Chứng khoán phái sinh tuần qua: Mua may bán đắt!

Chứng khoán phái sinh tuần qua: Mua may bán đắt!

(ĐTCK) Tuần giao dịch đầu năm Mậu Tuất có 3 phiên, phiên đầu tăng điểm, phiên sau đó giảm điểm, phiên cuối tuần tăng mạnh. Tính chung, những nhà đầu tư nắm giữ vị thế mua lãi lớn. 

“Tôi lỡ mất cơ hội thu lãi trong phiên đầu xuân khi đóng vị thế mua trong phiên giao dịch trước Tết và thua lỗ ở phiên sau đó, nhưng cuối tuần lãi lớn”, một nhà đầu tư chia sẻ.

Mức tăng/giảm giá của các mã chứng khoán phái sinh và VN30

Ngày

VN30F1803

VN30F1804

VN30F1806

VN30F1809

VN30

21/2

+17,0

+8,1*

+17,0

+14,3

+21,38

22/2

-22,1

-24,0

-22,0

-14,1

-11,19

23/2

+46,1

+45,0

+40,0

+39,0

+25,68

Tổng

+41,0

+29,1

+35,0

+39,2

+35,87

 * Đây là phiên giao dịch đầu tiên, mức tăng giá này được tính bằng giá đóng cửa trừ giá giao dịch bình quân

Theo nhà đầu tư này, dù nhận định phiên đầu xuân sẽ tăng điểm nhưng anh quyết định đóng vị thế mua hợp đồng đáo hạn tháng 2 trong phiên giao dịch trước Tết để không phải bận tâm về thị trường, nhất là trong bối cảnh thị trường chứng khoán thế giới biến động mạnh. Mở đầu năm mới, anh có mở vị thế mua, nhưng mức lãi không đáng kể vì giá mở cửa đã ở mức cao và anh mua ở mức giá cao trong phiên. Kỳ vọng giá tiếp tục tăng nên anh duy trì vị thế.

Chứng khoán phái sinh tuần qua: Mua may bán đắt! ảnh 1

 Diễn biến chỉ số VN30 trong 3 tháng qua

Không như kỳ vọng, giá phái sinh giảm hơn 10 điểm khi mở cửa phiên giao dịch sau đó. Trong phiên, có thời điểm giá nhích lên trên tham chiếu nhưng anh không kịp mua vào để đóng vị thế. Nửa cuối phiên giao dịch chiều, giá đột ngột lao dốc khiến anh không đành lòng cắt lỗ và mức lỗ trở nên lớn hơn sau đợt khớp lệnh ATC.

“Kết thúc phiên thứ hai, tôi có niềm tin là giá sẽ tăng trở lại, bởi mức giảm giá quá đà so với chỉ số VN30 và thực tế diễn ra đúng như vậy. Trong phiên cuối tuần, tôi hiện thực hóa lợi nhuận trước khi bước vào đợt khớp lệnh ATC. Tuy không thu được mức lãi tối đa, nhưng vượt kỳ vọng của tôi”, nhà đầu tư phấn khởi nói.

Mức biến động giá trong phiên

Ngày

VN30F1803

VN30F1804

VN30F1806

VN30F1809

VN30

21/2

18,3

22,0

9,8

14,5

21,38

22/2

24,6

25,0

23,4

15,0

-11,19

23/2

34,0

40,8

30,0

31,8

25,68

* Giá cao nhất trừ giá thấp nhất

Một nhà đầu tư khác không được may mắn như vậy. Anh mở vị thế mua trong phiên đầu xuân, nhưng quyết định bán ra, đóng vị thế trong phiên giảm giá sau đó, chấp nhận thua lỗ, vì lo ngại lượng hàng giá thấp trong những phiên trước Tết tiếp tục xả ra. Phiên cuối tuần, anh mở vị thế bán trong phiên sáng khi thấy giá giảm dần mức tăng. Không ngờ, trong phiên chiều, giá liên tục tăng, khiến anh tiếp tục thua lỗ.

“Tôi kỳ vọng, phiên giao dịch đầu tuần mới giá sẽ giảm. Không hy vọng giá giảm mạnh, mà chỉ mong gỡ lại một phần lỗ. Rút kinh nghiệm, tôi sẽ nắm giữ vị thế dài ngày hơn, không cắt lỗ khi mức lỗ quá lớn. Giá giảm rồi sẽ tăng, giá tăng rồi sẽ giảm. Vấn đề chỉ là lựa chọn thời điểm giao dịch hợp lý”, nhà đầu tư bộc bạch.

Giá thanh toán cuối ngày và VN30

Ngày

VN30F1803

VN30F1804

VN30F1806

VN30F1809

VN30

21/2

1.082,0

1.094

1.102

1.132,1

1.075,47

22/2

1.059,9

1.070

1.080

1.118,0

1.064,28

23/2

1.106,0

1.115

1.120

1.157,0

1.089,96

Theo nhân viên môi giới của một công ty chứng khoán có nghiệp vụ phái sinh, nhiều nhà đầu tư thua lỗ vì hy vọng lãi lớn bằng cách lướt sóng trong phiên. Có nhà đầu tư nhận định thị trường sẽ tăng nhưng vẫn mở vị thế bán với hy vọng thu lãi từ diễn biến điều chỉnh trong phiên. Có nhà đầu tư đóng vị thế mua, hiện thực hóa lợi nhuận, sau đó lại mua vào ở mức giá cao hơn khi thấy giá tiếp tục có diễn biến tăng.

Nhìn chung, nhiều nhà đầu tư lướt sóng thua lỗ vì không kiên định với nhận định thị trường ban đầu và để cảm xúc chi phối dẫn đến mua cao bán thấp, bán thấp mua cao, chấp nhận cắt lỗ với hy vọng thương vụ sau sẽ lãi. Có nhà đầu tư liên tục nộp thêm tiền vào tài khoản nhằm lướt sóng chứng khoán phái sinh, hy vọng gỡ lại khoản thua lỗ.

Giá chứng khoán phái sinh so với VN30

Ngày

VN30F1803

VN30F1804

VN30F1806

VN30F1809

21/2

6,53

18,53

26,53

56,63

22/2

-4,38

5,72

15,72

53,72

23/2

16,04

25,04

30,04

67,04

Đáng chú ý, số lượng nhà đầu tư lớn tham gia thị trường phái sinh đang tăng, với các lệnh có khối lượng hàng chục, thậm chí cả trăm hợp đồng. Nhà nhà đầu tư lớn tham gia giúp thị trường tăng thanh khoản và nhà đầu tư nhỏ lẻ thường đặt mua cao hơn mức giá có khối lượng mua lớn và ngược lại, bán thấp hơn mức giá có khối lượng bán lớn. Nương theo các lệnh lớn có thể thu lợi, nhưng nếu tranh mua, tranh bán và không nhanh nhạy thì nguy cơ thua lỗ rất cao.

“Không nên lướt sóng hàng ngày, nhất là liên tục lướt sóng trong phiên. Một khoản lỗ có thể lấy đi vài khoản lãi. Nên tham gia giao dịch khi thị trường có xu hướng rõ ràng và không hoảng khi thấy giá có những biến động nhỏ ngược dự báo”, vị môi giới khuyến nghị.

Khối lượng và giá trị giao dịch chứng khoán phái sinh

Ngày

Khối lượng (hợp đồng)

Giá trị (tỷ đồng)

Khối lượng hợp đồng mở (OI)

21/2

17.981

1.950,627

9.152

22/2

28.866

3.105,794

9.571

23/2

29.281

3.169,015

9.001

“VN-Index đã phục hồi lên mốc 1.100 điểm, VN30 gần trở lại mốc này. Lệnh mua ào ạt trong phiên chiều cuối tuần qua cho thấy, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số tiếp tục tăng, nhưng rủi ro trong ngắn hạn cũng tăng theo”, vị môi giới nhận định. 

Tin bài liên quan