HOSE có phiên tăng điểm thứ 2

HOSE có phiên tăng điểm thứ 2

(ĐTCK-online) Sáng 28/4, sàn chứng khoán phía Nam tiếp tục có phiên tăng điểm thứ hai liên tiếp trong tuần. Tuy nhiên, khối lượng và giá trị giao dịch có phần ảm đạm khi nhiều nhà đầu tư lựa chọn giải pháp nghỉ ngơi sớm trước kỳ nghỉ lễ kéo dài. Nhất là trong thời điểm xu hướng hiện tại của thị trường chứng khoán Việt Nam là chưa thật sự rõ ràng. Trong khi đó, chứng khoán thế giới lại đang chìm trong sắc đỏ do những lo ngại về dịch cúm lớn đang hoành hành.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/04/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 315,71 điểm, tăng 2,02 điểm (tương đương tăng 0,64%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 21.319.030 đơn vị, tăng 2,79% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 511,263 tỷ đồng, tăng 1,60% so với phiên trước.

Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 776.930 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 21,44 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 22.095.960 đơn vị (tăng 2,58% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 532,702 tỷ đồng (tăng 2,77%).

Mặc dù có một phiên tăng điểm nhẹ trước đó, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn trong trạng thái dao động mạnh khi sức cầu có phần chùng xuống. Hàng loạt lệnh bán giá ATO được tung ra ngay khi mở cửa đã khiến khá nhiều cổ phiếu bluechip tăng điểm phiên trước đó quay đầu giảm giá.

 HOSE có phiên tăng điểm thứ 2 ảnh 1

Đêm qua, thị trường chứng khoán Mỹ mất điểm nhẹ, lo ngại dịch cúm lớn đang hoành hành có thể khiến các nước chìm sâu vào suy thoái đã khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng và e dè trong các quyết định mua bán của mình.

 

Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index giảm 2,59 điểm, xuống 311,1 điểm (tương đương giảm 0,83%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 3.152.990 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 75,42 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 102 mã tăng giá, 36 mã đứng giá tham chiếu, 35 mã giảm giá và 8 mã không có giao dịch là ALP, FPC, SAV, SDN, SFN, SHC, SZL, VSG. Đáng chú ý, trong đó có 31 mã tăng trần và 11 mã giảm sàn.

Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, diễn biến giao dịch trên thị trường bắt đầu có dấu hiệu khả quan khi khá nhiều cổ phiếu bluechip lại quay đầu tăng điểm. Trong vòng 30 phút tiếp theo, giao dịch có phần sôi động hơn khiến chỉ số VN-Index nhanh chóng xanh trở lại. Tuy nhiên, tâm lý lo ngại một đợt bull-trap lại khiến nhiều nhà đầu tư xả hàng nhiều hơn. Thị trường một lần nữa lại đảo chiều đi xuống lúc 9h40. Trong những phút giao dịch còn lại, chỉ số VN-Index lại phục hồi khá mạnh nhờ công của một số mã bluechip, tuy nhiên khối lượng giao dịch không nhiều.

 

Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index tăng 0,98 điểm, lên 314,67 điểm (tương đương tăng 0,31%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 18.603.120 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 446,89 tỷ đồng.

Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 315,71 điểm, tăng 2,02 điểm (tương đương tăng 0,64%) so với phiên trước đó. Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá thành công đạt 21.319.030 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 511,26 tỷ đồng.

Trong tổng số 181 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 109 mã tăng giá, 35 mã giảm giá, 37 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, có 32 mã tăng trần, 11 mã giảm sàn.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 3 cổ phiếu tăng giá, 2 cổ phiếu giảm giá, 5 mã đứng giá là FPT, PVD, VIC, HAG, PVF. Đáng chú ý, trong đó có 1 mã giảm sàn là VPL.

Cụ thể, HPG tăng 500 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,27%), đạt 40.000 đồng. DPM tăng 200 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,56%), đạt 35.900 đồng.

Trong khi đó, VNM giảm 1.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,73%), còn 85.000 đồng. VPL giảm 2.600 đồng/cổ phiếu (tương đương 5,00%), còn 49.400 đồng.

Các mã giữ nguyên mức giá tham chiếu là PVD đóng cửa ở mức 66.000 đồng/cổ phiếu; VIC là 39.900 đồng/cổ phiếu; HAG là 58.000 đồng/cổ phiếu; FPT là 55.000 đồng/cổ phiếu và PVF là 19.800 đồng/cổ phiếu.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là STB với gần 3,0 triệu đơn vị được giao dịch thành công (chiếm 14,00% tổng khối lượng toàn thị trường), đóng cửa ở mức 20.200 đồng/cổ phiếu sau khi tăng 500 đồng (tương đương 2,54%).

Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 42,74% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay. Trong khi đó, một số mã như SDN, PMS, HSI, BTC lại có khối lượng cổ phiếu được giao dịch rất thấp chưa đầy 100 cổ phiếu.

Trong phiên giao dịch sáng nay, có 2 mã cùng tăng hết biên độ cho phép 5% là TS4, PNC lên các mức giá tương ứng là 14.700 đồng/cổ phiếu và 8.400 đồng/cổ phiếu. Ngược lại, với mức giảm giá mạnh nhất 5,00%, mã VPL đóng cửa chỉ còn 49.400 đồng/cổ phiếu (giảm 2.600 đồng), tổng khối lượng giao dịch hơn 13 nghìn cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì SJS, SFI là 2 cổ phiếu cùng tăng giá mạnh nhất với mức tăng 2.500 đồng/cổ phiếu lên mức giá tương ứng là 55.500 đồng và 61.000 đồng. Ngược lại, TCT là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất khi giảm 5.000 đồng xuống còn 99.000 đồng/cổ phiếu, với gần 11 nghìn cổ phiếu được giao dịch.

Tất cả 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HoSE đều tăng giá, trong đó có 2 mã tăng trần. Cụ thể, PRUBF1 tăng 100 đồng (tương đương 2,22%), đạt 4.600 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF4 tăng 200 đồng (tương đương 3,57%), đạt 5.800 đồng/chứng chỉ quỹ. MAFPF1 tăng 100 đồng (tương đương 2,78%), đạt 3.700 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF1 tăng 200 đồng (tương đương 2,50%), đạt 8.200 đồng/chứng chỉ quỹ.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 42 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 1.016.100 đơn vị, bằng 4,77% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, HPG được họ mua vào nhiều nhất với 241.200 đơn vị, chiếm 31,10% tổng khối lượng giao dịch của mã này. Tiếp theo là các mã như FPT (158.550 đơn vị), SSI (95.070 đơn vị), DPM (90.000 đơn vị) và PPC (82.880 đơn vị). Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là VNM (45,76%), BMP (44,84%), IMP (37,31%), CII (37,05%) và DHG (35,49%).

Trong khi đó, khối này sáng nay lại bán ra 69 mã cổ phiếu với tổng khối lượng là 1.517.230 đơn vị, bằng 7,12% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Mã ITA được họ bán ra nhiều nhất với 237.350 đơn vị, chiếm 86,07% tổng khối lượng giao dịch của thị trường. Ngoài ra, các mã được nhà đầu tư nước ngoài bán ra có tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là SFC (98,67%), VPL (92,35%), DHG (90,94%), SAF (87,34%).

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

STB

 20.200

 500

2,54%

 2.984.650

SSI

 36.200

 1.700

4,93%

 2.318.920

SAM

 20.500

 900

4,59%

 2.204.910

REE

 29.900

 1.400

4,91%

 827.550

HPG

 40.000

 500

1,27%

 775.550

 

 

 

 

 

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

TS4

 14.700

 700

5,00%

 212.030

PNC

 8.400

 400

5,00%

 148.740

COM

 37.900

 1.800

4,99%

 10.200

ITA

 31.800

 1.500

4,95%

 275.770

SSI

 36.200

 1.700

4,93%

 2.318.920

 

 

 

 

 

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

VPL

 49.400

 (2.600)

-5,00%

 13.080

KDC

 29.500

 (1.500)

-4,84%

 117.370

TCT

 99.000

 (5.000)

-4,81%

 10.850

SFC

 51.500

 (2.500)

-4,63%

 20.270

PIT

 14.500

 (700)

-4,61%

 14.710

* SCD: Ngày GDKHQ nhận cổ tức đợt 3/2008 bằng tiền mặt, tỷ lệ 3% .