Hội thảo khung pháp lý về chứng khoán phái sinh và TTCK phái sinh tại Việt Nam

Hội thảo khung pháp lý về chứng khoán phái sinh và TTCK phái sinh tại Việt Nam

Muốn môi giới chứng khoán phái sinh, CTCK phải có vốn 800 tỷ đồng

(ĐTCK) Phó Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCK) Nguyễn Thành Long, cho biết, cơ quan quản lý đang mong đợi các thành viên thị trường tích cực góp ý cho khung pháp lý về TTCK phái sinh, để khi ban hành và áp dụng đáp ứng 2 mục tiêu lớn: triển khai sản phẩm an toàn, bảo vệ tốt nhất lợi ích cho NĐT; đảm bảo sự quản lý hiệu quả của nhà nước.

“So với dự thảo Nghị định về chứng khoán phái sinh và TTCK phái sinh được UBCK công bố lấy ý kiến thành viên thị trường thời gian qua, đến nay ban soạn thảo đã cập nhật một số nội dung mới…”, ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, UBCK cho biết, tại Hội thảo khung pháp lý về chứng khoán phái sinh và TTCK phái sinh tại Việt Nam, do UBCK tổ chức sáng nay (25/9).

Nội dung đáng chú ý là CTCK  muốn tự doanh chứng khoán phái sinh phải có vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu 600 tỷ đồng trở lên, đáp ứng các điều kiện về tình hình tài chính, nhân sự, công nghệ, được UBCK chấp thuận bằng văn bản... Muốn triển khai nghiệp vụ môi giới chứng khoán phái sinh, CTCK phải có vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu từ 800 tỷ đồng trở lên...

Liên quan đến mối quan tâm của một số thành viên thị trường về khung pháp lý TTCK phái sinh có điều chỉnh các công cụ phái sinh trên thị trường tiền tệ đang và sẽ được triển khai, ông Sơn cho hay, theo dự thảo Nghị định, Chính phủ thống nhất quản lý thị trường phái sinh. Bộ Tài chính tổ chức, quản lý TTCK phái sinh niêm yết, quản lý hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh dựa trên tài sản cơ sở là chứng khoán của các công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Ngân hàng Nhà nước quản lý hoạt động giao dịch sản phẩm phái sinh không niêm yết dựa trên tài sản cơ sở là tỷ giá, lãi suất, ngoại hối hoặc các công cụ tiền tệ khác theo quy định của pháp luật ngân hàng…

Sau khi tiếp thu ý kiến các thành viên thị trường góp ý cho dự thảo Nghị định, ông Sơn cho hay, ban soạn thảo sẽ khẩn trương hoàn thiện dự thảo, để trong quý IV/2014 trình Chính phủ xem xét ban hành.

Tin bài liên quan