Doanh nghiệp bất động sản: Cơ hội trong khó khăn

Doanh nghiệp bất động sản: Cơ hội trong khó khăn

(ĐTCK) Theo chu kỳ, khi thị trường bất động sản bắt đầu vào chu kỳ tăng trưởng, những tòa nhà sang trọng và chọc trời mọc lên. Nhưng khi mức độ rủi ro tăng lên, khẩu vị đầu tư thay đổi. Thay vì những sản phẩm giá cao với thanh khoản thấp, thị trường đón nhận những dự án bất động sản giá rẻ và thực dụng hơn.

Bất động sản giá rẻ sẽ sôi động hơn

Nhìn lại giai đoạn từ 2015 - 2018, rất nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng mang lại nguồn lợi nhuận rất lớn cho giới đầu tư. Tuy nhiên, từ sau năm 2018, dòng tiền vào thị trường bất động sản dường như đã chuyển hướng đến nơi an toàn hơn: căn hộ giá rẻ. Các doanh nghiệp bất động sản tham gia phân khúc này đang đứng trước cơ hội tăng trưởng, như Vinhomes, Cenland, Đất Xanh…

Tính đến năm 2020, lượng căn hộ giá rẻ bàn giao đạt trên 72.000 căn hộ. Trong khi đó, tổng nguồn cung cho loại hình sản phẩm này đạt hơn 125.000 căn, chiếm đến 66% trong tổng căn hộ có trên thị trường TP.HCM. Tuy nguồn cung rất dồi dào, nhưng vẫn chưa gặp cầu do hai nguyên nhân chính: Thu nhập bình quân của người dân thấp, tăng trưởng chậm trong khi giá nhà tăng vùn vụt; yếu tố đầu cơ và cả đầu tư đã đẩy giá nhà lên cao khiến khoảng cách cung - cầu ngày càng xa hơn.

Doanh nghiệp bất động sản: Cơ hội trong khó khăn ảnh 1

Giai đoạn 2016 - 2017, khi thị trường tài chính bắt đầu ấm nóng trở lại là lúc thị trường bất động sản tạo lập thềm giá mới. Theo Savills, giá căn hộ tại TP.HCM đã tăng đến 45% trong giai đoạn 2014 - 2018.

Căn hộ hạng C, với bản chất giá rẻ, được giao dịch nhiều trên thị trường thứ cấp. Đặc biệt, với thanh khoản tốt và có thể phòng tránh rủi ro về lạm phát, dòng tiền tìm đến đây như một kênh trú ẩn an toàn. Yếu tố này càng thể hiện rõ trong giai đoạn thị trường biến động mạnh như hiện nay, được thể hiện qua chỉ số tín dụng bất động sản và tỷ lệ đòn bẩy tín dụng bất động sản/GDP được bẩy tín dụng bất động sản/GDP được kiểm soát tốt và có dấu hiệu suy giảm.

Với chính sách kiểm soát tín dụng bất động sản siết chặt nhất từ trước đến nay, dòng tiền vào kênh đầu tư này phần lớn đến từ nguồn tín dụng không đòn bẩy. Điều này cho thấy, sức hấp dẫn của loại hình tài sản này vẫn chưa nguôi và còn đẩy mạnh giá trong tương lai gần.

Doanh nghiệp bất động sản: Cơ hội trong khó khăn ảnh 2

Quy định mới tại dự thảo thay thế Thông tư 36 về việc siết cho vay mua nhà trên 3 tỷ đồng và câu chuyện siết tín dụng bất động sản từ ngày 1/1/2019 được kỳ vọng hạn chế tình trạng đầu cơ và kiếm lời chênh lệch giá, đưa giấc mơ “an cư” gần hơn với người dân. Cùng với lực cầu dồi dào, phân khúc bất động sản giá rẻ sẽ trở nên sôi động trong tương lai gần.

CRE, DXG hưởng lợi

Một số doanh nghiệp bất động sản đang nhanh chóng chuyển mình tập trung vào phân khúc nhà giá rẻ này để nắm bắt cơ hội từ thị trường. 

Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (CRE), doanh nghiệp có thế mạnh về mảng bán lẻ bất động sản đã ghi nhận chỉ số ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) 4 quý gần nhất rất  ấn tượng, với 30,96%. Với 30% thị phần môi giới tại khu vực phía Bắc, CRE đang nhận được mối quan tâm và kỳ vọng rõ nét trong giới đầu tư khi mở rộng vào miền Nam kể từ đầu năm nay.

Trong năm 2019, nhiều dự án xây mới và được mở bán sẽ thúc đẩy lợi nhuận cho Đất Xanh. Thời gian qua, tâm lý thị trường đối với cổ phiếu DXG khá tiêu cực do Ban lãnh đạo đề ra mục tiêu thận trọng cũng như tiến độ thi công và mở bán đều khiêm tốn. Tuy nhiên, đây chỉ là các vấn đề mang tính chất tạm thời.

Quan điểm cơ bản dành cho DXG từ trung đến dài hạn đều tích cực. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số đạt tốc độ tăng trưởng hai chữ số nhờ mảng môi giới tiếp tục mở rộng và mảng phát triển bất động sản phục hồi từ năm 2020 trở đi. DXG hiện đang được giao dịch với định giá hấp dẫn P/E là 5,45 lần, P/B là 1,02 lần.

Năm 2018, Đất Xanh đã nhận tốc độ tăng trưởng ấn tượng, với doanh thu tăng hơn 61% so với năm 2017, ROE đạt 19,01%.        

Tin bài liên quan