Chứng khoán phái sinh tuần qua: Cơ hội bán đến muộn

Chứng khoán phái sinh tuần qua: Cơ hội bán đến muộn

(ĐTCK) Tuần qua (20-24/11), TTCK phái sinh liên tục tăng điểm mạnh trong 3 phiên đầu tuần, khiến những nhà đầu tư nắm giữ vị thế bán trước đó tiếp tục thua lỗ. Cơ hội chỉ đến với khối nhà đầu tư này trong hai phiên cuối tuần. 

Ba phiên đầu tuần qua, chỉ số VN30 tăng lần lượt tăng 11,9 điểm, 11,23 điểm, 11,64 điểm. Các nhà đầu tư trên TTCK phái sinh hưng phấn cao độ, liên tiếp đặt lệnh mua, đẩy giá các mã chứng khoán phái sinh dần lên cao.

Theo đó, giá các chứng khoán phái sinh có mức tăng gấp 2 - 4 lần mức tăng của chỉ số.

Cụ thể, giá hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đáo hạn tháng 12 (mã VN30F1712) tăng lần lượt 27 điểm, 28 điểm, 17 điểm; tổng mức tăng là 72 điểm.

Giá hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đáo hạn tháng 1/2017 (mã VN30F1801) tăng lần lượt 36 điểm, 23 điểm, 24,1 điểm; tổng mức tăng là 83,1 điểm.

Chứng khoán phái sinh tuần qua: Cơ hội bán đến muộn ảnh 1

 Diễn biến chỉ số VN30 trong 3 tháng qua.

Giá hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đáo hạn tháng 3/2018 (mã VN30F1803) tăng lần lượt 24,4 điểm, 39,9 điểm, 15,1 điểm; tổng mức tăng là 79,4 điểm.

Giá hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đáo hạn tháng 6/2018 (mã VN30F1803) tăng lần lượt 24,2 điểm, 32 điểm, 43 điểm; tổng mức tăng là 99,2 điểm.

Mức tăng/giảm giá của các mã chứng khoán phái sinh và VN30

Ngày

VN30F1712

VN30F1801

VN30F1803

VN30F1806

VN30

20/11

+27

+36,0

+24,4

+24,2

+11,90

21/11

+28

+23,0

+39,9

+32,0

+11,23

22/11

+17

+24,1

+15,1

+43,0

+11,64

23/11

-25

-24,1

-24,0

-21,7

+0,74

24/11

-12

-37,9

-49,0

-56,3

+3,29

Mỗi điểm chỉ số tương đương 100.000 đồng, tổng mức tăng giá của 4 hợp đồng trên trong 3 phiên đầu tuần tương ứng với giá trị từ 7,2 - 9,9 triệu đồng.

Theo đó, các nhà đầu tư nắm giữ vị thế mua lãi lớn, các nhà nắm giữ vị thế bán gần như “cháy” tài khoản.

Bởi lẽ, nhà đầu tư chỉ cần ký quỹ khoảng 13,5% giá trị hợp đồng dự kiến mua bán là có thể thực hiện giao dịch. Ví dụ, giá hợp đồng đáo hạn tháng 12 cuối tuần trước đó (17/11) là 903 điểm, tương đương 90,3 triệu đồng, nhưng nhà đầu tư chỉ cần ký quỹ khoảng 12,2 triệu đồng là có thể mua bán.

Thực tế, nhiều nhà đầu tư liên tục mua vào, bán ra trong phiên nhằm hưởng chênh lệch giá cũng như thực hiện chốt lời, cắt lỗ. Do vậy, khó có thể biết số lượng nhà đầu tư lãi - lỗ, cũng như mức lãi - lỗ là bao nhiêu. Nhưng nhìn chung, với diễn biến tăng giá mạnh thì hầu hết nhà đầu tư nắm giữ vị thế mua lãi lớn, còn nhà đầu tư nắm giữ vị thế bán lỗ lớn.

Giá thanh toán cuối ngày của các mã chứng khoán phái sinh và VN30

Ngày

VN30F1712

VN30F1801

VN30F1803

VN30F1806

VN30

17/11

903

909,0

935,6

958,8

887,41

20/11

930

945,0

960,0

983,0

899,31

21/11

958

968,0

999,9

1.015,0

910,54

22/11

975

992,1

1.015,0

1.058,0

922,18

23/11

950

968,0

991,0

1.036,3

922,92

24/11

938

930,1

942,0

980,0

926,21

Phiên ngày thứ Năm (23/11), thị trường tiếp tục có diễn biến khả quan trong phiên sáng và đầu phiên chiều, khi giá các mã chứng khoán phái sinh có thời điểm tăng từ 12 - 22 điểm, tùy mã (mã đáo hạn tháng 6/2018 tăng nhiều nhất, sau đó là mã đáo hạn tháng 1/2018).

“Tôi gần như không giữ được bình tĩnh khi số tiền đảm bảo ký quỹ sắp cạn. May quá, cơ hội hồi phục xuất hiện trong phiên chiều”, một nhà đầu tư nắm giữ vị thế bán chia sẻ ngày 23/11.

Từ tuần trước đó, nhà đầu tư này dự đoán thị trường sẽ đảo chiều nên bán ra hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đáo hạn tháng 12. Mặc dù diễn biến thị trường không như dự đoán, mà liên tiếp tăng thêm, dẫn đến thua lỗ lớn, nhưng nhà đầu tư quyết giữ vị thế. Chỉ sợ sau khi mua vào để đóng vị thế bán thì thị trường đảo chiều thật, lúc đó cơ hội gỡ gạc không cao.

Cơ hội đến với nhà đầu tư nắm giữ vị thế bán dần xuất hiện trong phiên chiều 23/11, khi VN30 có diễn biến giảm dần mức tăng, đặc biệt là giữa phiên chiều, giảm xuống dưới tham chiếu vài điểm. Thời gian giảm điểm không nhiều, VN30 nhanh chóng tăng lên trên tham chiếu, nhưng các lệnh đặt mua chứng khoán phái sinh trở nên thận trọng, liên tục giảm mức giá đặt mua.

Kết thúc phiên 23/11, VN30 tăng 0,74 điểm, nhưng giá các chứng khoán phái sinh giảm từ 21,7 - 25 điểm.

Tâm lý thận trọng của bên mua duy trì trong phiên cuối tuần (24/11), dù VN30 có diễn biến tăng trong phiên chiều (phiên sáng hầu như giảm điểm). Kết thúc phiên chiều, VN30 không có thời điểm nào giảm điểm, chốt phiên tăng hơn 3 điểm, nhưng giá các chứng khoán phái sinh tiếp tục giảm mạnh, nhất là các mã có tháng đáo hạn xa, mức giảm từ 12 - 56 điểm.

“Đây là diễn biến hợp lý, vì giá các chứng khoán phái sinh trước đó đã tăng cao so với VN30, mức chênh từ 50 - 135 điểm. Sau hai phiên giảm giá cuối tuần, mức chênh không còn nhiều. Dự báo, trong vài phiên tới, cả VN30 và giá các mã phái sinh sẽ không có biến động quá mạnh”, môi giới tại một công ty chứng khoán nói.

Mức biến động giá trong phiên của chứng khoán phái sinh*

Ngày

VN30F1712

VN30F1801

VN30F1803

VN30F1806

VN30

20/11

25,9

39,5

24,0

21,5

15,61

21/11

32,0

29,0

45,8

57,8

20,81

22/11

16,7

20,1

28,0

42,9

12,23

23/11

47,5

48,5

46,0

69,0

16,84

24/11

18,8

37,9

41,0

46,5

13,46

* Giá cao nhất trừ giá thấp nhất

Tuần qua, thanh khoản trên thị trường chứng khoán phái sinh tăng gần 48%, nhưng do giá tăng cao nên giá trị giao dịch tăng 60,5% so với tuần trước đó.

Khối lượng và giá trị giao dịch chứng khoán phái sinh

Ngày

Khối lượng (hợp đồng)

Giá trị (tỷ đồng)

13/11

11.055

1.011,0

14/11

16.254

1.556,0

15/11

16.200

1.572,4

16/11

17.132

1.678,0

17/11

13.862

1.310,5

Tổng

74.503

7.127,9

“Vẫn còn lỗ lớn, nhưng tôi sẽ cân nhắc mua vào nhằm đóng vị thế bán trong phiên thứ Hai (27/11). Tuần giao dịch vừa qua là bài học kinh nghiệm sâu sắc đối với tôi”, nhà đầu tư nêu trên chia sẻ và sẽ tập trung xem xét đầu tư các mã vốn hoá vừa, cơ bản, chưa tăng giá trên thị trường cơ sở", nhà đầu tư chia sẻ.
Tin bài liên quan