Trong bối cảnh nguồn đầu tư hạn hẹp, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước được coi là “một công đôi việc” khi có thêm một nguồn lực từ nước ngoài đầu tư vào nền kinh tế. Còn ngân sách sẽ có dư thêm một nguồn vốn phục vụ các mục tiêu kỳ vọng. Với những doanh nghiệp tư nhân, tính minh bạch và kỹ năng quản trị là điểm tựa để doanh nghiệp mở về nguồn vốn ngoại.
Một chuyên gia đầu ngành ngân hàng-tài chính ví von, thị trường chứng khoán hiện giống như con chim chỉ bay với 1 cánh. Cánh kinh tế vĩ mô ổn định, nhưng vi mô bị gãy. Khi bay 1 cánh thì chỉ là là mặt đất, có thể xuống hoặc lên không biết lúc nào. Để giải quyết vấn đề trước mắt của doanh nghiệp Việt Nam là nợ xấu, việc thành lập công ty mua bán nợ, AMC được coi là một lối thoát cho thị trường chứng khoán.
Vấn đề nâng cao chất lượng hàng hóa được coi là một lực bẩy cho thị trường. Một chuyên gia chứng khoán kể, thời điểm đầu năm, có một đoàn doanh nghiệp Mỹ vào Việt Nam để khảo sát đầu tư vào doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, song hầu như họ đến để rồi ra đi khi nhận định quy mô doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam quá nhỏ, cho những người khổng lồ bỏ vốn vào.
Vị chuyên gia phân tích, một ông chủ lớn khi đầu tư muốn ra tấm ra món, cho xứng với công sức tìm hiểu cũng như kỳ vọng lợi nhuận. Với những nhà đầu tư Mỹ, họ kỳ vọng mỗi khoản đầu tư ít cũng hàng tỷ USD, song tìm được các doanh nghiệp này ở Việt
Nhìn lại thị trường chứng khoán, Ngân hàng Hồng Kông-Thượng Hải (HSBC) thống kê, quý I, có khoảng 500 triệu USD chảy vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Tháng 2 và 3, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) đã quay lại thị trường khá mạnh. Khối ngoại đã mua ròng trên 2.000 tỷ đồng trong thời gian này, tập trung chủ yếu vào các cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn. Thống kê cho thấy có những tuần quy mô mua vào của nhà đầu tư nước ngoài (nhà đầu tư nước ngoài) chiếm trên 20% tổng giá trị thị trường. Tuy nhiên, sang quý II, thị trường lại có những biến chuyển khác. Chỉ tính riêng trên sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSX) từ đầu năm đến nay, dòng vốn FII đã âm hơn 102 tỷ đồng, trong khi đó, quý I khối này mua ròng 893,62 tỷ đồng. Sự suy giảm của dòng vốn FII cũng chính là lý do thị trường chứng khoán càng thêm chấp chới trong 3 tháng qua.
Nguyên nhân được các chuyên gia chỉ ra từ hồi đầu năm đó chính là nhiều quỹ mở của nước ngoài tại Việt
Sự quá bé nhỏ của các doanh nghiệp trong nước cũng là lý do ra đi và khó đến của FII. Mặc dù hiện có 679 doanh nghiệp niêm yết chính thức, song ngay khi Nghị định 58 hướng dẫn các quy định về Luật chứng khoán sửa đổi ban hành, trong đó nâng các điều kiện để được niêm yết trên hai sàn áp dụng kể từ ngày 15/9 đã có 34% doanh nghiệp trên sàn HSX và 45% doanh nghiệp trên HNX không đạt chuẩn niêm yết. Trong khi đó, chuẩn niêm yết về vốn trên 2 sàn quy ra USD cũng chỉ từ 15 đến 60 triệu USD.
Vốn FII dài hạn vì thế chủ yếu rơi vào những doanh nghiệp lớn trong nước. Tính đến hết quý I, chỉ riêng 12 quỹ đầu tư nước ngoài lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam đã có giá trị tài sản ròng gần 3 tỷ USD. Chiếm phần lớn trong số đó (hơn 70%) tập trung vào các cổ phiếu của nhóm 30 công ty niêm yết trên sàn có giá trị vốn hóa lớn nhất.
Số liệu thống kê từ các tổ chức nghiên cứu M&A như ThomsonReuter, IMAA và AVM Vietnam cho thấy, năm 2011, tổng giá trị các thương vụ M&A đạt 4,7 tỷ USD, tăng trưởng ấn tượng so với con số 1,7 tỷ USD năm 2010. Riêng quý I/2012, giá trị các thương vụ M&A tại Việt
Kéo “cánh” vi mô lên có thể lôi kéo các nhà đầu tư nước ngoài, TS. Lê Xuân Nghĩa nhận định. Cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước sẽ trở thành lực hấp dẫn khối ngoại khi quy mô của các doanh nghiệp này khá lớn. Trong bối cảnh nguồn đầu tư hạn hẹp, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước được coi là “một công đôi việc” khi có thêm một nguồn lực từ nước ngoài đầu tư vào nền kinh tế. Còn ngân sách sẽ có dư thêm một nguồn vốn phục vụ các mục tiêu kỳ vọng. Với những doanh nghiệp tư nhân, tính minh bạch và kỹ năng quản trị là điểm tựa để doanh nghiệp mở về nguồn vốn ngoại.