Diễn biến chỉ số VN30 trong 3 tháng qua

Diễn biến chỉ số VN30 trong 3 tháng qua

Chứng khoán phái sinh tuần qua: Lâu rồi mới lại thấy vui!

(ĐTCK) Tuần qua (9 - 13/4), thị trường chứng khoán phái sinh trở lại trạng thái bình thường, tức giá biến động nhanh và thuận chiều theo chỉ số. Theo đó, cơ hội đầu tư lướt sóng tăng lên. Riêng các nhà đầu tư duy trì vị thế mua lỗ lớn.

“Tôi đóng vị thế bán trong phiên 12/4 khi thương vụ đã có lãi, trong khi thị trường có dấu hiệu hồi phục”, nhà đầu tư duy trì vị thế bán hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đáo hạn tháng 4 kể từ đầu tháng nói và chia sẻ, anh chưa vội mở vị thế mua ngay, mà chờ dấu hiệu rõ ràng hơn của xu hướng. Phiên này, chỉ số VN30 tăng hơn 6 điểm, nhưng giá mã đáo hạn tháng 4 tăng 1 điểm.  

Phiên cuối tuần (13/4), thấy thị trường khó tăng và một số ý kiến nhận định phiên trước đó có thể là bull-trap (bẫy tăng giá) nên anh tiếp tục mở vị thế bán trong phiên chiều và có lãi ngay trong phiên.

Chứng khoán phái sinh tuần qua: Lâu rồi mới lại thấy vui! ảnh 1

“Giá phái sinh đáo hạn tháng 4 đóng cửa thấp hơn VN30 hơn 9 điểm và thanh khoản các mã trong VN30 trên thị trường cơ sở tăng, nhiều khả năng giá khó giảm thêm. Tôi sẽ cân nhắc mua vào để đóng vị thế ngay trong phiên sáng thứ Hai (16/4) tới”, nhà đầu tư trên cho biết.

Mức tăng/giảm giá của các mã chứng khoán phái sinh và VN30

Ngày

VN30F1804

VN30F1805

VN30F1806

VN30F1809

VN30

9/4

+8,3

+4,9

+5,0

+2,8

+3,31

10/4

-4,3

-5,1

-4,0

-1,6

-9,62

11/4

-34,0

-29,0

-30,4

-20,6

-30,86

12/4

+1,0

-2,1

+0,4

-2,3

+6,30

13/4

-16,0

-12,9

-15,0

-29,0

-9,29

Tổng

-45,0

-44,2

-44,0

-50,7

-40,16

Tuy nhiên, bạn anh không được may mắn như vậy. Trong phiên cuối tuần, bạn anh có dự báo ngược lại, cho rằng thị trường sẽ hồi phục nên mở vị thế mua. Tuy thận trọng chọn thời điểm giá giảm trong phiên chiều để mua, nhưng không ngờ sau đó giá tiếp tục sụt giảm. Anh kỳ vọng phiên ATC sẽ tăng, vậy nhưng giá đóng cửa ở mức thấp nhất phiên. Nhà đầu tư này hiện đang băn khoăn về xu hướng thị trường.

Giá chứng khoán phái sinh so với VN30

Ngày

VN30F1804

VN30F1805

VN30F1806

VN30F1809

9/4

+0,62

+7,42

+12,32

+25,82

10/4

+5,94

+11,94

+17,94

+33,84

11/4

+2,80

+13,8

+18,40

+44,10

12/4

-2,50

+5,40

+12,50

+35,50

13/4

-9,21

+1,79

+6,79

+15,79

Một nhà đầu tư khác, kiên định thực hiện chiến lược lướt sóng trong phiên và luôn đóng vị thế trước khi thị trường bước vào đợt khớp lệnh ATC cho hay, tuần qua anh cảm thấy rất vui vì giá biến động mạnh.

“Cảm giác lướt sóng nhanh và mạnh thật đã”, nhà đầu tư nói. Theo nhà đầu tư này, thị trường đã chấm dứt giai đoạn giao dịch “khó chịu”. Cụ thể, trong khoảng 3 tuần trước đó, chỉ số chứng khoán ở vùng đỉnh nên nhà đầu tư giao dịch thận trọng, giá phái sinh dao động trong biên độ hẹp, thường xuyên thấp hơn chỉ số và diễn biến giá rất chậm. Nhưng trong tuần qua, giá biến động nhanh và dao động mạnh, tạo ra cơ hội lướt sóng hai chiều, trong đó chiều giảm chiếm ưu thế, tức vị thế bán có cơ hội thu lãi cao hơn.

Mức biến động giá trong phiên

Ngày

VN30F1804

VN30F1805

VN30F1806

VN30F1809

VN30

9/4

7,8

13,1

7,0

5,4

12,02

10/4

7,5

7,6

7,1

8,5

23,35

11/4

35,6

33,4

34,3

22,7

35,24

12/4

17,0

30,0

12,9

13,0

22,03

13/4

22,7

22,2

21,0

52,9

22,34

* Giá cao nhất trừ giá thấp nhất

Phiên thứ Tư (11/4), nhà đầu tư trên mở vị thế bán vào cuối phiên sáng và đóng vị thế vào đầu phiên chiều, hiện thực hóa lợi nhuận. Sau đó, giá tiếp tục xu hướng giảm nên anh mở thêm vị thế bán và hiện thực hóa lợi nhuận khi có lãi.

“Nếu duy trì vị thế bán trong phiên thứ Tư thì tôi đã lãi lớn, vì càng về cuối phiên giá càng giảm và đóng cửa ở mức thấp nhất phiên. Tuy nhiên, tôi trung thành với chiến lược đầu tư của mình. Chiến lược này đã giúp tôi nhiều lần  hạn thế thua lỗ. Diễn biến giá trong phiên ATC rất khó lường, có thể lãi lớn, nhưng cũng có thể lỗ lớn”, nhà đầu tư nói.

“Mã đáo hạn tháng 4 có ngày giao dịch cuối cùng là 19/4, nhiều khả năng giá sẽ bám sát chỉ số VN30. Hiện giá mã này đang thấp hơn VN30 trên 9 điểm, tôi sẽ canh thời điểm tốt để mua vào trong phiên đầu tuần tới”, nhà đầu tư chia sẻ.

Giá thanh toán cuối ngày và VN30

Ngày

VN30F1804

VN30F1805

VN30F1806

VN30F1809

VN30

9/4

1.178,3

1.185,1

1.190,0

1.203,5

1.177,68

10/4

1.174,0

1.180,0

1.186,0

1.201,9

1.168,06

11/4

1.140,0

1.151,0

1.155,6

1.181,3

1.137,20

12/4

1.141,0

1.148,9

1.156,0

1.179,0

1.143,50

13/4

1.125,0

1.136,0

1.141,0

1.150,0

1.134,21

Theo môi giới tại một công ty chứng khoán, thị trường chưa tăng quá cao để quan ngại về khả năng điều chỉnh sâu, nhất là khi có một phiên hồi nhẹ ngày thứ Năm. VN-Index kết thúc tuần qua tại ngưỡng 1.150 điểm, giảm gần 50 điểm so với đầu tuần. Trong phiên cuối tuần, thanh khoản toàn sàn HOSE ở mức thấp, nhưng thanh khoản của VN30 tăng lên, cho thấy lực cầu tập trung vào các mã vốn hóa lớn.

“Xét phân tích kỹ thuật thì VN-Index có khả năng tiếp tục giảm, ngưỡng hỗ trợ gần nhất tại 1.140 điểm, ngưỡng hỗ trợ tiếp theo tại 1.120 điểm”, vị môi giới nói và cho rằng, thị trường giảm là cơ hội để mua vào, thay vì bán ra.

“Tôi quan ngại về thị trường trong tháng 5, chứ không phải trong tháng 4, nhưng với điều kiện chỉ số ở vùng 1.200 điểm”, vị môi giới chia sẻ.

Khối lượng và giá trị giao dịch chứng khoán phái sinh

Ngày

Khối lượng (hợp đồng)

Giá trị (tỷ đồng)

Khối lượng hợp đồng mở (OI)

9/4

11.135

1.306,1

8.335

10/4

15.680

1.844,5

9.319

11/4

23.372

2.714,2

10.299

12/4

31.332

3.564,8

10.543

13/4

27.283

3.106,1

10.689

Tin bài liên quan