Ảnh Shutterstock.

Ảnh Shutterstock.

Chứng khoán phái sinh: Cầu nội đỡ giá

(ĐTCK) Khối ngoại duy trì trạng thái bán ròng trong bối cảnh thị trường quốc tế còn nhiều diễn biến khó lường, nhưng các chỉ số nhìn chung vẫn ổn khi có vùng hỗ trợ mạnh tại đáy cũ 820 - 830 điểm.

Yếu tố cơ bản: Nhà đầu tư nước ngoài vẫn bán ròng

Thị trường chứng khoán quốc tế vừa có một tuần giao dịch đầy biến động, các chỉ số không giảm thêm nhưng liên tục xuất hiện các phiên có mức biến động mạnh hiếm thấy trong lịch sử.

Hiện tại, phần lớn các chỉ số chứng khoán đều ở trong xu hướng giảm, ngược lại, các tài sản an toàn như vàng hay trái phiếu đều ở trong trạng thái tăng.

Nhìn chung, dòng tiền tiếp tục hút vào các tài sản an toàn và rút khỏi các tài sản mang tính rủi ro, trong đó có cổ phiếu.

Chứng khoán phái sinh: Cầu nội đỡ giá ảnh 1

Giá trị giao dịch tích lũy của khối ngoại.

Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, khối ngoại vẫn bán mạnh các cổ phiếu trụ: bán ròng hơn 700 tỷ đồng trên VN30 trong tuần qua.

Theo đó, tổng mức bán ròng từ sau Tết Nguyên đán (30/1) là hơn 2.300 tỷ đồng trên VN30. Lực bán ròng liên tục của khối ngoại khiến khả năng hồi phục của thị trường chung gặp nhiều trở ngại.

Yếu tố kỹ thuật: Kiểm chứng lại đáy cũ

Kết thúc tuần qua, VN30 đóng cửa tại gần 836 điểm, tăng nhẹ so với cuối tuần trước đó, nhưng diễn biến giao dịch trong các phiên chưa cho thấy tín hiệu khả quan, chỉ số một lần nữa quay trở lại kiểm chứng đáy cũ quanh 820 - 830 điểm.

Chứng khoán phái sinh: Cầu nội đỡ giá ảnh 2

Chỉ số VN30 và hợp đồng tương lai kỳ hạn 1 tháng (VN30F2003) đang kiểm chứng lại đáy cũ.

Tâm lý giao dịch phái sinh chuyển từ tích cực sang tiêu cực, khi độ lệch (basis) giữa phái sinh và cơ sở từ trạng thái dương chuyển sang sang âm vào các phiên cuối tuần. Basis hiện tại âm hơn 3 điểm.

Nhìn chung, thị trường vẫn còn ở trạng thái tiêu cực, việc quay lại kiểm chứng đáy cũ cũng là trạng thái cần thiết để xác nhận lại “sức mạnh” của thị trường.

Chứng khoán phái sinh: Cầu nội đỡ giá ảnh 3

Dòng tiền mới vẫn chưa tăng thêm.

Tâm lý dòng tiền đầu cơ có sự cải thiện, nhưng vấn đề lớn nhất vẫn là dòng tiền chưa tăng thêm để “kích nổ” một xu hướng mới. Điểm sáng là lực cầu hiện tại đang ở trạng thái quyết liệt hơn lực cung, do đó, khả năng giảm sâu của chỉ số trong ngắn hạn không cao.

Chứng khoán phái sinh: Cầu nội đỡ giá ảnh 4

Đà lan tỏa đang tích cực dần.

Đà lan tỏa có thêm chuyển biến mới khi đã bứt qua được xu hướng giảm, nhưng cần nhiều sự kiểm chứng hơn vì sự lan tỏa vẫn còn ở trạng thái yếu.

Chứng khoán phái sinh: Cầu nội đỡ giá ảnh 5

Thị trường vẫn trông cậy vào nhóm ngân hàng.

Ngân hàng vẫn là nhóm dẫn dắt chủ đạo cho thị trường chung, tuy nhiên, bản thân riêng nhóm này không hẳn là quá tích cực khi sự lan tỏa chỉ xoay quanh mức 20% trong suốt tuần qua.

Trong khi đó, 2 nhóm còn lại là bất động sản và thực phẩm - đồ uống chưa tạo sự ổn định cần thiết của một trụ dẫn dắt, nên khó có thể kỳ vọng nhiều vào các nhóm này.

Thị trường hiện tại đang thiếu nhóm trụ để tạo thành xu hướng mới, một vài trụ đan xen tăng rải rác ở các phiên với vai trò chủ yếu để giữ nhịp cho thị trường chung, chứ chưa đủ để tạo thành động lực tăng mới.

Khuyến nghị - Chiến lược giao dịch: Chờ phản ứng tại đáy cũ

Việc khối ngoại duy trì trạng thái bán ròng và bối cảnh thị trường quốc tế còn nhiều diễn biến khó lường vẫn là những rào cản lớn cho khả năng quay trở lại đà tăng của chỉ số chung.

Các chỉ số đang quay trở lại kiểm chứng ngưỡng hỗ trợ mạnh là đáy cũ quanh khu vực 820 - 830 điểm, nên thị trường sẽ có những phản ứng nhất định quanh vùng giá này, mở ra cơ hội giao dịch phái sinh.

Chứng khoán phái sinh: Cầu nội đỡ giá ảnh 6

Hợp đồng tương lai kỳ hạn 1 tháng đang có vùng hỗ trợ tại 820 - 830 điểm.

Chiến lược trong tuần mới (9 - 13/3) sẽ xoay quanh khu vực hỗ trợ 820 - 830 điểm, trong trường hợp giá có điểm bật nảy tốt từ vùng này sau một vài nhịp phản ứng tốt thì cơ hội Mua (Long) xuất hiện.

Trong khi đó, nếu giá thủng vùng hỗ trợ thì vị thế Bán (Short) theo đà giảm sẽ được kích hoạt.

Tin bài liên quan