Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, dù có những thuận lợi và khó khăn, nhưng nhìn chung ngành thủy sản đã có một năm tương đối khởi sắc khi nhiều doanh nghiệp ghi nhận hiệu quả kinh doanh tăng trưởng mạnh. Đặc biệt, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đang có những chuyển biến tốt và kim ngạch ngành thủy sản trong năm 2018 ước đạt trên 9 tỷ USD.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, dù có những thuận lợi và khó khăn, nhưng nhìn chung ngành thủy sản đã có một năm tương đối khởi sắc khi nhiều doanh nghiệp ghi nhận hiệu quả kinh doanh tăng trưởng mạnh. Đặc biệt, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đang có những chuyển biến tốt và kim ngạch ngành thủy sản trong năm 2018 ước đạt trên 9 tỷ USD.

Doanh nghiệp thủy sản rầm rộ báo lãi lớn

(ĐTCK) Nhờ lĩnh vực xuất khẩu tích cực, các doanh nghiệp ngành thủy sản hồ hởi công bố những con số ước tính về doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng đột biến so với năm trước.

ASM lần đầu đạt lợi nhuận nghìn tỷ

Tốc độ gia tăng chóng mặt về đơn hàng xuất khẩu đã giúp Công ty cổ phần Sao Mai An Giang (ASM) đạt được kết quả vượt trội trong năm 2018 và lần đầu tiên lọt vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận nghìn tỷ đồng.

Ông Lê Thanh Thuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc ASM cho biết, lợi nhuận sau thuế năm 2018 có thể vượt xa so với kế hoạch (890 tỷ đồng). Chỉ tính trong 3 quý đầu năm, ASM đã đạt 5.149 tỷ đồng doanh thu, gấp 3,5 lần cùng kỳ 2017; lợi nhuận sau thuế đạt 1.111 tỷ đồng, tăng hơn 8 lần so với cùng kỳ và vượt 25% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm mà Đại hội đồng cổ đông đã thông qua.

“Chúng tôi đang tiếp tục thực thi kế hoạch tăng trưởng trong trung hạn, đặc biệt từ nay đến năm 2020, doanh thu phải đạt 10.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ít nhất phải là 10% doanh thu, tương đương 1.000 tỷ đồng. Kết quả năm 2018 là bàn đạp quan trọng giúp Công ty thực hiện mục tiêu này”, ông Thuấn cho biết.

Lãnh đạo ASM cũng chia sẻ về việc mua lại hai công ty du lịch An Giang và Đồng Tháp. Đây là bước đi chiến lược giúp  tạo ra dòng tiền vững mạnh, cũng như hiện thực hóa kế hoạch tăng doanh thu và lợi nhuận từ việc mở rộng thị phần du lịch, bên cạnh lĩnh vực truyền thống là thủy sản.

Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển đa quốc gia I.D.I (IDI), công ty con ASM nắm 51% vốn cũng có đóng góp lớn trong cơ cấu doanh thu, lợi nhuận của ASM.

IDI đã ghi nhận hiệu quả kinh doanh rất lạc quan trong 3 quý đầu năm, với doanh thu thuần 4.265 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ; lãi sau thuế hơn 462 tỷ đồng, gấp đôi lợi nhuận cùng kỳ năm 2017 và hoàn thành 80% kế hoạch năm.

Mở rộng thị trường tiêu thụ cá tra rộng khắp ở châu Âu, châu Á, Mỹ và Trung Đông được ASM xem là hướng đi phù hợp đã vạch ra cho IDI nhằm tập trung khai thác các giá trị nuôi và chế biến, để giúp giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh, mặt khác tạo ra sự khác biệt với sản phẩm cá tra cùng loại ở Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ. ASM cũng kỳ vọng, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực từ ngày 30/12/2018 sẽ tạo thêm cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu cho các doanh nghiệp thủy sản. 

VHC có thể đạt gấp đôi kế hoạch lợi nhuận 650 tỷ đồng

Theo ước tính của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), lợi nhuận của Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC) trong năm nay có thể đạt trên 1.300 tỷ đồng, vượt xa kế hoạch 650 tỷ đồng đặt ra hồi đầu năm. Trong 9 tháng đầu năm, Công  ty đã báo lãi sau thuế 1.036 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với cùng kỳ.

Theo BVSC, VHC được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ. Trung Quốc hiện là nhà cung ứng thủy sản lớn nhất cho Mỹ với sản phẩm chủ lực là cá rô phi, có giá trị kim ngạch xuất khẩu fillet cá rô phi năm 2017 đạt 386 triệu USD, chiếm 63% thị phần Mỹ.

Hiện VHC đang dẫn đầu danh sách doanh nghiệp xuất khẩu cá tra vào Mỹ nên doanh nghiệp này kỳ vọng, nếu Mỹ áp thuế cho mặt hàng cá tra hay các sản phẩm thay thế như cá rô phi từ Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có Vĩnh Hoàn sẽ có cơ hội lớn để chiếm lĩnh thị trường này.

VHC đang tiến hành đầu tư xây dựng vùng nuôi cá nguyên liệu tại Tân Hưng, Long An và dự kiến thu hoạch lứa cá nguyên liệu đầu tiên trong năm 2019. Vùng nuôi tự chủ này sẽ được khai thác hoàn toàn và nâng mức tự chủ nguyên liệu lên 70% cho VHC vào năm 2020.

Trong khi đó, công suất nhà máy Thanh Bình từ 100 tấn nguyên liệu/ngày sẽ được nâng lên 150 tấn/ngày vào cuối năm nay và có kế hoạch tiếp tục nâng tổng công suất lên 300 - 400 tấn nguyên liệu/ngày lần lượt vào cuối năm 2019 - 2020. Kế hoạch đầu tư dài hạn này sẽ giúp tăng năng lực chế biến, qua đó thúc đẩy khả năng tăng trưởng của Công ty trong những năm tới. 

NAV ước đạt lợi nhuận 600 tỷ đồng

Trong buổi gặp gỡ cổ đông, nhà đầu tư mới đây, ông Doãn Tới, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Nam Việt (ANV) cho biết, trong năm nay, Công ty ước đạt khoảng 4.000 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng trưởng đến 35,6% so với năm 2017; lợi nhuận sau thuế ước đạt xấp xỉ 600 tỷ đồng.

Lãnh đạo ANV cũng khá lạc quan về triển vọng của Công ty trong hai năm tới, khi đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế trong năm 2019 là 700 tỷ đồng và 1.000 tỷ đồng trong năm 2020. Năm 2018, sau nhiều thăm dò, đàm phán, ANV đã xuất khẩu thành công sang thị trường Trung Quốc. ANV đánh giá đây là một thị trường có rất nhiều tiềm năng và đặt mục tiêu  sẽ trở thành thị trường xuất khẩu số 1 của Công ty.

Cũng theo ANV, nhu cầu tại Trung Quốc rất lớn, hiện Công ty chỉ đang đáp ứng được 50% nhu cầu đặt hàng, tất cả giao dịch sẽ được thanh toán bằng USD nên sẽ tránh được rủi ro đồng Nhân dân tệ mất giá. Bên cạnh Trung Quốc, ANV vẫn đang chú trọng đến các thị trường xuất khẩu truyền thống như Mỹ La-tinh, châu Á và dự tính sẽ vào thị trường Mỹ từ năm 2020.

Theo ANV, ngành cá tra đang xảy ra tình trạng thiếu nguyên liệu giống do 3 nguyên nhân chính là thời tiết, dịch bệnh và giống của ngành thoái hóa. Do vậy, những doanh nghiệp  chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào sẽ là một lợi thế.

ANV đang chủ động được 100% nguồn cá nguyên liệu đầu vào và sẽ tăng dần tỷ lệ nguồn giống đầu vào từ 30% trong năm 2018 lên mức 100% trong năm 2020. Hiện ANV có tổng cộng 330 ha vùng nuôi (250 ha mặt nước), cung cấp 95.000 tấn cá tra nguyên liệu mỗi năm và công suất này sẽ được nâng lên 120.000 tấn/năm sau khi công ty con Nam Việt Bình Phú – chuyên nuôi trồng thủy sản đi vào hoạt động trong quý IV/2019.

Lợi thế cạnh tranh nữa của ANV là Công ty sẽ được miễn giảm thuế nhờ vào hoạt động nuôi trồng thủy sản công nghệ cao. Đại diện ANV cho biết, dự án Bình Phú có tổng vốn đầu tư rất lớn. Công ty hiện đã chi 500 tỷ đồng mua 500 ha đất nuôi trồng và hiện chỉ còn thiếu 100 ha theo kế hoạch, đương nhiên đây mới chỉ tính riêng phần đất đai. 

… Đến những doanh nghiệp khác

Ở quy mô nhỏ hơn, một số doanh nghiệp trong ngành thủy sản cũng ghi nhận những tín hiệu khả quan khi vượt xa kế hoạch khi năm tài chính chưa kết thúc.

Đơn cử, trong 9 tháng đầu năm, Công ty cổ phần Thủy sản Cửu Long An Giang (ACL)  đạt doanh thu thuần 1.190 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt 147,35 tỷ đồng, gần gấp 7 lần cùng kỳ. Với kết quả này, ACL đã vượt 320% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.

Dù ở quy mô trung bình, nhưng ACL đang đứng thứ 8 về doanh số xuất khẩu cá tra của Việt Nam.

Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta (FMC) cũng dự báo sẽ vượt tối thiểu 20% so với kế hoạch lợi nhuận 140 tỷ đồng.

Hiếm có năm nào doanh nghiệp ngành thủy sản lại ghi nhận lợi nhuận vượt trội như năm 2018.

Tin bài liên quan