Diễn biến chỉ số VN30 kể từ đầu năm 2017

Diễn biến chỉ số VN30 kể từ đầu năm 2017

Chứng khoán phái sinh tuần qua: Hàng ngàn cú lướt sóng trong phiên

(ĐTCK) Cuối tuần qua (20/10), hợp đồng kỳ hạn tháng 11 có hơn 11.000 giao dịch. Nhiều nhà đầu tư liên tục “lướt sóng trong phiên”, không ít vị thế mua thua lỗ.

Ngày 19/10 là ngày giao dịch cuối cùng của hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đáo hạn tháng 10/2017 (mã VN30F1710). Do đó, ngày 20/10, hợp đồng đáo hạn tháng 11/2017 (mã VN30F1711) được nhà đầu tư tập trung giao dịch, thanh khoản đạt hơn 11.000 đơn vị, gấp 6,3 lần so với phiên trước đó. Tuy nhiên, khối lượng hợp đồng mở của mã này chỉ tăng thêm 387 đơn vị, lên 2.624 đơn vị. 

Diễn biến giá hợp đồng đáo hạn tháng 11 

Ngày

Giá cao nhất

Giá thấp nhất

Giá mở cửa

Giá đóng cửa

KL giao dịch

KL hợp đồng mở

13/10

815

810,6

812,1

815

154

249

16/10

820

815

818

817,8

324

445

17/10

818,9

815,5

816

818,9

1.103

1.075

18/10

820,9

817,3

819,9

817,3

1.136

1.681

19/10

819,4

817

817,1

817,2

1.745

2.237

20/10

819,5

813,5

817,9

813,9

11.038

2.624

Trong phiên, đa số nhà đầu tư thực hiện lướt sóng hợp đồng đáo hạn tháng 11, tận dụng dao động lên xuống của giá để mua bán nhằm hưởng chênh lệch. Cụ thể, mua khi dự báo giá tăng, sau đó bán ngay sau khi thấy giá nhích lên; bán khi dự báo giá giảm, sau đó mua lại ngay sau khi thấy giá đi xuống.

Hoạt động lướt sóng này diễn ra mạnh mẽ, nhưng quan sát diễn biến trong phiên cho thấy, nhiều nhà đầu tư thất bại. Trong phiên sáng 20/10, mức giá cao nhất là 819,5 điểm, thấp nhất là 817,1 điểm, chênh 2,4 điểm. Hợp đồng này có giá mở cửa là 817,9 điểm, sau đó nhanh chóng tăng, nhưng rồi có diễn biến giảm dần mức tăng.

Theo đó, nhà đầu tư thực hiện chiến lược mua trước - bán sau có lãi, còn nhà đầu tư thực hiện chiến lược bán trước - mua sau chịu lỗ. Mức lãi hay lỗ trong phiên sáng 20/10 là không đáng kể, vì ít đầu tư may mắn chọn được thời điểm tốt nhất để giao dịch. Tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng là 5.782 hợp đồng, chiếm 52,4% cả phiên.

Phiên chiều 20/10, hoạt động lướt sóng với hợp đồng đáo hạn tháng 11 tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, với 5.256 đơn vị được khớp. Đây là khối lượng giao dịch ở mức cao so với diễn biến giao dịch của các hợp đồng có tháng đáo hạn gần nhất trước đó.

Những nhà đầu tư dự báo giá giảm và thực hiện chiến lược bán trước - mua sau thu được lợi nhuận, vì giá có diễn biến giảm dần từ đầu phiên chiều cho tới khi đóng cửa. Mức giá đóng cửa là 813,9 điểm, mức thấp nhất trong phiên chiều là 813,5 điểm. Trong khi đó, mức giá giao dịch trước khi nghỉ trưa là 818,6 điểm.

Ngược lại, những nhà đầu tư kỳ vọng giá phục hồi trong phiên chiều và thực hiện chiến lược mua trước - bán sau chịu thua lỗ. 

Giá đóng cửa của các mã chứng khoán phái sinh và VN30 

Ngày

VN30F1710

VN30F1711

VN30F1712

VN30F1803

VN30

13/10

814

815

820

823

815,47

16/10

813,5

817,8

824,9

827,7

811,85

17/10

817,4

818,9

824,2

828

818,48

18/10

815

817,3

823,1

827,6

816,84

19/10

817,2

817,2

822,9*

828,3

817,39

20/10

Ngừng GD

813,9

821,6*

826

813,99

Hai phiên cuối tuần, hợp đồng đáo hạn tháng 12 không có giá đóng cửa nên Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam phải xác định giá thanh toán cuối ngày. Mức giá thanh toán cuối tuần là 821,6 điểm, trong khi mức giá giao dịch gần nhất là 819,9 điểm, dư mua 1 hợp đồng tại giá 817,6 điểm, dư bán 1 hợp đồng tại giá 819,9 điểm. Mức giá cao nhất trong phiên là 823,6 điểm, giá thấp nhất là 819,9 điểm, giá mở cửa là 822,8 điểm. 

Trong phiên 20/10, do mã VN30F1710 đáo hạn nên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội niêm yết một mã mới, đó là mã đáo hạn tháng 6/2018 (VN30F1806). Mã này có giá tham chiếu là 825,4 điểm, trong phiên sáng có 50 đơn vị được khớp lệnh, phiên chiều có 38 mã được khớp lệnh. Giá mở cửa là 827 điểm, giá cao nhất là 831 điểm, giá thấp nhất là 826,6 điểm, đóng cửa tại 828,7 điểm. Thời điểm đóng cửa, có lượng dư mua 5 hợp đồng tại mức giá đóng cửa, dư bán chỉ vài hợp đồng ở các mức giá cao.

Hợp đồng đáo hạn tháng 12 có 87 đơn vị được khớp, hợp đồng đáo hạn tháng 3/2018 có 29 đơn vị được khớp, giá giảm lần lượt 1,3 điểm và 2,3 điểm so với phiên trước. Trong khi đó, VN30 giảm 3,4 điểm và hợp đồng đáo hạn tháng 11 giảm 3,3 điểm.

Hợp đồng đáo hạn tháng 3/2017 có thanh khoản thấp trở lại, với 29 đơn vị được khớp, sau khi giao dịch khá sôi động trong 4 phiên trước đó (100-200 đơn vị/phiên). 

Mức tăng giảm giá (điểm) của các mã phái sinh

Ngày

VN30F1710

VN30F1711

VN30F1712

VN30F1803

13/10

7

2,9

1

4,6

16/10

-0,5

2,8

4,9

4,7

17/10

3,9

1,1

-0,7

0,3

18/10

-2,4

-1,6

-1,1

-0,4

19/10

2,3

-0,1

-0,2

0,7

20/10

Ngừng GD

-3,3

-1,3

-2,3

Trong tuần qua, ngoài trừ phiên thứ Ba (17/10), VN30 tăng điểm mạnh (+6,63 điểm), các phiên còn lại biến động không nhiều, tăng giảm đan xen. Cụ thể, mức tăng giảm điểm lần lượt các phiên trong tuần là giảm 3,62 điểm, tăng 6,63 điểm, giảm 1,64 điểm, tăng 0,55 điểm, giảm 3,4 điểm. Biên độ dao động giá trong phiên cũng không lớn.

Theo đó, mức giá đóng cửa của các mã chứng khoán phái sinh thay đổi không nhiều. Tính chung cả tuần, mã đáo hạn tháng 10 giảm 3,2 điểm, mã đáo hạn tháng 11 giảm 1,1 điểm, mã đáo hạn tháng 12 giảm 1,6 điểm, mã đáo hạn tháng 3/2018 giảm 3 điểm.

Diễn biến lình xình trong tuần qua cho thấy, các nhà đầu tư đang thận trọng khi trước đó VN30 đã có đợt tăng điểm khá dài. Chỉ số đang dao động tích lũy để củng cố đà tăng, hay chuẩn bị bước vào đợt điều chỉnh giảm?

Ba phiên gần nhất, VN30 có diễn biến giảm trong phiên chiều. Cụ thể, phiên chiều 18/10, VN30 đầu phiên lình xình, sau đó giảm; phiên chiều 19/10, chỉ số giảm dần mức tăng; phiên chiều 20/10, chỉ số giảm dần.

Đây là dấu hiệu cho thấy, rủi ro đối với nhà đầu tư nắm giữ vị thế mua đang tăng.

Tin bài liên quan