Ngành chăn ga gối đệm của Việt Nam được dự báo tăng trưởng doanh thu bình quân khoảng 20% trong giai đoạn 2010-2015

Ngành chăn ga gối đệm của Việt Nam được dự báo tăng trưởng doanh thu bình quân khoảng 20% trong giai đoạn 2010-2015

Ngành chăn ga gối đệm và bông tấm Việt Nam

(ĐTCK-online) Ngành chăn ga gối đệm trong các năm tới của Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2010 - 2015, với mức tăng trưởng doanh thu bình quân khoảng 20%/năm. Đây là cơ hội tốt cho các NĐT quan tâm đến việc đầu tư vào các công ty thuộc ngành này.

Ngành hàng chăn ga gối đệm

Mảng chăn ga gối đệm Việt Nam có tốc độ tăng trưởng bình quân 14,5% trong giai đoạn 2006 - 2009, giá trị thị trường tăng từ 40 triệu USD năm 2006 lên 60 triệu USD năm 2009. Dân số đông và mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng và mong muốn sử dụng sản phẩm cao cấp là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng của mảng chăn ga gối đệm. Theo các chuyên gia, mức tăng trưởng có thể đạt bình quân 20%/năm từ năm 2010 đến năm 2015.

Mảng chăn ga gối đệm được chia thành ba phân khúc: hàng cao cấp chiếm khoảng 5%, hàng trung cấp 60%, hàng cấp thấp khoảng 35%. Đối với phân khúc trung cấp, quy mô thị trường khoảng 40 triệu USD ở phía Bắc và 20 triệu USD ở phía Nam.

Một số công ty lớn trong ngành chăn ga gối đệm

STT

Công ty

Nhãn hiệu sản phẩm

Hoạt động chính

Thị trường chính

1

Everpia

Everon, Artemis

Chăn ga gối đệm, bông tấm

Cả nước

2

Hanvico

Bluesky

Chăn ga gối đệm

Cả nước

3

Sông Hồng - Dệt may Nam Định

Sông Hồng

Sản xuất hàng dệt may. Chăn ga gối đệm chiếm tỷ trọng nhỏ

Miền Bắc

4

Kona

Elle Kore

Chăn ga gối đệm, bông tấm

Miền Bắc

5

Thanh Bình

Hòa Bình

Chăn ga gối đệm

Miền Bắc

6

Poongchin

Sense

Chăn ga gối đệm, bông tấm

Miền Bắc

7

Đại Hàn Việt

Everwin

Chăn ga gối đệm

Miền Nam

8

Vạn Thiên Sa

Edena

Chăn ga gối đệm

Mien Nam

9

Nghi Khang Mỹ

Nghi Khang Mỹ

Chăn ga gối đệm

Miền Nam

10

Vinatech

Dreamland

Chăn ga gối đệm

Miền Bắc

11

Mirae Fiber

Vivabon

Chuyên sản xuất bông tấm. Chăn ga gối đệm chiếm tỷ trọng nhỏ

Miền Nam

Do có tính thời vụ, nên doanh thu của mảng chăn ga gối đệm tập trung vào giai đoạn tháng 9 đến cuối tháng 2 (mùa cưới, Tết Nguyên đán, miền Bắc và miền Trung chuyển lạnh). Trong mảng chăn ga gối đệm, Everpia với thương hiệu Everon là DN dẫn đầu về thị phần với khoảng 25%. Tiếp theo là các DN như Hanvico, Sông Hồng, Kona, Thanh Bình, Poongchin... Ngoài Everpia, 10 nhãn hiệu lớn nhất chiếm khoảng 54% thị phần, các nhãn hiệu nhỏ chiếm khoảng 21%.

Sự gia tăng sức mua của người dân do mức thu nhập ngày càng tăng và tình hình đô thị hóa bùng nổ là điều kiện tiên quyết thúc đẩy tăng trưởng ngành chăn ga gối đệm tại Việt Nam . Dự báo, trong thời gian tới, khu vực miền Bắc tăng 20 - 25%/năm, khu vực miền Nam tăng 30 - 40%/năm.

Ngoài việc tăng về số lượng nhằm phục vụ nhu cầu của người dân trong phân cấp sản phẩm trung và thấp cấp, các công ty trong ngành cũng nhận thấy một nhu cầu lớn trong việc phát triển các sản phẩm thuộc dòng cao cấp, dòng sản phẩm hiện chỉ chiếm khoảng 5% thị phần.

Việc đón đầu xu hướng tiêu dùng mới, đáp ứng nhu cầu nâng cao mức sống của người dân, đặc biệt là tại các đô thị lớn của cả nước sẽ mang lại lợi nhuận tốt cho các công ty trong ngành.

Everpia vừa tung ra dòng sản phẩm mang thương hiệu Artemis, đây là dòng sản phẩm mục tiêu của Everpia trong việc tham gia cũng như chiếm lĩnh thị phần dòng sản phẩm cao cấp. Dòng sản phẩm này cùng với việc mở rộng sản xuất vào miền Nam sẽ mang lại sự tăng trưởng mạnh về doanh thu cho Everpia.

 Ngành chăn ga gối đệm và bông tấm Việt Nam ảnh 1

Ngành hàng bông tấm

Ngành hàng bông tấm năm 2009 có tổng giá trị thị trường khoảng 45 triệu USD, trong đó miền Bắc đạt 25 triệu USD, miền Nam đạt 20 triệu USD. Bông tấm là một nguyên liệu phụ phục vụ cho sản xuất chăn và ga. Tuy nhiên, đây là nguyên liệu đầu vào chính để sản xuất áo jacket của các công ty may, phục vụ cho xuất khẩu sang thị trường Mỹ và châu Âu.

Theo các chuyên gia, mức tiêu thụ của mảng bông tấm phụ thuộc vào sự tăng trưởng của ngành dệt may hàng xuất khẩu có sử dụng bông tấm. Mức tăng trưởng này ước đạt 6 - 8%/năm. Do phụ thuộc vào ngành dệt may, doanh thu của mặt hàng bông tấm cũng mang tính mùa vụ, tập trung vào tháng 3 đến tháng 8 hàng năm.

Số liệu về thị phần bông tấm cả nước hiện chưa được thống kê, nhưng tại miền Bắc, dẫn đầu thị phần là các công ty như Mirae Fiber, Everpia, Kona, Poongchin.

Với sự biến đổi khí hậu tại các nước khu vực Bắc Mỹ và châu Âu, khiến mùa đông lạnh hơn, đây là tiền đề rất tốt để phát triển ngành dệt may xuất khẩu có sử dụng bông tấm. Kinh tế các nước châu Âu và Bắc Mỹ phục hồi là động lực cho sự phát triển tiêu dùng hàng may mặc của các nước này. Hơn nữa, việc gia nhập WTO, giảm thuế suất nhập khẩu đối với nguyên liệu sản xuất, cùng với sự chuyển dịch các đơn hàng gia công từ Trung Quốc sang Việt Nam đã làm tăng lượng đơn đặt hàng từ phía Mỹ và châu Âu.

 

Kết luận

Với dân số đông, thu nhập ngày càng tăng, nhu cầu sử dụng sản phẩm cao cấp tăng, ngành chăn ga gối đệm trong các năm tới của Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2010 - 2015, với mức tăng trưởng doanh thu bình quân khoảng 20%/năm. Đây là cơ hội tốt cho các NĐT quan tâm đến việc đầu tư vào các công ty thuộc ngành này.