Chứng khoán tuần mới: Tăng trở lại

Chứng khoán tuần mới: Tăng trở lại

(ĐTCK) Theo các CTCK, áp lực chốt lời đã được hấp thụ hết trong 2 phiên cuối tuần, vì vậy, thị trường có thể sẽ quay lại xu hướng tăng trong tuần mới.

Trong tuần từ 21/10 đến 25/10, VN-Index tăng 2 phiên và giảm điểm 3 phiên. Kết thúc tuần, VN-Index gần như không đổi so với cuối tuần trước khi giảm nhẹ 0,08 điểm, chốt tuần ở mức 500,75 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 86,06 triệu đơn vị/phiên, tăng 47,06% so với tuần trước. Tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 846,5 tỷ đồng/phiên, giảm 4,8% so với tuần trước.

Tổng hợp giao dịch trên HOSE trong tuần từ 21-25/10

Ngày

VN-Index

Thay đổi

Khối lượng GD

Giá trị GD (tr.đồng)

21/10/2013

501,57

+0,74(+0,15%)

112.333.650

836.944

22/10/2013

500,57

-1,00(-0,20%)

74.970.860

834.597

23/10/2013

504,05

+3,48(+0,70%)

82.425.493

840.076

24/10/2013

501,17

-2,88(-0,57%)

86.402.224

835.784

25/10/2013

500,75

-0,42(-0,08%)

74.173.428

835.125

Tổng

-0,08 (0,0%)

430.305.655

4.182.526

 

Tương tự, HNX-Index cũng có 2 phiên tăng và 3 phiên giảm điểm. Kết thúc tuần, HNX-Index tăng 0,3 điểm, tương đương tăng 0,49% so với tuần trước, đứng ở mức 61,82 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 37,19 triệu đơn vị/phiên, tăng 42,65% so với tuần trước. Tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 300,55 tỷ đồng/phiên, tăng 47,68% so với tuần trước.

 Tổng hợp giao dịch trên HNX trong tuần từ 21-25/10

Ngày

HNX-Index

Thay đổi

Khối lượng GD

Giá trị GD (tr.đồng)

21/10/2013

61,93

+0,41(+0,67%)

51.613.363

372.180

22/10/2013

61,66

-0,28(-0,45%)

29.741.078

254.130

23/10/2013

62,13

+0,47(+0,77%)

31.011.925

252.020

24/10/2013

61,89

-0,24(-0,39%)

41.196.444

350.800

25/10/2013

61,82

-0,07(-0,11%)

32.380.758

273.620

Tổng

+0,30(+0,49%)

185.943.568

1.502.750

 

Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng trong tuần qua và mua ròng trên cả 2 sàn.

Cụ thể, trên HOSE, họ mua vào tổng cộng hơn 33,2 triệu đơn vị, tổng giá trị mua vào đạt 1.161,72 tỷ đồng. Ngược lại, họ cũng bán ra 19,93 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ra đạt 862,78 tỷ đồng. Như vậy, họ mua ròng 13,27 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng đạt 298,94 tỷ đồng.

Trên HNX, họ mua vào 11,88 triệu đơn vị, tổng giá trị mua vào 96,75 tỷ đồng. Trong khi đó, họ bán ra 2,1 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ra đạt 35,44 tỷ đồng, giảm 18,79% so với tuần trước. Như vậy, họ mua ròng 9,78 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng đạt 44,96 tỷ đồng.

 

Tổng hợp giao dịch của NĐT nước ngoài trên TTCK từ ngày 21-25/10

Ngày

Khối lượng (Cổ phiếu)

Giá trị (Triệu đồng)

Mua

Bán

Mua-Bán

Mua

Bán

Mua-Bán

21/10/2013

8.943.680

4.856.387

4.087.293

270.160

198.920

71.240

22/10/2013

5.860.820

3.972.330

1.888.490

175.310

152.130

23.180

23/10/2013

10.289.920

4.980.940

5.308.980

345.910

196.600

149.310

24/10/2013

8.610.808

4.409.211

4.201.597

280.920

223.750

57.170

25/10/2013

7.829.860

3.903.694

3.926.166

186.180

126.830

59.350

Tổng

41.535.088

22.122.562

19.412.526

1.258.480

898.230

360.250

Tính chung trên cả 2 sàn trong tuần qua, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 41,54 triệu đơn vị, tăng 46,27% so với tuần trước. Tổng giá trị mua vào đạt 1.258,48 tỷ đồng, tăng 29,42% so với tuần trước. Trong khi đó, họ bán ra tổng cộng 22,12 triệu đơn vị, tăng 53,63% so với tuần trước. Tổng giá trị bán ra 898,23 tỷ đồng, tăng 22,23% so với tuần trước.

Như vậy, trong tuần qua, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 19,41 triệu đơn vị, tăng 17,72% so với tuần trước. Tổng giá trị mua ròng đạt 360,25 tỷ đồng, tăng 51,68% so với tuần trước.

 Chứng khoán tuần mới: Tăng trở lại ảnh 1

CTCK nhận định tuần mới

Vùng cản then chốt quanh 505 điểm   

 (CTCK Bảo Việt - BVSC)

Thị trường có tuần khá giằng co. Khối lượng giao dịch tăng mạnh so với tuần trước ,trong khi cả hai chỉ số sụt giảm nhẹ về cuối tuần cho thấy áp lực phân phối chốt lời khá lớn sau một nhịp tăng nóng.

Chịu  ảnh hưởng bởi vùng kháng cự quanh 505 điểm, VN-Index cho tín hiệu suy yếu về cuối tuần. Đây vẫn là chốt chặn chính của xu hướng hồi phục trong ngắn hạn và cũng được xem là điểm xác nhận có độ tin cậy cao về sự  tiếp diễn của xu hướng tăng điểm theo quan điểm của phân tích kỹ thuật. Tín hiệu vượt đỉnh ngắn hạn 2 tuần trước của VN-Index đã được đề cập trong các bản tin gần đây cho thấy cơ hội duy trì đà tăng điểm vẫn đang được đánh giá  cao nhưng không được xem là tín hiệu xác nhận cho kịch bản này.

Quan sát các chỉ số khác như HNX-Index, VN30 chúng tôi nhận thấy các chỉ số này cũng đang vận động ngay dưới các ngưỡng điểm then chốt, quyết định khả năng tiếp diễn của xu hướng tăng tương tự như VN-Index. Đây đều được xem  là những vùng kháng cự mạnh và tiềm ẩn áp lực cung giá cao khá lớn.

Các nhà đầu tư sau khi thực hiện chốt lời tại vùng kháng cự 503-505 điểm được khuyến nghị chờ các phiên điều chỉnh để tích lũy lại các vị thế ngắn hạn tại 2 vùng hỗ trợ chính, 490-491 và 485-486 điểm. Riêng vùng hỗ trợ gần 497-498 điểm đã được đề cập trong bản tin trước, chỉ phù hợp với những giao dịch  T+  nhằm trung bình giá vốn hoặc các vị thế mua mới nhưng nên tập trung vào một vài mã cổ phiếu chưa tăng nhiều nhằm hạn chế rủi ro đảo chiều.

 

Có thể quay lại xu hướng tăng

(CTCK ACB - ACBS)

Xu hướng chốt lời một lần nữa tăng lên trong phiên cuối tuần, nhưng không kéo dài lâu, giúp các chỉ số chứng khoán chỉ giảm nhẹ khi đóng cửa. Khối lượng giao dịch cũng giảm 20% so với phiên trước, cho thấy áp lực bán giảm. Như vậy, thị trường có thể quay lại xu hướng tăng trong tuần mới. Theo đó, VN-Index hướng tới 513 và HNX-Index hướng tới 63-63,3.

Tuy nhiên, như đề cập trong báo cáo trước, việc VN-Index quay đầu giảm ngay sau khi vượt kháng cự 502 cho thấy nhiều khả năng một bẫy giảm điểm vừa được hình thành. Điều này sẽ được củng cố rõ hơn nếu VN-Index giảm dưới 500 đồng thời cắt xuống dưới đường trung bình 20 ngày.

 Chứng khoán tuần mới: Tăng trở lại ảnh 2

Kỳ vọng vào các chỉ số vĩ mô

(CTCK Rồng Việt - VDSC)

Sự lưỡng lự giữa hai bên cung và cầu khiến các chỉ số khó định hình xu hướng trong ngắn hạn. Diễn biến trong tuần giao dịch vừa qua là một minh chứng cho việc ngưỡng 500 điểm vẫn đang là một ngưỡng kháng cự tâm lý mạnh đối với NĐT.

Mặc dù trong tuần qua, khối ngoại duy trì được nhịp độ mua ròng tích cực (khoảng 70 tỷ đồng/phiên), nhưng chỉ có tác dụng giữ ổn định cho chỉ số. Chúng tôi cũng quan sát  thấy hoạt động chốt lời luân phiên tại các mã đầu cơ và bluechips, song điểm tích cực là dòng tiền vẫn ở lại thị trường và dịch chuyển vào các mã đầu cơ hoặc bluechips chưa tăng nhiều. 

Trong tuần giao dịch mới, các thông tin về vĩ mô của tháng 10 sẽ lần lượt được công bố, chúng tôi kỳ vọng, các chỉ số vĩ mô sẽ tiếp tục được cải thiện và là yếu tố tạo động lực cho bên mua nhiều hơn.

Trong khi đó, VAMC hiện tại đang đẩy nhanh việc mua bán nợ xấu, về mặt này, chúng tôi cho rằng mức tăng trưởng tín dụng trong tháng 10 sẽ  là một thông tin cần  lưu ý bởi từ đó có thể đánh giá được một phần: (1) hiệu quả của việc mua nợ VAMC, (2) khả năng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 12% của cả năm 2013. Từ những phân  tích  trên, chúng  tôi vẫn giữ quan điểm khuyến nghị giải ngân vào các mã cơ bản và có tiềm năng lợi nhuận trong quý IV/2013 trong các nhịp điều chỉnh.

 

Đây là thời điểm tốt để chốt lãi

(CTCK BIDV - BSC)

Trong tuần mới, xu hướng chủ đạo của của 2 chỉ số là đi ngang, giao động với biên độ nhỏ quanh 500 điểm. Thanh khoản có xu hướng giảm sút và thị trường tiếp tục phân hóa theo kết quả kinh doanh các cổ phiếu công bố. Dù vậy, hiệu ứng giá với kết quả kinh doanh sẽ giảm dần và đây là thời điểm chốt lãi với những cổ phiếu tăng đột biến.

 

Thị trường tiếp tục giằng co quanh mốc 500 điểm

(CTCK SSI - SSI)

Cung giá thấp của hai phiên 21 và 22/10 hầu như đã được hấp thụ vào phiên cuối tuần và số lượng còn lại sẽ được hấp thụ tiếp vào phiên đầu tuần mới.

Khả năng thị trường tiếp tục giằng co quanh mốc 500 điểm vào phiên đầu tuần, tích lũy cho đợt bứt phá mới vượt kháng cự 504 điểm một nữa vào tuần tới. Tuy vậy, cũng cần chú ý khối lượng giao dịch cần được cải thiện đáng kể trong các phiên tăng điểm để hỗ trợ cho đà tăng đến vùng kháng cự ngắn hạn kế tiếp 507-510 điểm.Chứng khoán tuần mới: Tăng trở lại ảnh 3

 

Tận dụng sự điều chỉnh để cơ cấu lại danh mục

(CTCK Maybank KimEng - MBKE)

Thị trường tranh chấp qua lại giữa tăng và giảm điểm phía trên khu vực 500 điểm, chốt phiên 25/10 giảm nhẹ 0,1% xuống 500,8. Dù mức giảm nhẹ, việc phiên giảm trước đó được tiếp nối cho thấy lực bán có đà hơn và do vậy, có thể xem như đây là khu vực chốt lời tiềm tàng của các nhà đầu tư. Tuy một số mã vốn hóa lớn, nhất là các mã được khối ngoại mua ròng nhiều như HAG, ITA, PPC, VCB vẫn giữ giá, các mã vốn hóa nhỏ hơn, nhất là các mã tăng nóng trong giai đoạn trước sụt giảm rất nhanh. Nổi trội trong nhóm các mã chịu lực chốt lời mạnh là PVT (-5,1%).

Thị trường đang cho dấu hiệu điều chỉnh, với tâm lý các nhà đầu tư thận trọng hơn. Tuy nhiên, xu hướng ngắn hạn của VN-Index vẫn là tăng giá với các đỉnh và đáy sau vẫn đang cao hơn.

Do đó, chúng tôi cho rằng, sự điều chỉnh của thị trường có thể chỉ tương đương với chuỗi giảm 4 phiên giảm ngắn ngủi từ 9-14/10.

Nhìn chung, chúng tôi cho rằng các nhà đầu tư vẫn nên giữ cổ phiếu. Họ có thể tận dụng sự điều chỉnh này để cơ cấu lại danh mục, nhưng nên giữ tỷ trọng cổ phiếu cao.

 

Có thể tái cơ cấu danh mục cổ phiếu

(CTCK Sài Gòn Hà Nội - SHS)

Chỉ số VN-Index giảm điểm dần về cuối tuần khi tiếp cận ngưỡng cản kỹ thuật 503-505 điểm. Áp lực cung tập trung vào nhóm phiếu nhỏ mang tính đầu cơ đã tăng nóng như PVT, TDH... và lan sang thị trường chung.

Khối lượng bán không nhỏ, tuy nhiên lực cầu bắt đáy khá tốt, thị trường chỉ giảm điểm nhẹ với khối lượng giao dịch vẫn duy trì ở mức cao. VN-Index dự báo điều chỉnh tích lũy quanh mốc 500 điểm vào đầu tuần giao dịch tới, trước khi trở lại xu hướng tăng điểm. Ngưỡng cản kỹ thuật gần nhất của thị trường là khoảng 513 điểm.

Chỉ số HNX-Index tiếp tục ghi nhận phiên giảm điểm khi tiến đến ngưỡng cản kỹ thuật 63 điểm và áp lực cung hàng bắt đáy từ đầu tuần về tài khoản. Mức độ giảm điểm thấp, khối lượng giao dịch vẫn duy trì ở mức khá cao vẫn cho tín hiệu tích cực về dòng tiền. Các chỉ báo kỹ thuật vẫn cho tín hiệu về xu hướng tăng điểm ngắn hạn. Chúng tôi duy trì quan điểm xu hướng tăng điểm của thị trường chưa kết thúc với ngưỡng cản kỹ thuật cần quan tâm là khoảng 63 điểm.

Trong giai đoạn điều chỉnh, dòng tiền dự báo sẽ quan tâm hơn đến nhóm cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt chưa tăng nhiều trong thời gian qua. Trong thời điểm hiện tại nhà đầu tư nên duy trì trạng thái và có thể xem xét tái cơ cấu danh mục theo hướng chuyển sang cổ phiếu cơ bản tốt.

 

Việc đầu cơ lướt sóng trở nên khá rủi ro

(CTCK FPT - FPTS)

Động thái mua ròng liên tiếp trong nhiều tuần qua của khối ngoại rõ ràng là yếu tố chính hỗ trợ tích cực cho tâm lý thị trường.

Tuần mới tiếp tục là tuần mua ròng lớn.

Trong hai quỹ ETF tại Việt Nam thì VNM (Vietnam Market Vector) là quỹ liên tục mua vào, trong khi FTSE Vietnam Index không thấy có biến động lớn.

Tuy nhiên, cùng với xu hướng hồi phục tại thị trường Mỹ, giá chứng chỉ của 2 quỹ này đã có sự tăng trưởng khá và bắt đầu có thể xảy ra khả năng chốt lời ngắn hạn, hệ quả trước mắt có thể dẫn đến việc các quỹ sẽ dừng mua thêm cổ phiếu trong danh mục tại Việt Nam. Do đó, diễn biến mua ròng của khối ngoại sẽ có ảnh hưởng nhất định đến diễn biến của hai chỉ số.

Ngoài ra, sau sóng hồi phục vừa qua mặt bằng giá cổ phiếu đã tăng lên đáng kể, đặc biệt là dòng tiền lướt sóng đang tạo ra những đợt tăng mạnh tại những cổ phiếu có mức giá thấp, dưới mệnh giá. Tuy nhiên, hướng đầu tư này sẽ không phù hợp với nhóm nhà đầu tư ngại rủi ro.

Trong diễn biến hiện nay, rõ ràng việc đầu cơ lướt sóng trở nên khá rủi ro. Các cổ phiếu có kết quả kinh doanh quý III khả quan đều đã có sự phản ánh vào giá, trong khi nhóm cổ phiếu bluechips cũng bắt đầu đứng giá.

Do đó, sự tích lũy lình xình của thị trường rất có thể xảy ra nếu thiếu các thông tin vĩ mô hỗ trợ. Chiến lược đầu tư phù hợp hiện nay sẽ hướng đến tích lũy cổ phiếu có cơ bản tốt khi giá rơi vào điều chỉnh hoặc chưa tăng trong đợt sóng hiện nay.

 Chứng khoán tuần mới: Tăng trở lại ảnh 4

Nên hạn chế các giao dịch ngắn hạn

(CTCK Dầu khí - PSI)

Chúng tôi cho rằng, trạng thái dao động của thị trường có khả năng sẽ tiếp diễn, VN-Index dao động trong khoảng 490 - 510 điểm, trong khi đó chúng tôi đánh giá xu hướng ngắn hạn của HNX-Index ở mức tích cực hơn với khoảng dao động 61 - 63 điểm theo chiều hướng tăng dần.

Mặc dù vậy, trong giai đoạn này, các nhóm cổ phiếu bluechips phổ biến có khả năng sẽ dao động không rõ xu hướng.

Sự sôi động tập trung mạnh hơn vào nhóm midcap và pennies, trong đó nhiều cổ phiếu đã tăng giá mạnh và xuất hiện rủi ro ngắn hạn. Chúng tôi cho rằng, nhà đầu tư nên hạn chế các giao dịch ngắn hạn trong giai đoạn này.

 

Sẽ có biến động nếu mốc 500 điểm bị đục thủng

(CTCK Đầu tư Việt Nam - IVS)

Sau khi vượt qua bước tường thành 500 điểm, tâm lý nhà đầu tư được giải tỏa và dòng tiền được đẩy mạnh vào thị trường, nhưng sức bật của chỉ số lại không như mong muốn.

Không những vậy, kể từ khi vượt được ngưỡng điểm quan trọng này, thị trường dường như lại mất đi sức mạnh, đôi khi cho nhà đầu tư cảm nhận vùng 500 điểm khá chông chênh và có thể mất bất cứ lúc nào.

Trong tuần ngưỡng 500 điểm đã bị thử thách mạnh ở nhiều phiên giao dịch và nếu không nhờ vào những cổ phiếu lớn như GAS hay VNM thì có lẽ sẽ khó có một tuần trọn vẹn.

Thời gian qua, chỉ số VN-Index đã nhiều lần tụt xuống dưới ngưỡng này nhưng cũng nhanh chóng tái chiếm lại một cách thành công.

Có thể lần này sẽ khác nếu như nhìn vào một số đặc điểm mà thị trường thể hiện trong giai đoạn gần đây. Nhìn lại lịch sử, đây là những yếu tố không thuân lợi và nếu như không bị bán mạnh thì thị trường cũng khó có thể bật tăng mạnh, điều mà thị trường chờ đợi từ lâu nay.

Chúng tôi vẫn nghiêng về khả năng thị trường có thể có biến động nếu như ngưỡng hỗ trợ 500 điểm bị đục thủng. Cho dù là vậy thì không phải cổ phiếu nào cũng giảm mà yếu tố rủi ro sẽ rơi vào nhóm cổ phiếu thị giá thấp tăng giá mạnh vừa qua.

>> Tự doanh CTCK mua ròng trở lại

>> Tuần qua, khối ngoại mua ròng gần 344 tỷ đồng

>> Phiên cuối tuần: Sợ sập bẫy

>> Tháng 11, TTCK sẽ lạc quan hơn