao dịch giảm mạnh lại là tín hiệu xấu về mặt kỹ thuật.

Diễn biến phiên hôm nay cho thấy, thị trường đang ở phiên thăm dò và chỉ cần một số lượng bán lớn là lượng cung sẽ tăng mạnh, ép chỉ số giảm sâu ở các phiên sau.

Bước vào phiên giao dịch sáng nay (13/4), lực cầu từ cuối phiên hôm qua tiếp tục được duy trì khi mở cửa hôm nay, VN-Index lấy lại ngưỡng 1.080 điểm khá dễ dàng, tuy nhiên tâm lý thận trọng vẫn còn khá lớn bởi các yếu tố kỹ thuật dễ nhìn nhận như thanh khoản vẫn suy giảm cũng như dòng tiền lại có xu hướng chảy vào nhóm cổ phiếu thị trường với mục đích thăm dò.

Sau hơn 1 giờ giao dịch, bất chấp việc VIC tăng điểm, nhưng 9 mã còn lại trong top 10 mã vốn hóa lớn nhất thị trường đều bị màu đỏ nhấn chìm.

Nhóm bluechip VN30 tuy giữ được sắc xanh nhưng các mã giảm lại đang chiếm áp đảo đang cộng hưởng khiến VN-Index rơi dần và rung lắc quanh tham chiếu…

Khớp lệnh cao nhất trên thị trường đang là nhóm ASM, HAG, IDI, SCR, STB, DLG…

Sau hơn 1 giờ giao dịch quanh ngưỡng trên tham chiếu trong hầu hết phiên sáng, thì VN-Index nhận cú đánh khá mạnh, khi lao mạnh xuống dưới ngưỡng 1.170 điểm chỉ trong 15 phút cuối.

Những tín hiệu xấu về thanh khoản cũng như độ rộng thị trường chưa được cải thiện, khi thanh khoản vẫn suy giảm và số mã mang màu đỏ chiếm áp đảo, đặc biệt trong nhóm trụ VN30 có tới 21 mã giảm.

Thậm chí nhóm 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường còn tệ hơn, khi 9 trên 10 mã đều đi xuống, duy chỉ còn VIC tăng.

Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 115 mã tăng và 147 mã giảm, VN-Index giảm 6,03 điểm (-0,51%), xuống 1.166,99 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 84,64 triệu đơn vị, giá trị 2.631,68 tỷ đồng, giảm 11% cả về khối lượng và giá trị so với phiên sáng hôm qua. Trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 6,94 triệu đơn vị, giá trị 252,9 tỷ đồng.

Như đã nêu trên, nhóm 10 mã vốn hóa lớn có VIC tăng 2% lên 129.600 đồng, khớp lệnh hơn 1 triệu đơn vị.

Còn lại, VNM giảm 0,2% xuống 196.000 đồng; GAS giảm 2,1% xuống 127.700 đồng; SAB giảm 0,2% xuống 229.600 đồng; MSN giảm 0,1% xuống 101.900 đồng; VRE giảm 1% xuống 51.300 đồng.

4 mã ngân hàng trong nhóm là VCB giảm 2,3% xuống 69.300 đồng, khớp 2,56 triệu đơn vị; BID giảm 2,5% xuống 43.100 đồng, khớp 1,2 triệu đơn vị; CTG giảm 1,5% xuống 35.150 đồng, khớp 2,1 triệu đơn vị; VPB giảm 0,9% xuống 65.800 đồng.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng khác chỉ còn HDB tăng 1,2% lên 49.700 đồng, khớp 1,6 triệu đơn vị, còn STB giảm 0,3% xuống 15.550 đồng, khớp 2,7 triệu đơn vị; MBB giảm 0,4% xuống 34.650 đồng, khớp 2,14 triệu đơn vị.

Nhóm VN30 sáng nay ghi nhận sự quay trở lại của ROS, khi tăng từ sớm, chốt phiên +3,5% lên 103.500 đồng, khớp hơn 840.000 đơn vị.

Ngoài ra, tăng điểm chỉ còn ở VJC, MWG, NVL, KDC, DHG và SBT, nhưng mức tăng không lớn, thanh khoản cao nhất có SBT với hơn 2,2 triệu đơn vị, tăng 1,4% lên 17.550 đồng; NVL có gần 2 triệu đơn vị khớp, tăng 1,2% lên 74.700 đồng…

Ngược lại, nhóm cổ phiếu giảm điểm đáng kể có CTD -2,4% xuống 154.200 đồng; PLX giảm 3,1% xuống 77.500 đồng; HSG giảm 3,3% xuống 20.300 đồng; FPT giảm 1,3% xuống 62.800 đồng…

Dòng tiền phiên sáng nay cũng chảy khá vào nhóm cổ phiếu thị trường với HAG, ASM và IDI lần lượt dẫn đầu thanh khoản tốt nhất sàn, từ 2,8 đến hơn 4 triệu đơn vị, trong khi HAG và IDI tăng điểm thì ASM lại giảm.

Nhóm cổ phiếu xây dựng-bất động sản giao dịch tích cực hơn phiên sáng qua, khi hầu hết đều tăng điểm, trừ SCR, DXG, DIG, PDR, VRE, NLG…trong khi phần còn lại tăng điểm ngoài NVL, VIC còn có KBC, FLC, LDG, HDC, HBC, QCG, HAR, KDH, trong khi HQC đứng tham chiếu.

Thanh khoản tốt nhất thuộc về SCR HQC, FLC, NVL, KBC khi có trên dưới 2 triệu đơn vị khớp lệnh.

Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index chỉ giữ được sắc xanh sau khoảng 30 phút giao dịch, sau đó chìm dần và chốt phiên trong sắc đỏ, với đà giảm của nhiều cổ phiếu chi phối như SHB, PVS, ACB, CEO, SHS, MBS, VCG…

Cụ thể, SHB giảm 0,7% xuống 13.400 đồng, khớp 5,94 triệu đơn vị; PVS giảm 2,7% xuống 21.800 đồng, khớp 2,2 triệu đơn vị; ACB giảm 1,2% xuống 49.300 đồng, khớp 1,1 triệu đơn vị; CEO giảm 1,3% xuống 15.400 đồng, khớp 730.000 đơn vị; SHS giảm 1,8% xuống 22.000 đồng, cũng có hơn 700.000 đơn vị khớp lệnh; MBS giảm 2,9% xuống 19.800 đồng, khớp gần nửa triệu đơn vị…

Trong khi đó sắc xanh chỉ còn hiện diện ở vài mã nhỏ như DST tăng 3% lên 3.400 đồng, khớp 1,25 triệu đơn vị, DS3 tăng 1,3% lên 23.400 đồng; PHC tăng 0,5% lên 20.400 đồng…

Chốt phiên sáng, sàn HNX có 44 mã tăng và 79 mã giảm, HNX-Index giảm 1,06 điểm (-0,79%), xuống 134,57 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 23,9 triệu đơn vị, giá trị 358,17 tỷ đồng, giảm hơn 22% về khối lượng và 32% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận chỉ có thêm gần 200.000 đơn vị, giá trị 3,28 tỷ đồng.

Trên sàn UpCoM, diễn biến tương tự trên HNX, khi chỉ cố chỉ “lóe sáng” trong ít phút đầu tiên, sau đó đổ đèo và chốt phiên dưới tham chiếu, khi tăng điểm và thanh khoản tốt chỉ còn ở LPB, trong khi phần còn lại suy giảm.

Cụ thể, LPB tăng 1,8% lên 17.000 đồng, khớp lệnh 1,98 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn.

Trong khi đó, OIL giảm 3,1% xuống 18.800 đồng; POW giảm 0,6% xuống 15.500 đồng; BSR giảm 1,3% xuống 22.700 đồng; HVN giảm 1,9% xuống 47.100 đồng; VIB giảm 1% xuống 40.500 đồng…

Các mã khác như PFL, NTB, ART đứng tham chiếu, khớp từ hơn 200.000 đến 490.000 đơn vị.

Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 0,24 điểm (-0,41%), xuống 59,43 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 8,82 triệu đơn vị, giá trị 136,55 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 327.000 đơn vị, giá trị 9 tỷ đồng.

Tin bài liên quan