Nghĩ về kịch bản cho năm 2016

Nghĩ về kịch bản cho năm 2016

(ĐTCK) Tuy vẫn đang là thời gian cao điểm lập kế hoạch kinh doanh năm 2016, nhưng một số doanh nghiệp niêm yết đã công bố kế hoạch năm tới với các con số định lượng về doanh thu, lợi nhuận, cổ tức khá cụ thể.

Qua trao đổi với lãnh đạo các doanh nghiệp niêm yết, có một đặc điểm chung khá thú vị là doanh nghiệp phải lên nhiều kịch bản cho kế hoạch kinh doanh năm 2016 và các phương án phải liên tục điều chỉnh, cập nhật theo diễn biến chính sách kinh tế vĩ mô không chỉ trong nước mà cả quốc tế.

Điều này không quá khó hiểu vì mức độ hội nhập và liên thông của nền kinh tế Việt Nam với khu vực và thế giới đang không ngừng gia tăng.

TTCK trong tháng 12 được nhiều tổ chức nhận xét sẽ là giai đoạn tích lũy và khó có sự tăng trưởng mạnh trong bối cảnh nhiều chính sách khó lường. Do đó, nhà đầu tư được khuyến nghị tập trung vào tương lai của doanh nghiệp, trong đó có kế hoạch 2016 để mua/bán cổ phiếu.


Lãnh đạo một công ty có quy mô vốn điều lệ gần 700 tỷ đồng cho biết, doanh nghiệp ông đã lập kế hoạch từ tháng 10/2015 tuy nhiên, mới đến thời điểm này đã nhận thấy cần phải điều chỉnh rất nhiều, mà nguyên nhân có thể bắt nguồn từ những lý do địa chính trị rất xa Việt Nam.

Ai có thể dự đoán được căng thẳng xung quanh việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay quân sự của Nga sẽ đẩy giá dầu về đâu? Chỉ biết rằng, giá dầu trên thị trường thế giới đang tăng và đã tăng gần 20% so với thời điểm trước khi diễn ra sự kiện máy bay Nga bị bắn rơi.

Tiếp đến là biến động của đồng nhân dân tệ, khi gần đây nhất, đồng tiền này đã được đưa vào giỏ Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của Quỹ Tiền tệ quốc tế.

Các doanh nghiệp cũng đang “căng mắt” dõi theo động thái của Cục Dự trữ liên bang Mỹ về khả năng tăng lãi suất đồng USD, bởi những chính sách đó sẽ có ảnh hưởng rất mạnh tới doanh nghiệp Việt Nam.

Trong danh sách  300 công ty hàng đầu châu Á do Nikkei Asian Review công bố, Trung Quốc (gồm cả HongKong) dẫn đầu với 83 doanh nghiệp, tiếp theo Ấn Độ, Hàn Quốc với 44, 42 doanh nghiệp.

Tại khu vực Đông Nam Á, Singapore, Thái Lan và Indonesia đều có 25 doanh nghiệp, Malaysia có 22 doanh nghiệp, Phillipines có 20 doanh nghiệp và Việt Nam mới chỉ có vỏn vẹn 5 doanh nghiệp có mặt trong danh sách, tuy đó đều là các gương mặt doanh nghiệp niêm yết hàng đầu trên thị trường như FPT, Vietcombank, Vingroup...

Chủ tịch công ty niêm yết trên cho biết, doanh nghiệp của ông đã phải chuyển đổi toàn bộ các khoản vay bằng USD sang VND để phòng xa những bất trắc có thể xảy ra trong năm tới. Điều này là không thừa vì mọi kịch bản đều phải lường trước từ rất sớm và có kế hoạch dự phòng.

Trước thềm năm 2016, một số diễn đàn tổ chức gần đây nói nhiều đến cơ hội từ hội nhập. Tuy nhiên, giới doanh nhân, những người làm thực lại nhìn nhận rằng, kinh doanh sẽ ngày một khó khăn và khắc nghiệt hơn. Doanh nghiệp có thể tăng trưởng và buộc phải tăng trưởng vì đứng yên đồng nghĩa với tụt hậu. Do vậy, càng lập kế hoạch cụ thể và có nhiều kịch bản ứng phó càng giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong mọi tình huống.

TTCK trong tháng 12 được nhiều tổ chức nhận xét sẽ là giai đoạn tích lũy và khó có sự tăng trưởng mạnh trong bối cảnh nhiều chính sách khó lường. Do đó, nhà đầu tư được khuyến nghị tập trung vào tương lai của doanh nghiệp, trong đó có kế hoạch 2016 để mua/bán cổ phiếu. Tất nhiên, những kế hoạch đó phải có cơ sở và được thuyết minh một cách thuyết phục thay vì được tô vẽ và xây dựng một cách phi khoa học.

Nhìn vào một sự kiện diễn ra đầu tuần này để thấy nền kinh tế Việt Nam và các doanh nghiệp sẽ phải nỗ lực hơn rất nhiều. Trong danh sách  300 công ty hàng đầu châu Á do Nikkei Asian Review công bố, Trung Quốc (gồm cả HongKong) dẫn đầu với 83 doanh nghiệp, tiếp theo Ấn Độ, Hàn Quốc với 44, 42 doanh nghiệp.

Tại khu vực Đông Nam Á, Singapore, Thái Lan và Indonesia đều có 25 doanh nghiệp, Malaysia có 22 doanh nghiệp, Phillipines có 20 doanh nghiệp và Việt Nam mới chỉ có vỏn vẹn 5 doanh nghiệp có mặt trong danh sách, tuy đó đều là các gương mặt doanh nghiệp niêm yết hàng đầu trên thị trường như FPT, Vietcombank, Vingroup...

Tin bài liên quan