Chứng khoán phái sinh tuần qua: Từ vực thẳm bò lên!

Chứng khoán phái sinh tuần qua: Từ vực thẳm bò lên!

(ĐTCK) Tuần qua (16 - 20/4), nhiều nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán phái sinh đoán sai diễn biến của VN30 nên đã lỗ lớn, thậm chí có nhà đầu tư tài khoản bay mất nửa giá trị.

“Tuần qua, tôi đã phán đoán sai thị trường nên lỗ lớn. Tôi đang buồn thúi ruột nên không muốn chia sẻ”, một nhà đầu tư nói.

Một nhà đầu tư khác cho biết, giá trị tài khoản của anh giảm gần một nửa, kỳ vọng sẽ tăng trong tuần tới. 

Nhà đầu tư có giá trị tài khoản giảm gần một nửa cho biết, anh mở vị thế mua mã đáo hạn tháng 4 từ tuần trước đó và trong tuần qua, anh duy trì vị thế mua cho đến hết phiên giao dịch cuối cùng (19/4). Nhiều lần anh muốn đóng vị thế mã này, nhưng cứ chần chừ không quyết định, vì hy vọng giá sẽ tăng trở lại. Không ngờ, phiên giao dịch cuối cùng có giá giảm mạnh nhất.

Chứng khoán phái sinh tuần qua: Từ vực thẳm bò lên! ảnh 1

 Diễn biến chỉ số VN30 trong 3 tháng qua

Trong phiên cuối tuần (20/4), anh dự báo thị trường sẽ hồi phục nên mở vị thế mua mã đáo hạn tháng 5, nhưng biến động giá lên xuống trong phiên khiến anh liên tục thay đổi nhận định về xu hướng thị trường, theo đó anh liên tục mua vào, bán ra và lần lướt sóng nào cũng bị lỗ.

Giá hợp đồng đáo hạn tháng 12 (mã VN30F18012)

Ngày

Giá tham chiếu

Giá mở cửa

Giá cao nhất

Giá thấp nhất

Giá đóng cửa

20/4

1.122,2

1.123,1

1.145

1.121

1.430

Cuối tuần qua, hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đáo hạn tháng 12 được niêm yết, thay thế hợp đồng tháng 4 đáo hạn. Thống kê cho thấy, giá đóng cửa mã đáo hạn tháng 12 tăng 19,9 điểm so với giá mở cửa. Hiện giá mã này cao hơn 53,5 điểm so với VN30. Trong khi đó, mã đáo hạn tháng 6 cao hơn VN30 7,45 điểm, mã đáo hạn tháng 6 cao hơn 15,55 điểm, mã đáo hạn tháng 9 cao hơn 46,55 điểm.

“Trong phiên cuối tuần, tôi không nhớ gì về lý do mua ban đầu, mà đầu óc cứ quay cuồng theo mỗi thay đổi nhỏ của chỉ số VN30 và giá mã đáo hạn tháng 5. Hệ quả, đáng ra tôi lãi lớn mã này (nếu giữ nguyên vị thế bán) thì lại lỗ lớn”, nhà đầu tư trên nói.

“Trước khi thị trường bước vào đợt khớp lệnh ATC, tôi chuyển sang vị thế mua. Chưa biết giá sẽ tăng hay giảm trong tuần tới, nhưng chuyển sang vị thế mua khiến tôi cảm thấy nhẹ cả người”, nhà đầu tư chia sẻ.

Mức tăng/giảm giá của các mã chứng khoán phái sinh và VN30

Ngày

VN30F1804

VN30F1805

VN30F1806

VN30F1809

VN30

16/4

0

-7,1

-5,2

-3,9

-6,18

17/4

+8,5

+6,1

+3,2

+8,8

+2,29

18/4

-21,3

-21,7

-16,0

-9,8

-14,62

19/4

-45,3

-34,3

-29,0

-20,1

-49,61

20/4

Ngừng GD

+17,9

+11,0

+11,0

+23,36

Tổng

-58,1

-39,1

-36,0

-14,0

-44,76

Một nhà đầu tư khác cũng “mụ mẫm” đầu óc vì thua lỗ.

“Tin nhắn của công ty chứng khoán thông báo giá trị ký quỹ chạm ngưỡng cảnh báo 1, sau đó là chạm ngưỡng cảnh báo 2, nhưng đầu óc tôi cứ đờ ra, không thanh lý một phần vị thế để đáp ứng quy định, dẫn đến bị giải chấp”, nhà đầu tư cho biết.

Theo môi giới tại một công ty chứng khoán, nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm giao dịch chứng khoán phái sinh từ khi thị trường mở cửa đến nay vẫn bị ảnh hưởng tâm lý trong những phiên thị trường biến động mạnh. Dao động lên xuống của chỉ số chứng khoán trong phiên khiến nhà đầu tư thay đổi nhận định về xu hướng thị trường trước đó.

“Không dễ lướt sóng chứng khoán phái sinh”, vị môi giới nhấn mạnh.

Giá thanh toán cuối ngày và VN30

Ngày

VN30F1804

VN30F1805

VN30F1806

VN30F1809

VN30

16/4

1.125,0

1.128,9

1.135,8

1.146,1

1.128,03

17/4

1.133,5

1.135,0

1.139,0

1.154,9

1.130,32

18/4

1.112,2

1.113,3

1.123,0

1.145,1

1.115,70

19/4

1.066,9

1.079,0

1.094,0

1.125,0

1.066,09

20/4

Ngừng GD

1.096,9

1.105,0

1.136,0

1.089,45

Vị môi giới khuyến nghị, khi thấy tim đập thình thịch, liên tục đặt câu hỏi nên bán hay mua, thì nhà đầu tư nên đóng bảng điện tử hoặc làm một việc gì đó để thoát khỏi màn hình. Dán mắt vào bảng điện không chỉ hại mắt, mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và khả năng phán đoán xu hướng thị trường.

“Kinh nghiệm của tôi là nhận định xu hướng trước khi thị trường bước vào phiên giao dịch và quyết định sẽ mua hoặc bán, sau đó canh thời điểm giá cao trong phiên để mở vị thế bán, giá thấp trong phiên để mở vị thế mua, khi nào có lãi thì hiện thực hóa lợi nhuận. Thời điểm có lãi có thể là ngay sau đó, có thể là cuối phiên, cũng có thể phải chờ một vài phiên”, vị môi giới nói.

“Khi chưa bỏ tiền ra giao dịch thì thường có nhận định chính xác hơn”, vị môi giới nói thêm.

Khối lượng và giá trị giao dịch chứng khoán phái sinh

Ngày

Khối lượng (hợp đồng)

Giá trị (tỷ đồng)

Khối lượng hợp đồng mở (OI)

16/4

21.828

2.462,0

11.128

17/4

24.957

2.814,3

10.512

18/4

25.429

2.869,8

10.526

19/4

39.374

4.324,9

12.738

20/4

47.406

5.106,5

8.808

Chia sẻ nhận định về tuần giao dịch tới, vị môi giới cho rằng, những phiên giao dịch đầu tuần nhiều khả năng sẽ có diễn biến khả quan, vị thế mua có cơ hội nhiều hơn vị thế bán. Những phiên sau đó thì cần cập nhật thông tin và diễn biến thị trường mới cơ sở để dự báo.

Tin bài liên quan