Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

(ĐTCK) Tuần giao dịch khép lại với việc chỉ số VN-Index tiến sát ngưỡng tâm lý 1.200 điểm với điểm nhấn thuộc về con sóng bất động sản mà đầu tầu dẫn dắt là VIC, thì không có gì lạ khi nhóm cổ phiếu như KBC, HDG, KDH, và đặc biệt là NLG được các công ty chứng khoán khuyến nghị mua/bán đã đều tăng tốt. 

BSC khuyến nghị giá mua cổ phiếu GEX tại 36.750 đồng

 Điểm nhấn kỹ thuật:

- Xu hướng hiện tại: Tích lũy ngắn hạn, tăng trung hạn

- Chỉ báo xu hướng MACD: Hội tụ trên ngưỡng 0

- Chỉ báo RSI: Tăng lên quá mua Nhận định: Nền giá 34-36 đang là vùng tích lũy ngắn hạn của GEX.

Phiên thứ 6 tuần trước xác nhận breakout sau quá trình tích lũy chặt chẽ với khối lượng cạn kiệt trong 2 tuần liên tiếp của cổ phiếu này.

Với RSI tăng lên vùng quá mua cùng với MACD đang nằm trên ngưỡng 0 và chuẩn bị phân kỳ với đường signal, GEX là một cổ phiếu tăng điểm tiềm năng trong giai đoạn tới.

Khuyến nghị: Mua cổ phiếu GEX tại giá 36.750 đồng, với target 50.000 đồng. Cutloss 30.000 đồng/cổ phiếu.

Trong tuần qua, cổ phiếu GEX tiêp tục chuỗi tăng ấn tượng, với 4 phiên liên tiếp từ đầu tuần tăng liên tục (1,4%; 0,4%; 4,9%; 2,1%) và điều chỉnh nhẹ trong phiên cuối tuần (-0,3%). Thanh khoản khớp lệnh trên dưới 1 triệu đơn vị/phiên.

Chốt tuần này, GEX tăng từ 36.250 đồng lên 39.400 đồng/cổ phiếu, tương đương + 8,7%.

VCSC khuyến nghị phù hợp thị trường cho cổ phiếu KBC với giá mục tiêu 15.000 đồng

KBC: Bán 45ha đất KCN trong Quý I/2018, trong đó 10ha được bán cho Samkwang

Giá cổ phiếu Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) phiên hôm nay tăng 3% do công ty công bố trong Quý I/2018 đã bán tổng cộng 45ha đất KCN, bao gồm 11ha tại KCN Quang Châu, 23ha tại KCN Quế Võ, 5ha tại KCN Tràng Duệ và 6ha tại KCN Tân Phú Trung.

Đặc biệt, trong số đó, KBC bán 10ha tại KCN Quang Châu cho Samkwang, một trong những vệ tinh cấp 1 của Samsung. Chúng tôi ước tính giá trị thương vụ này vào khoảng 136 tỷ đồng.

Tuy nhiên, công ty vẫn chưa cho biết khi nào doanh thu từ các thương vụ trên sẽ được ghi nhận. Hiện chúng tôi giả định năm 2018 diện tích KCN được ghi nhận là 60ha.

Với việc giá cổ phiếu tăng hôm nay, chúng tôi hiện đang có khuyến nghị “phù hợp thị trường” cho KBC với giá mục tiêu 15.000/cổ phiếu, tổng mức sinh lời 9,1% và không có lợi suất cổ tức.

Trong tuần này, cổ phiếu KBC giao dịch cũng khá tốt với chuỗi 4 phiên tăng liên tiếp từ đầu tuần (3%; 2,5%; 2,8%; 3,4%) và điều chỉnh giảm nhẹ trong phiên cuối tuần (-1,7%). Thanh khoản khớp lệnh khá cao, từ gần 5 triệu đến hơn 8 triệu đơn vị/phiên.

Chốt tuần, KBC tăng từ 13.350 đồng lên 14.750 đồng/cổ phiếu, tương đương + 10,5%.

BSC khuyến nghị mua cổ phiếu HDG ở mức 51.400 đến 52.400 đồng

Điểm nhấn kỹ thuật:

- Xu hướng hiện tại: tăng giá dài hạn

- Chỉ báo MACD: hội tụ với đường tín hiệu từ dưới lên

- Chỉ báo RSI: tăng mạnh, vượt ngưỡng kháng cự

Nhận định: HDG đang trong xu hướng tăng giá dài hạn. Sau một nhịp tích lũy ngắn hạn, giá cồ phiếu HDG tăng mạnh trong phiên giao dịch hôm nay, vượt ngưỡng kháng cự 51.400 đồng với giá trị thanh khoản cao.

Các chỉ báo kỹ thuật cho thấy khả năng tiếp tục tăng giá cổ phiếu trong thời gian tới.

Khuyến nghị: Giá mua: 51.400-52.400. Giá mục tiêu 58.000. Cắt lỗ: mất ngưỡng hỗ trợ 49.000 đồng/cổ phiếu.

Trong tuần này, cổ phiếu HDG có 2 phiên đứng tham chiếu xen lẫn 1 phiên tăng trần, trước khi tăng nhẹ 2,1% và điều chỉnh giàm 2,4% trong phiên cuối tuần. Thanh khoản từ hơn 100.000 đến hơn 500.000 đơn vị/phiên.

Chốt tuần, HDG tăng từ 49.000 lên 52.200 đồng/cổ phiếu, tương đương + 6,5%.

BVSC huyến nghị triển vọng cổ phiếu DHC với giá mục tiêu 65.000 đồng

Việc hoãn ghi nhận doanh thu lợi nhuận của nhà máy Giao Long 2 chủ yếu chỉ làm thay đổi dự báo 2018, chúng tôi vẫn tiếp tục duy trì khuyến nghị OUTPERFORM với giá mục tiêu 65.000 đồng/cổ phiếu đối với DHC.

Các điểm nhấn chính bao gồm:

- Sự siết chặt các vấn đề môi trường của Trung Quốc tạo ra cơ hội tăng trưởng cho nhóm doanh nghiệp sản xuất giấy tại Việt Nam;

- Nhà máy Giao Long 2 đi vào hoạt động sẽ giúp DHC đáp ứng được nhu cầu gia tăng;

- Thị trường OCC thế giới dự báo ổn định hơn trong 2018, đồng nghĩa với DHC sẽ được hưởng lợi từ nguyên vật liệu giá thấp.

Trong tuần qua, cổ phiếu DHC giao dịch khá tốt với phiên đầu tuần tăng 3,5%, và tuy có điều chỉnh giảm ngay sau đó (-0,2%), nhưng đã bật trở lại trong 3 phiên còn lại (2,9%; 1,9%; 0,4%). Thanh khoản khớp lệnh dưới 100.000 đơn vị/phiên.

Chốt tuần này, DHC tăng từ 41.850 đồng lên 45.500 đồng/cổ phiếu, tương đương + 8,7%.

BSC khuyến nghị mua cổ phiếu KDH từ 38.000 đến 39.100 đồng

Điểm nhấn kỹ thuật:

- Xu hướng hiện tại: tăng giá dài hạn

- Chỉ báo MACD: cắt đường tín hiệu từ dưới lên

- Chỉ báo RSI: tăng

- Chỉ báo OBV: tăng

Nhận định: Sau một nhịp tích lũy trung hạn, đóng cửa phiên giao dịch hôm nay, cổ phiếu KDH tăng mạnh vượt ngưỡng kháng cự 38.000 đồng, với khối lượng thanh khoản cao. Các chỉ báo kỹ thuật cho thấy khả năng tiếp tục tăng giá cổ phiếu trong thời gian tới.

Khuyến nghị: Giá mua: 38.000-39.100. Giá mục tiêu 43.000. Cắt lỗ: mất ngưỡng hỗ trợ 37.000 đồng/cổ phiếu.

Trong tuần này, KDH có 3 phiên tăng (2,1%; 5,8%; 0,6%) xen lẫn 2 phiên giảm nhẹ (-0,1%; - 0,5%). Thanh khoản khớp lệnh phiên cao nhất có gần 1 triệu đơn vị, phiên thấp nhất có hơn 260.000 đơn vị.

Chốt tuần này, KDH tăng từ 36.250 đồng lên 39.150 đồng/cổ phiếu, tương đương +8%.

PHS khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu NLG cho trung và dài hạn

Hoạt động kinh doanh của Nam Long đang được đẩy mạnh với nhiều dự án mới bàn giao trong năm nay cùng chiến lược nhắm đến phân khúc bình dân.

Với tình hình tài chính lành mạnh và khởi sắc hơn tại dự án Water Point có thể hỗ trợ tích cực hơn cho kết quả kinh doanh năm nay của Nam Long Ước tính doanh thu và lợi nhuận sau thuế cho cả năm 2018 lần lượt vào khoảng 3,574 tỷ đồng và 584 tỷ đồng.

Khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu NLG cho trung và dài hạn. Với P/E mục tiêu là 12.5x tương đương với 39.000 đồng/cổ phiếu.

Trong tuần này, cổ phiếu NLG toàn bộ 5 phiên giao dịch đều tăng điểm (4,1%; 0,1%; 2,7%; 1,3% 5,7%). Thanh khoản khớp lệnh từ hơn 170.000 đến gần nửa triệu đơn vị/phiên.

Chốt tuần này, NLG tăng từ 36.900 đồng lên 42.300 đồng/cổ phiếu, tương đương +14,6%.

PHS khuyến nghị tăng tỷ trọng đối với cổ phiếu PLX

Biên lợi nhuận của PLX có thể sẽ giữ nguyên ở mức 8% mà không chịu sự sụt giảm do trong quý I/2018 Bộ Công Thương đã áp mức thuế gia quyền trong công thức tính giá xăng là 10% (cao hơn mức thuế thực tế của PLX ở mức 9,6-9,8%).

Với các giả định như trên, EPS forward 2018 của PLX ước đạt 4.200/cổ phiếu, với thị giá 82.300/cổ phiếu, PLX đang được giao dịch với mức P/E năm 2018 là 19,5x, mức giá tương đối phù hợp với doanh nghiệp bán lẻ

Hiện nay các cổ phiếu Blue-chips trên thị trường đang được định giá khá cao với kỳ vọng riêng của mỗi cổ phiếu. Đối với PLX ngoài vị thế đầu ngành, câu chuyện thoái vốn của Bộ Công Thương vẫn hấp dẫn với giới đầu tư trong ngắn hạn.

Do đó mức P/E của PLX hoàn toàn có thể ngang bằng với mức P/E của thị trường (22x). Do đó chúng tôi chọn mức P/E 22x làm P/E mục tiêu của PLX trong 12 tháng tới.

Với mức P/E 20x, giá mỗi cổ phiếu PLX là 92.400/cổ phiếu. Khuyến nghị: Tăng tỷ trọng đối với cổ phiếu PLX

Trong tuần này, cổ phiếu PLX có phiên đầu tuần và cuối tuần tăng điểm (1,4%; 2%), trong khi 3 phiên còn lại đều giảm (-2,2%; -0,6%; -1,3%). Thanh khoản khớp lệnh từ hơn 700.000 đến hơn 900.000 đơn vị/phiên.

Chốt tuần này, PLX giảm từ 83.700 đồng xuống 83.000 đồng/cổ phiếu, tương đương -0,8%.

BSC khuyến nghị mua cổ phiếu FPT ở mức giá 61.500 - 63.000 đồng

Điểm nhấn kỹ thuật:

- Xu hướng hiện tại: tăng giá dài hạn

- Chỉ báo MACD: phân kỳ bên trên đường tín hiệu

- Chỉ báo RSI: tăng, vượt ngưỡng kháng cự

- Chỉ báo MFI: tăng

Nhận định: FPT đang trong xu hướng tăng giá dài hạn. Sau một đợt điều chỉnh mạnh, giá cổ phiếu đang trong xu hướng tích lũy ngắn hạn xung quanh đường MA 20 với biên độ hẹp dần, hình thành mô hình Tam Giác Cân.

Đóng cửa phiên 5/4 hôm nay, FPT vượt ngưỡng kháng cự trên của mô hình với giá trị thanh khoản tốt.

Các tín hiệu kỹ thuật khả quan cho thấy khả năng tiếp tục xu hướng tăng giá dài hạn của cổ phiếu. Kỳ vọng, FPT sẽ tiếp tục xu hướng tăng giá dài hạn.

Khuyến nghị: Giá mua: 61.500 - 63.000. Giá mục tiêu 73.000. Cắt lỗ: mất ngưỡng hỗ trợ 58.000 đồng/cổ phiếu.

Trong tuần này, cổ phiếu FPT có 3 phiên tăng (1,3%; 0,8%; 2,1%) và xen lẫn 2 phiên điều chỉnh đều -0,5%. Thanh khoản khớp lệnh tổng cộng hơn 12 triệu đơn vị.

Chốt tuần này, FPT tăng từ 60.700 đồng lên 62.700 đồng/cổ phiếu, tương đương +3,3%.

BVSC cho rằng giá trị hợp lý của cổ phiếu DHA là 38.900 đồng

DHA dự kiến trình kế hoạch năm 2018 tăng trưởng nhẹ so với năm 2017. Theo đánh giá của BVSC, DHA thường đưa ra kế hoạch thận trọng, và mức tăng trưởng năm nay theo chúng tôi ước tính vẫn sẽ tương đối khả quan, khoảng 9-14%.

Sở hữu lượng tiền mặt dồi dào. Nhiều khả năng DHA sẽ trình ĐHCĐ nâng tỷ lệ cổ tức lên 25% hoặc 30% tiền mặt do lợi nhuận thực tế cao hơn nhiều so với kế hoạch đặt ra.

Với giá thị trường hiện tại, suất cổ tức của DHA sẽ là 8,8%-10,5%, khá là hấp dẫn. Hiện DHA cũng đang nghiên cứu các phương án đầu tư khác

BVSC cho rằng triển vọng của DHA năm 2018 vẫn duy trì khả quan nhờ sở hữu ba mỏ đá có vị trí thuận lợi, nhu cầu ổn định và thời gian khai thác còn dài.

Đặc biệt là mỏ Tân Cang 3, mỏ có tiềm năng dài hạn với vị trí thuận lợi nhất để cung cấp cho dự án sân bay Long Thành và thay thế hai cụm mỏ Tân Đông Hiệp, Núi Nhỏ.

Với dự báo trả cổ tức cao trong năm nay và các năm tới, cổ phiếu DHA khá là hấp dẫn cho mục tiêu đầu tư dài hạn.

BVSC ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu là 38.900 đồng/cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu dòng tiền và khuyến nghị OUTPERFORM đối với cổ phiếu DHA trong trung và dài hạn.

Trong tuần này, DHA có phiên giảm nhẹ đầu tuần (-1%) sau đó đứng tham chiếu và 3 phiên còn lại đều tăng (1,1%; 2,1%; 0,3%). Thanh khoản không thực sự cao, khi chỉ có tổng cộng khoảng 200.000 đơn vị.

Chốt tuần, cổ phiếu DHA tăng nhẹ từ 28.800 đồng lên 29.500 đồng/cổ phiếu, tương đương +2,43%.

FPTS khuyến nghị mua cổ phiếu VSC với giá mục tiêu 52.250 đồng

Điểm nhấn đầu tư:

- Cảng Xanh VIP đang hoạt động hiệu quả với sản lượng dự kiến tăng từ 500,000 TEU (2017) lên 540,000 TEU (2018), đóng góp hơn 60% vào sản lượng chung của VSC.

- VSC đang hoàn thiện các dịch vụ hỗ trợ khác như lưu bãi, sửa chữa container bằng việc đưa vào hoạt động hiệu quả công ty cổ phần đầu tư dịch vụ và phát triển Xanh (GIC). GIC đi vào hoạt động kỳ vọng giảm bớt được chi phí của doanh nghiệp khi mà chi phí thuê kho bãi ngày càng tăng.

- Các hoạt động tiền phương, hậu phương tại cảng đang ngày càng được nâng cao về chất lượng khi doanh nghiệp đưa vào đầu tư thêm hệ thống cẩu MHC, hệ thống quản lý E-port tại cảng.

- Cổ phiếu đang được định giá thấp so với giá trị hợp lý của doanh nghiệp

Sau Đại hội cổ đông thường niên ngày 30/03/2018, chúng tôi tiến hành cập nhật phân tích và định giá VSC.

Bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền, chúng tôi xác định giá mục tiêu của cổ phiếu VSC là 52.250 đồng/cổ phiếu, cao hơn giá hiện tại 37%. Chúng tôi giữ nguyên khuyến nghị MUA cho mục tiêu trung dài hạn.

Trong tuần này, cổ phiếu VSC có 2 phiên liến giảm kể từ đầu tuần (-3,1%; -2,4%) trước khi hồi lại trogn 3 phiên sau (0,3%; 1,8%; 1,5%). Thanh khoản khớp lệnh trên dưới 100.000 đơn vị/phiên.

Chốt tuần này, VSC giảm từ 40.400 đồng xuống 39.600 đồng/cổ phiếu, tương đương -2%.

VCSC khuyến nghị mua cổ phiếu POW với giá mục tiêu 19.900 đồng

Tổng Công ty Điện lực Dầu khí (POW) đã công bố KQKD sơ bộ quý I với doanh thu 8,4 nghìn tỷ đồng (+12,4% YoY) và LNTT 727 tỷ đồng (+11,2%).

Chúng tôi cho rằng mức tăng trưởng lợi nhuận này đến từ nhà máy nhiệt điện than Vũng Áng (1.200MW, khoảng 25% công suất của POW) khi nhà máy Vũng Áng ghi nhận lộ 5 triệu USD trong quý 1/2017 do vấn đề kỹ thuật.

Kết quả doanh thu và LNTT này chiếm 25,6% và 25,3% dự báo cả năm của chúng tôi.

Báo cáo tài chính đầy đủ hiện chưa được công bố nên chưa có lợi nhuận riêng của mảng sản xuất điện. Với mức giá 16.200 đồng, POW hiện đang giao dịch với EV/EBITDA 6,7 lần, thấp hơn 31% so với công ty cùng ngành và P/E 14,7 lần, tương ứng PEG 0,8.

Chúng tôi hiện đáng có khuyến nghị MUA cho POW, với giá mục tiêu 19.900 đồng (tổng mức sinh lời 22,8%).

Trong tuần qua, POW có 2 phiên tăng (0,6%; 1,2%) xen lẫn 3 phiên giảm (-2,4%; -1,8%; -0,6%). Thanh khoản khớp lệnh duy trì từ 1,7 triệu đến 2,4 triệu đơn vị/phiên.

Chốt tuần, cổ phiếu POW giảm từ 16.600 đồng xuống 16.100 đồng/cổ phiếu, tương đương -3%.

VCSC điều chỉnh giảm giá mục tiêu đối với cổ phiếu BMI xuống 40.500 đồng

Chúng tôi điều chỉnh giảm giá mục tiêu dành cho Tổng CTCP Bảo Minh (BMI) xuống 40.500 đồng so với giá trước đây là 46.500 đồng/cổ phiếu do phí bảo hiểm tăng chậm hơn dự báo nhưng vẫn giữ khuyến nghị MUA với tổng mức sinh lời 33,8%, bao gồm lợi suất cổ tức 3,2%.

Lợi nhuận biến động ảnh hưởng đến KQKD 2017, khi thấp hơn đáng kể so với dự báo của chúng tôi do dự phòng tương đối lớn và nhận bồi thường từ tái bảo hiểm thấp hơn.

 Chúng tôi dự báo phí bảo hiểm thuần giai đoạn 2017-2020 sẽ đạt tăng trưởng kép hàng năm 12%, đồng thời tỷ lệ kết hợp sẽ ổn định ở mức 95%.

BMI hiện đang giao dịch với P/B 1,3 lần so với trung bình 1,5 lần của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ khác trong nước.

Trong tuần này, cổ phiếu BMI giảm 3 phiên liên tiếp từ đầu tuần (-0,6%; -0,2%; -0,2%) và tăng trở lại trong 2 phiên còn lại (1%; 2,6%). Thanh khoản khớp lệnh trên dưới 50.000 đơn vị/phiên.

Chốt tuần này, cổ phiếu BMI tăng từ 31.200 đồng lên 32.000 đồng/cổ phiếu, tương đương +2,56%.

Tin bài liên quan